0
Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Thực trạng lập kế hoạch vốn lưu động tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 67 -67 )

phần Sông Đà 11

2.3.2.1. Loại hình kế hoạch tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Kế hoạch quán lý VLĐ được thực hiện tại Công ty cổ phần Sông đà 11 được dưa trên thời gian thực hiện trong đó mỗi bộ phận cấp quản lý sẽ phụ trách các kế hoạch khác nhau như sau:

Kế hoạch hàng năm là: kế hoạch trung hạn được Tổng giám đốc phê duyệt trong giai đoạn 3 năm từ 2017 – 2019.

2.3.2.2. Mục tiêu kế hoạch vốn lưu động tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Bộ máy tổ chức thực hiện kế hoạch tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 được thực hiện trên cơ sở các kế toán viên cập nhật các số liệu tài chính để bảo cáo kế toán trưởng từ đó kế toán trưởng sẽ có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp lại báo cáo cho giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính phải thiết lập được các mực tiêu, kế hoạch đảm bảo cấu trúc tài chính của công ty được ổn định rồi trình lên Tổng giám đốc ký và phê duyệt. Dựa trên trên cơ sở phân tích các số liệu của 4 hình thái kế toán để hiểu rõ hơn về thực trạng thực hiệc hiện kế hoạch của các kế toán viên nhằm phân tích báo cáo cho các cấp lãnh đạo trong Công ty.

Dựa trên trên cơ sở phân tích các số liệu giữa kế hoạch đề ra và thực tế thực hiện trên bảng 2.6 qua đó thấy được sự chênh lệch không lớn trong kế hoạch và thực tế ở các chi tiêu VLĐ (tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các phải phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho). Bảng đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ giai đoan 2017 – 2019 như sau:

Bảng 2.6: Mục tiêu kế hoạch VLĐ giai đoạn 2017 – 2019 ST T Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2019 Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % I Tổng vốn lưu động 405.620 432.600 6,7% 456.700 5,6% II Tiền và các khoản tương đương tiền 45.690 46.300 1,3% 166.000 258,5%

1 Tiền mặt 690 1.300 88,4% 1.000 -23,1%

2 Tiền gửi ngân hàng 45.000 45.000 0,0% 165.000 266,7%

III Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 18.830 14.000 -25,7% 11.500 -17,9%

1 Đầu tư ngắn hạn 19.500 18.000 -7,7% 17.500 -2,8%

2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (670) (4.000) 497,0% (6.000) 50,0%

IV Các khoản phải thu ngắn hạn 233.500 282.000 20,8% 233.500 -17,2%

1 Phải thu khách hàng 220.000 280.000 27,3% 210.000 -25,0%

2 Trả trước cho người bán 16.000 22.000 37,5% 20.000 -9,1%

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 12.500

4 Các khoản phải thu khác 4.000 22.000 450,0% 15.000 -31,8%

5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (6.500) (42.000) 546,2% (24.000) -42,9%

V Hàng tồn kho 107.600 90.300 -16,1% 45.700 -49,4%

1 Hàng mua đang trên đường 3.500 500 -85,7% -100,0%

2 Nguyên vật liệu 10.500 12.800 21,9% 5.500 -57,0%

3 Công cụ, dụng cụ 600 5.000 733,3% 200 -96,0%

4 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 93.000 72.000 -22,6% 40.000 -44,4%

Nguồn: Quyết định phê duyệt kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Trong đó:

Về tiền và các khoản tương đương tiền có sự tương đồng giữa trong năm 2017 và năm 2018 chỉ khoảng 1.3% tuy nhiên lại có sự tăng trưởng đột biến lên tới 258.5% trong năm 2019. Chênh lệch giữa tiền mặt năm 2017 và 2018 là cao khi lên kế hoạch 2018 cao hơn lên tới 88,4% so với năm 2017 do trong năm 2018 Công ty đã thu hồi số lượng lớn tiền mặt từ việc thanh lý bớt các khoản đầu tư ngắn hạn đã mang lại lợi nhuận tốt; lượng tiền mặt cũng có sự chênh lệch lớn khi ngược lại đà tăng là đà giảm trong năm 2019 với việc kế hoạch 2019 giảm tới 23.1% so với năm 2019, thực trạng này cũng phản ánh đúng khi mà lượng tiền mặt đột biến khi thanh lý các khoản đầu từ tài chính không được cao như năm 2018. Với tiền gửi ngân hàng trong giai đoạn 2017-2018 có sự tương đồng do Công ty vẫn đang trong quá

trình chuẩn bị đề có thể có lượng tiền mặt lớn năm 2019 dẫn tới tăng 266,7% lượng tiền mặt nhằm chuẩn bị cho việc đi tắt đón đầu khi đầu tư các dự án điện mặt trời để hưởng lợi từ giá điện ưu đãi của Chính phủ.

Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có sự giảm mạnh giữa kế hoạch các năm điều này cũng phù hợp với chính sách phát triển của Công ty trong các năm tiếp theo cụ thể giảm 25.7% trong giai đoạn 2017-2018 và giảm 17.9% trong giai đoạn 2018-2019. Cụ thế số liệu có sự chêch lệch lớn như vậy bởi việc tăng dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn do Công ty có kế hoạch giảm đầu tư ngắn hạn lên tăng dự phòng để trích lập rủi ro trong ngắn hạn với các khoản đầu tư đó, dự phòng giai đoạn 2017-2018 tăng đột biến 497% và sau giai đoạn tăng nóng đó thì vẫn có sự tăng mạnh lên tới 50% giai đoạn 2018-2019.

Với các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động 2 con số cả về chiều tăng và chiều giảm. Trong giai đoạn 2017-2018 tăng trưởng 20.8% và giảm tới 17.2% giai đoạn 2018-2019. Dựa trên sự đồng nhất về tăng trưởng kế hoạch và mức giảm kế hoạch, trong giai đoạn 2017-2018 các khoản phải thu và trả trước cho người bán đều tăng tương đương 27.3% và 37.5% cũng như giảm trong giai đoạn 2018-2019 tương đương 25% và 9.1%. Khoản phải thu nội bộ ngắn hạn duy nhất phát sinh năm 2019 là do khoản thanh lý tài sản giữa Công ty với các chi nhánh. Khoản phải thu khác và dự phòng giảm giá khó đòi đều tăng đột biến giữa kế hoạch 2017 với kế hoạch 2018 tương đương 450% và 546%, mức tăng trưởng kể trên phản ánh việc trong năm 2018 Công ty quyết toán rất nhiều hợp đồng xây lắp với EVN nhưng do vướng mắc về mặt pháp lý và trích lập cho các khoản phạt do vi phạm hợp đồng với EVN; ngược lại thì trong năm 2018 và 2019 thì khoản trên đã giảm ở mức 2 con số lần lượt là 31.8% và 42.9% cho thấy việc thu hồi được các khoản thu lớn và để lại lượng tiền trên tài khoản ngân hàng đã đẩy chỉ số tiền gửi tăng và các khoản phải thu giảm.

Về hàng tồn kho có sự giảm qua các năm cho thấy thực tế thay đổi về mô hình kinh doanh của Công ty là xây lắp các dự án điện với việc sử dụng vật tư ở trong công trình. Trong đó, chỉ tiêu về hàng mua trên đường giảm mạnh qua các năm, giảm 85.7% giai đoạn 2017-2018 và giảm 100% năm 2019. Việc nguyên vật

liệu, công cụ dụng cụ tăng cũng cho thấy tình hình sản xuất của Công ty với việc phải để lại lượng lớn năm 2018 nhằm thi công lại các hạng mục vi phạm hợp đồng với EVN để quyết toán các hợp đồng đã ký, sang tới năm 2019 thì 2 hạng mục trên đã giảm 57% và 96% cho thấy các chỉ tiêu đã quay lại đúng với định hướng của Công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh đúng nhất định hướng của Công ty khi giảm 22.4% và giảm gấp đôi lên tới 44.4% trong 1 năm sau.

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch vốn lưu động tại Công ty cổ

phần Sông Đà 11

2.3.3.1. Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Quản lý phụ trách tiền và các khoản tương đường tiền là kế toán viên sẽ thực hiện: Kiểm soát nguồn tiền của doanh nghiệp, đảm bảo sự an toàn về tài chính và đem lại hiệu quat cao nhất khi nhàn rỗi vì vậy kế toán phụ trách cần xác định đúng mức dự trữ tiền hợp lý để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Kiểm soát các tài khoản: 111,112,113; các chứng từ sử dụng (phiếu thu, phiếu chi,…); sổ sách sử dụng (sổ quỹ, sổ chi tiền mặt, các sổ kế toán tổng hợp).

Trong Công ty Cổ phần Sông Đà 11, kế toán phụ trách tiền và các khoản tương đương tiền sẽ phân tích các chỉ tiêu thông qua Bảng 2.7 nhằm đưa ra thực trạng kế toán quan lý tiền và các khoản tương đương tiền như sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền giai đoạn 2017-2019

Đvt: Triệu đồng

Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm 2019 tăng mạnh với 123,160 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 259.99%. Vốn bằng tiền tăng là do:

- Tiền mặt tại quỹ qua các năm 2018 tăng 669 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng là 94.63% sau đó giảm nhẹ vào năm 2019, giảm 262 triệu đồng tương ứng với 19.04%. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ cao hơn sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, nhưng có thể làm tăng chi phí sử dụng VLĐ do chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay bằng đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.

- Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn tiền mặt. Cụ thể cuối năm 2017 là 47,283 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98.53% trong tổng vốn bằng tiền, năm 2018 là 45,995 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97.10% và năm 2019 là 169,417 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99.35%.

Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không có tiền đang chuyển, điều này là rất tốt, Công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu lưu chuyển.Công ty cũng vận dụng một số các biện pháp nhằm tăng tốc độ thu hồi tiền mặt cụ thể như sau:

+ Việc giải quyết các thủ tục giấy tờ hành chính đã được tinh giảm một cách tối thiểu, mỗi bộ phận tự quản lí hoạt động của mình và báo cáo lại Ban giám đốc vào cuối mỗi tháng, hết một quý lại có cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Công ty.

