2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho
2.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
2.1.1.1. Các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc. Để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, yêu cầu bức thiết đối với các nước tư bản là tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường và nhân công lao động. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây đối với các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh nhằm biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác nhân công và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Bối cảnh này đặt các nước Á, Phi, Mĩ latinh trước thách thức tìm biện pháp để bảo vệ độc lập dân tộc chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra ở Châu Âu và Bắc Mĩ với những phát minh điện tử, sóng vô tuyến điện, chất phóng xạ, động cơ điện,…Sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã dần đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự; giao thông vận tải…Lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ giới hóa và tự động hóa vũ khí trang bị chiến tranh. Đây là vừa là cơ hội đồng thời vừa là thách thức đối với các quốc gia trong việc áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp vào phát triển kinh tế, củng cố anh ninh quốc phòng nhất là trong bối cảnh các nước phương Tây ứng dụng những thành tựu này trong công cuộc chạy đua vũ trang để xâm lược thuộc địa.
Châu Á và khu vực Đông Nam Á - nơi có sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào trở thành đối tượng nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ở châu Á, Ấn Độ, sau đó là Trung Quốc, đến giữa thế kỷ XIX đã bị chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược. Sau khi kí một số điều ước với Anh,
Pháp triều Mãn Thanh còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.
Đối với khu vực Đông Nam Á, từ rất sớm, các nước phương Tây đã đặt chân đến khu vực này để giao thương buôn bán, đồng thời biến một số nước ở khu vực thành thuộc địa. Trước thế kỷ XIX, Tây Ban Nha sau đó là Hà Lan, Anh và Pháp đã đặt chân đến một số nước ở Đông Nam Á. Từ thế kỷ XIX, nhu cầu thị trường đối với các nước tư bản tăng cao. Sau khi đặt nền thống trị lên các nước lớn, giàu tài nguyên của châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, các nước phương Tây tiêu biểu là Hà Lan, Anh, Pháp cạnh tranh quyết liệt ở Đông Nam Á. Do đó, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây là tất yếu. Việc các nước này có trở thành thuộc địa hay không tùy thuộc vào mỗi nước.
Thực tế, ngoại trừ Xiêm (Thái Lan) đến cuối thế kỷ XIX các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây: Indonexia trở thành thuộc địa của Hà Lan; Phillipin thành thuộc địa của Mĩ; Mianma và Malaixia là thuộc địa của Anh. Cũng giống như các nước trong khu vực, cùng với Lào và Campuchia, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX.
2.1.1.2. Quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á diễn ra phức tạp
Đến cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái. Trong khi đó, Xiêm lại vươn lên thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh, âm mưu bành trướng mở rộng lãnh thổ và bá quyền khu vực, ráo riết đẩy mạnh xâm lược Lào và Chân Lạp (Campuchia). Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh bại, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra vương triều Nguyễn. Nhà nước Đại Nam dưới thời vua Minh Mệnh trở thành một trong hai quốc gia phong kiến mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Sự lớn mạnh của hai quốc gia phong kiến Xiêm và Đại Nam cùng với các mối quan hệ của nó đã có tác động to lớn đối với khu vực. Hòa bình hay bất ổn ở khu vực Đông Nam Á lục địa thế kỷ XIX đều chịu sự chi phối của quan hệ Xiêm - Việt, hai nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Chân Lạp và Lào.
Trong 30 năm đầu thế kỷ XIX, mối quan hệ bang giao giữa Xiêm- Đại Nam nước nói chung tương đối tốt đẹp, hai nước cùng quan tâm đưa ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra giữa hai nước và trong khu vực. Mối
quan hệ tốt đẹp này đã tạo sự ổn định cho khu vực Đông Nam Á lục địa. Thời gian này, hai nước Xiêm - Đại Nam cùng đặt ảnh hưởng ở Chân lạp. Chân Lạp “thần phục kép” bằng con đường hòa bình. Chân Lạp để Xiêm đóng quân ở Bat-tam- bang, tránh xung đột bất lợi với Đại Nam. Đại Nam bảo hộ Chân Lạp, cố gắng giữ hòa hiếu với Xiêm La nhưng vẫn có sự phòng bị.
Sang đời vua Minh Mệnh và Rama III, mối bang giao Xiêm - Việt bắt đầu rạn nứt. Năm 1833, nhân cớ Lê Văn Khôi khởi nghĩa và cầu viện Xiêm chống lại triều Nguyễn với lời hứa sẽ chia rẽ Nam Kì. Xiêm nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để đánh bại và gạt ảnh hưởng của triều Nguyễn ở đất Chân Lạp. Vì thế, vua Rama III đã mang quân tiến đánh Chân Lạp và Đại Nam. Sau sự kiện này, hai nước chấm dứt quan hệ bang giao, bắt đầu thời kỳ xung đột và xảy chiến tranh giữa hai nước trên đất Chân Lạp.
Dưới triều vua Thiệu Trị, từ năm 1841 đến đầu năm 1845, Xiêm ảnh hưởng lớn tại Chân Lạp. Năm 1841, quân Nguyễn rút khỏi thành Trấn Tây (vùng đất lập triều Nguyễn lập ra năm 1835 trên vùng đất Chân Lạp). Năm 1845, Đại Nam giành lại ảnh hưởng số 1 tại Chân Lạp sau khi quân Nguyển chiếm lại Phnom Pênh. Tháng 9 năm 1845, cả ba nước đi đến đàm phán. Kết quả của cuộc đàm phán này Chân Lạp chịu sự bảo hộ của triều Nguyễn. Tháng 4 năm 1848, Ang Đuông lên ngôi vua Chân Lạp với sự chứng kiến của đại diện hai nước Xiêm, Đại Nam. Từ sau sự kiện này, quan hệ Việt Nam và Xiêm xung quanh vấn để Chân Lạp được xoa dịu. Một quốc gia Đông Nam Á lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của mối quan hệ Việt- Xiêm đó là Lào. Lào chia thành nhiều tiểu quốc trong đó một số tiểu quốc thì thần phục Đại Nam, một số tiểu quốc thì thần phục Xiêm La. Vào năm 1827, vua Lang Xạn nổi dậy chống Xiêm đồng thời sang cầu cứu vua Nguyễn. Lúc đầu Minh Mệnh không mang viện binh sang giúp Lào nhưng nhận thấy rằng nếu Xiêm chiếm Lào sẽ ảnh hưởng đến biên giới vùng Tây Bắc, nên vua Minh Mệnh đã cho quan binh mang thư sang trách nước Xiêm, mặt khác đem quân sang Lào. Xiêm muốn sự việc yên ổn nên đã rút quân về nước từ đó tình hình Lào được yên ổn.
Với những đặc điểm của tình hình thế giới và khu vực nêu trên cho thấy, việc củng cố và xây dựng một lực lượng quân đội mạnh là yêu cầu thiết yếu đối với các nước Á, Phi, Mĩ la tinh trong đó có nhà nước Đại Nam dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các vua triều Nguyễn cũng củng cố sức mạnh quốc gia trong đó có quân đội để
bảo hộ các nước Chân Lạp, Lào vừa vừa gây thanh thế đối với các thế lực đối lập như Xiêm. Việc xây dựng lực lượng quân đội mạnh trong đó chế độ đãi ngộ cho võ quan và binh lính nhằm đảm bảo độc lập dân tộc và uy thế của nhà nước Đại Nam là cần thiết.