Hạn chế trong quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 94 - 98)

Ngoài những ưu điểm kể trên, không thể không nói đến những hạn chế chủ quan của Công ty trong năm vừa qua làm ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng VLĐ, cụ thể:

a, Về bộ máy:

Do tổ chức theo chức năng nên thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các kế toán viên khi không có sự nhất quán, đồng nhất về báo cáo với lãnh đạo nhằm đề ra được

các mục tiêu và phương hướng hoạt động.

Chuyên môn hóa quá mức có thể tạo ra cách nhìn hạn hẹp với nhà quản lý đồng thời dễ dẫn tới đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của Công ty cho lãnh đạo cao nhất là Tổng giám đốc.

b, Về lập kế hoạch

Vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ. Cuối năm 2019, các khoản phải thu là 229,763 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50.07% tổng VLĐ, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty vì VLĐ bị chiếm dụng lớn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành xây dựng năm 2017 là 1.16. Tuy hệ số khả năng thanh toán của công ty cao hơn trung bình ngành nhưng chưa thực sự tốt so với một số doanh nghiệp khác như: Công ty Cổ phần Tasco– HUT là 2.72, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai - ASM là 2.31, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC - PTL là: 1.72.

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (52.03%) vào cuối năm 2019, điều này chứng tỏ Công ty chưa hướng tới một cơ cấu nguồn vốn an toàn, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn vì vay ngắn hạn thường có lãi suất cao, thời gian vay ngắn, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

c, Về tổ chức thực hiện kế hoạch

Việc thực hiện diễn ra theo sự tham mưu giữa các cấp bậc quản lý sẽ gây nguy cơ xói mòn quyền hạn trực tuyến, các cấp lãnh đạo dựa vào việc tham mưu sẽ quyên rằng bản thân cần góp ý, trợ giúp chứ không phải đưa ra mệnh lệnh có sẵn.

Thiếu trách nhiệm giữa các cấp tham mưu: Bộ phận kế toán viên chỉ đưa ra lời khuyên về quản lý VLĐ. Phó phòng kế toán và Kế toán trưởng cần đưa ra ý kiến, phải xem có chấp nhận lời khuyên đó hay không thành quyết đình của chính mình. Việc này rất dễ dẫn tới tình trạng đổ lỗi cho nhau.

d, Kiểm soát

Việc kiểm soát thông qua các chỉ số tài chính từ cấp bậc thấp dễ dẫn tới độ trễ thời gian. Các vấn để nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh không được kịp thời điều chỉnh và xử lý do không thể báo cáo trực tiếp ngay lập tức.

Ít có tác dụng nâng cao chất lượng trong quá trình hoạt đông: việc thông qua người kiểm soát cuối cùng rấy khó xác định và đánh giá chính xác các tác nhân trong quá trình quản lý VLĐ tại Công ty. Trong thực tế, nhiều trường hợp xảy ra Tổng giám đốc không thể chỉ chú trọng vào quản lý VLĐ mà còn phải tực thi kiểm soát trong nhiều hoạt động khác của Công ty vì vậy mà việc kiểm soát riêng quản lý VLĐ có thể sẽ cần rất nhiều thời gian thì các biện pháp điều chỉnh hay kiểm soát VLĐ mới có hiệu lực.

2.4.5. Nguyên nhân

2.4.5.1. Nguyên nhân thuộc về Công ty cổ phần Sông Đà 11

Vốn bị chiếm dụng:Các khoản phải thu cao một phần là do chính sách tín dụng thương mại mà Công ty áp dụng với các khách hàng, một phần là do các chủ đầu tư chỉ thanh toán theo đúng tiến độ đã ghi trong hợp đồng. Điều này dẫn tới vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Để tăng vòng quay các khoản phải thu này, Công ty cần chú trọng tới khâu tính toán cho chính sách tín dụng thương mại một cách hợp lý nhất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ công trình theo hợp đồng để nhanh chóng được các chủ đầu tư thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán: Do lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều, ngoài ra sự hạn chế trong kế hoạch ngân quỹ cũng là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của Công ty ở mức thấp. Mặc dù lượng dự trữ tiền mặt đã tăng lên vào thời điểm cuối năm nhưng vẫn còn ít ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Đòi hỏi vấn đề quản lý vốn bằng tiền cần có những biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ đến hạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.

Công ty cũng cần xem xét tới nguồn tài trợ VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ. Nguồn VLĐ thường xuyên của Công ty được đầu tư nhiều bằng nguồn tài trợ dài hạn. Điều này làm cho tình hình tài chính của Công ty lành mạnh hơn nhưng mô hình này làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của Công ty. Do vậy, Công ty cần có biện pháp xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, tránh tình trạng tính thừa, gây ra sự lãng phí vốn không cần thiết. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm qua là tăng, tuy nhiên tốc độ tăng còn khá khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.4.5.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài

Rủi ro kinh doanh:Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là của ngành xây lắp đã ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong tình trạng nền kinh tế hiện nay, nhiều dự án bị cắt giảm, kéo theo thị trường bị thu hẹp.

Lạm phát: do tác động của nền kinh tế có lạm phát làm cho thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có nhiều bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ.

Lãi suất: Tuy NHNN đã ra quyết định giảm lãi suất đầu vào không chỉ ở những kỳ hạn theo quy định lãi trên mà còn có cả các 6 tháng. Điều này khiến mặt bằng lãi suất huy động vốn đi xuống đáng kể so với giai đoạn trước, giúp các nhà băng giảm được chi phí vốn đầu vào. Ngược lại, lãi suất cho vay dường như chưa có dấu hiệu giảm như mong muốn của NHNN, ngoại trừ lãi suất dành cho các lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu vay vốn tăng cao, trong khi vốn đầu vào tăng chậm khiến cung cầu mất cân bằng, do đó giảm lãi suất cho vay dường như vẫn bất khả thi.

Các nhân tố khác: Thông tư 200 còn có sự khác biệt giữa chế độ kế toán và các tính toán của cơ quan thuế nên trong nhiều khoản mục dẫn tới sự lung túng của các cán bộ kê khai trong việc hạch toán sao cho có sự đồng nhất giữa chế độ kế toán hiện hành của doanh nghiệp và biên bản kê khai với cơ quan thuế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w