+ Về phương thức thanh toán thì sử dụng hình thức chuyển tiền thông qua hệ thống Ngân hàng. Lợi ích của phương thức này là doanh nghiệp có thể fax báo cáo về Công ty và chuyển tiền vào tài khoản Công ty mở tại ngân hàng hay rút tiền tại Ngân hàng đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp thiết, đảm bảo thông suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Thông thường việc thanh toán tiền với các nhà cung cấp cũng thực hiện bằng việc trả chậm thông qua hệ thống ngân hàng. Công ty có gắng thuyết phục nhà cung cấp bán hàng theo phương thức trả chậm để tranh thủ sử dụng các khoản tiền vào các hoạt động đầu tư ngắn hạn khác.

Việc quản lý vốn bằng tiền chủ yếu là tiền gửi ngân hàng giúp Công ty quản lý được chặt chẽ lượng tiền thu chi, chống được thất thoát, thuận tiện trong việc thanh toán với khách hàng bằng chuyển khoản.

Mặc dù vậy vốn bằng tiền là loại tài sản có khả năng sinh lời thấp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà đồng tiền càng ngày càng mất giá thì việc dự trữ quá lớn vốn này là một bất lợi nhưng nếu dự trữ quá ít sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho Công ty.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Quản lý phụ trách các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là kế toán viên trong đó thực hiện: Kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư tài chính và giám đốc chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư tài chính cũng như các khoản doanh thu được hưởng do hoạt động đó mang lại, đồng thời xác định chính xác lợi nhuận của hoạt động tài chính. Kiểm soát tài khoản: 121.

Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty. Tài khoản này bao gồm bất cứ khoản đầu tư nào mà một công ty thực hiện với thời gian dưới 1 năm. Các khoản này gồm đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn .

Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản đầu tư ngắn hạn giai đoạn 2017-2019

Đvt: Triệu đồng

Qua Bảng 2.8, ta thấy năm 2018 đầu tư ngắn hạn giảm 1,703 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng là 8.75% và giữ nguyên đến cuối năm 2019 . Do năm 2017 công ty đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác như Công ty cổ phần thủy điện To Buông, Công ty cổ phần thủy điện Bát Đại Sơn và hoàn thành sát nhập với Công ty cổ phần Sông Đà 11 Thăng Long. Công ty có thể đủ sức đầu tư thặng dư tiền mặt vào cổ phiếu để tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc đem tiền mặt thặng dư đi gửi tiết kiệm.

Cùng với sự giảm trong đâu tư ngắn hạn, Công ty cũng tăng mức dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra. Năm 2018 tăng 3,758 triệu đồng tương ứng với 659.36% so với năm 2018, năm 2019 tăng 1,903 triệu đồng tương ứng với 50.63%. Điều này dẫn đến các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm qua các năm. Trong thời kỳ thị trường chứng khoán đi xuống và nền kinh tế gặp khó khăn, Công ty quản lý khoản đầu tư này tương đối hợp lý.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý khoản phải thu

Quản lý phụ trách các khoản phải thu khác là kế toán viên trong đó thực hiện: Kiểm soát tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán và bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp, ngoài ra còn phải giám sát để tính toán thiệt hại về nợ phải thu khó đòi sau khi trừ dự phòng đã trích lập. Kiểm soát tài khoản: 136,138.

Trong điều kiện hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng nhằm cạnh tranh và bán được nhiều sản phẩm. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng thì khoản phải thu càng có ý nghĩa trong cơ cấu VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến VLĐ mà còn tác động đến doanh thu bán hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy, tùy từng chính sách của Công ty ở từng thời kỳ, trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình hình các khoản phải thu của Công ty. Tình hình quản lý các khoản phải thu cũng được thể hiện qua Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản phải thu giai đoạn 2017-2019

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017-2019

Năm 2018 các khoản phải thu là 286,745 triệu đồng tăng so với đầu năm là 29,473 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11.85%, cho thấy trong năm qua, khoản vốn bị chiếm dụng của Công ty đã tăng lên. Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do:

- Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng, đây là khoản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của các khoản phải thu. Cụ thể, cuối năm 2018 các khoản phải thu khách hàng là 286,295 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99.84%; ở thời điểm đầu năm là 234,033 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94.07%. Khoản phải thu khách hàng cuối năm so với đầu năm đã tăng 52,262 triệu đồng tương ứng mức tăng 22.33% và tỷ trọng cũng tăng 5.77%.

Trong cơ cấu các khoản phải thu thì khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn như vậy xuất phát từ nguyên nhân: Trong quá trình thi công dự án của chủ đầu tư, Công ty sẽ tiến hành dựa trên nguồn lực và phần vốn tạm ứng từ phía đầu tư. Phần vốn chủ đầu tư tạm ứng thường nhỏ.

Khi hoàn thành hạng mục công trình và hồ sơ quyết toán chủ đầu tư sẽ tiến hành quyết toán cho Công ty nhưng do phía chủ đầu tư thường hay chậm quyết toán và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản phải ứng trước, chính điều này đã làm cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 67 -67 )

×