Là những nhân tố bên ngoài có sự tác động tổng thể, ảnh hưởng rộng đến toàn bộ nền kinh tế, và không thể khắc phục được hoàn toàn.
- Rủi ro kinh doanh: Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh như: hỏa hoạn, bão lũ, bệnh dịch…, có thể khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp; gây mất tài sản, mất vốn. Doanh nghiệp không thể khắc phục được hoàn toàn mà chỉ có thể tìm các biện pháp bảo hiểm để tránh được phần nào rủi ro.
- Lạm phát: do tác động của nền kinh tế có lạm phát làm cho thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có nhiều bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ.
- Lãi suất: Sự biến động về lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, tới khả năng lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh trên thị trường: Tùy thuộc vào việc sản phẩm của doanh nghiệp có thỏa mãn nhu cầu về chất lượng, giá cả mà quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó quyết định doanh thu tiêu thụ sản phẩm làm tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và như vậy chính là đã tác động đến hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng của doanh nghiệp.
- Các nhân tố khác: Các chính sách pháp lý, chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp như: Luật thuế, hệ thống luật pháp,… đều có thể mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức nhất định trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, sử dụng VLĐ và tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 GIAI ĐOẠN 2017 – 2019