Mục tiêu quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 35)

1.2.2.1. Mục đích quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước bỏ ra để hình thành nên TSLĐ trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doah được diễn ra thường xuyên, liên tục. Quản lý vốn lưu động có thể được hiểu là quản lý số vốn tiền tệ hình thành nên TSLĐ, là sự tác động có mục đích vào VLĐ nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.

1.2.2.1. Mục tiêu quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động đóng một vai trò rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp, được coi như là điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh. Chính vì thế việc quản lý VLĐ hướng đến mục tiêu đảm bảo vốn cho công ty tiến hành hoạt động một cách bình thường và có đủ dòng tiền để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động sắp tới, đồng thời hướng đến tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Các nhà quản lý VLĐ luôn chú trọng đến quản lý VLĐ như một phần không thể thiếu trong định hướng phát triển của doanh nghiệp. Các kế hoạch về tình hình sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Thông qua việc tối ưu hóa lượng VLĐ, nhà quản lý VLĐ sẽ cải thiện được các chỉ tiêu về VLĐ bằng cách quản lý hiệu quả hơn các chỉ tiêu trên. Ngoài ra, quản lý VLĐ còn giúp cải thiện chất lượng sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu lãng phí và các chi phí khác, nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w