Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê biên soạn. Bộ sử được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1674 đời Lê Gia Tông thời Hậu Lê. Những sự kiện được ghi lại trong bộ sử này đã cung cấp cho tác giả nội dung những chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với võ quan và binh lính qua các triều đại Lý, Trần, Lê. Đây chính là những nội dung quan trọng làm cơ sở đối sánh chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội với các triều đại trước.
Đôn biên soạn viết theo thể kỷ truyện đầu tiên trong lịch sử sử học Việt Nam. Tuy hiện nay nội dung của bộ sử này không còn nguyên vẹn nhưng những nội dung của bộ sách đã cung cấp một tư liệu lớn có giá trị về lịch sử 100 năm dưới 10 đời vua triều Lê Sơ từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng (nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua). Trong đó, phần chí ghi chép các truyện về hậu phi, đế hệ, công thần và nghịch thần là những nội dung không được đề cập đến trong các bộ sử khác.
Kiến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành năm 1777. Đây là tập bút ký gồm 12 quyển hiện nay còn 8 quyển ghi chép về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ triều Lý đến triều Hậu Lê. Nội dung chính của các chí gồm: những lời răn dạy của một số nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, các lễ văn, những nhân vật đã làm bia và minh chuông, nhân vật tiết tháo, nhà sư, phê bình thơ văn, địa lý, sản vật và phong tục tập quán ở các địa phương. Nội dung quan trọng nhất liên quan đến luận án là những tư liệu về chế độ bổng lộc cho võ quan và binh lính dưới các triều Lý, Trần, Hậu Lê trong quyển 2 của bộ sách. Trong đó, chế độ ưu cấp đối với binh lính dưới thời Lê Trung Hưng được ghi chép một cách cụ thể và chi tiết. Đây chính là nguồn tham khảo quý giá của đề tài.
Phủ biên tạp lục là tập bút kí gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ XVI đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh , vào khoảng năm 1776. Phần C quyển 3 của Phủ biên tạp lục Lê Quý Đôn dành phần lớn nói về tổ chức quân đội, cách tuyển quân cũng như chính sách của chúa Nguyễn đối với binh lính vùng Thuận Quảng.
Đại Việt sử ký tiền biên là bộ sử biên niên do Ngô Thì Sĩ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính được khắc in năm 1800 dưới triều đại nhà Tây Sơn . Bộ sách chép lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến hết thời thuộc Minh . Phần bản kỉ từ nhà Đinh đến hết thuộc Minh là tài liệu liên quan trực tiếp khi đánh giá, so sánh chế độ lương bổng và trợ cấp của triều Nguyễn đối với binh lính với các triều đại trước.
Ngoài các bộ sử được các sử gia đời trước ghi chép và biên soạn, một số bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn nhưng nội dung biên chép về các triều đại trước Nguyễn cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài.