Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 151 - 153)

Chế độ đãi ngộ là một trong những chính sách quan trọng trong việc xây dựng lực lượng quân đội dưới triều Nguyễn. Được xây dựng trên cơ sở kế thừa những chính sách đối với binh lính của các triều đại trước, các vị vua thời Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức đã hoàn thiện cho phù hợp với nền chính trị, tình hình xã hội và tiềm lực kinh tế của đất nước. Trong đó võ quan và binh lính là đối tượng luôn được được nhà nước quan tâm so với các thành phần khác trong xã hội. Kết quả lớn nhất của chính sách này là giúp vương triều Nguyễn quản lý đất nước, giữ được nền thống trị của vương triều.

Bên cạnh những giá trị tích cực, chế độ lương bổng của triều Nguyễn dành cho quân đội cũng không tránh khỏi những hạn chế như tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Trong chế độ đối đãi ngộ dành cho quân đội, luôn có sự chênh phân biệt lớn giữa võ quan và binh lính, giữa phẩm hàm cao và thấp, giữa nguồn gốc thường dân và quý tộc.

Chế độ đãi ngộ dành cho quân đội là nỗ lực lớn của vương triều Nguyễn nhằm xây dựng chỗ dựa và nền tảng quyền lực cho nhà nước quân chủ chuyên chế. Tuy nhiên, do khó khăn ngày càng lớn của tình hình tài chính, sự ưu ái của nhà nước dành cho quân đội thông qua chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp, khen thưởng...dần dần bộc lộ mặt trái trở thành gánh nặng cho nền kinh tế xã hội của quốc gia.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về chể độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân đội, tác giả luận án rút ra một số kết luận sau:

1. Chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đối với quân đội ra đời nhằm xây dựng một đội quân vững mạnh, đảm bảo sự ổn định chính trị của cho giai cấp cầm quyền. Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ khi họ Khúc xây dựng nền tự chủ đến Lý, Trần, Lê Sơ đã chứng minh rằng nền chính trị ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và văn hóa. Bên cạnh vai trò của vua là người cầm quyền quyết định mọi mặt của đất nước thì một trong những lực lượng giúp vua thực thi chính sách quản lý đất nước giữ vững sự ổn định (hoặc loạn lạc) của nền chính trị đó chính là quân đội. Do vậy, ý thức xây dựng một lực lượng quân đội mạnh và trung thành là yêu cầu thiết yếu của một quốc gia độc lập mà để có được điều đó thì việc đảm bảo đời sống của võ quan và binh lính cũng như sự động viên cả về vật chất và tinh thần của nhà nước đối với quân đội là việc làm đặc biệt quan trọng.

Khác với đánh giá trước đây cho rằng quân đội triều Nguyễn yếu kém lạc hậu, được xây dựng trên nền tảng của một vương triều khủng hoảng trầm trọng. Với những tư liệu cụ thể và khách quan và đáng tin cậy đã nêu, có thể thấy rằng so với các triều đại phong kiến trước, cùng với ý thức xây dựng nhà nước tập quyền triều Nguyễn rất có ý thức xây dựng một lực lượng quân đội chính quy vững mạnh để đảm bảo sự cầm quyền của dòng họ cũng như sự ổn định của quốc gia dân tộc. Điều này được minh chứng trước hết trong tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn. Vương triều Nguyễn đã xây dựng được một lực lượng quân đội đông tổ chức hoàn chỉnh hơn so với các vương triều trước với đầy đủ các lực lượng quân như bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Trong đó, sự phát triển đặc biệt về tổ chức và số lượng của Thủy quân của triều Nguyễn so với Thủy quân các triều đại trước cho thấy triều Nguyễn rất coi trọng việc bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển như nhận định của Nguyễn Tường Phượng (1950) [161; 86], Đỗ Văn Ninh (1993) [155; 60], Hoàng Lương (2016) [1153; 52]...

Nội dung của chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn qua các triều vua từ Gia Long đến Tự Đức ngày càng được hoàn thiện hơn so với các triều đại trước đó. Trên thực tế, định mức được ban cấp và các biện pháp nhằm trợ cấp đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã đảm bảo phần nào đời sống vật chất cho binh lính. Thực tế chính sách lương bổng và trợ cấp của võ quan đối với quân đội

triều Nguyễn không hoàn toàn giống như nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu khi cho rằng: Quân lính bị triều đình bạc đãi, võ quan bị triều đình xem rẻ. Trên thực tế, nguyên nhân thất bại của quân đội triều Nguyễn đối với thực dân Pháp bắt nguồn bắt nguồn từ sai lầm trong đường lối kháng chiến, sự thiếu quyết tâm kháng chiến của bộ phận lớn quan quân triều đình và sự thiếu chỗ dựa từ sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân.

Nguyên nhân thất bại của quân đội triều Nguyễn trước thực dân Pháp bắt nguồn từ tư duy chiến thuật vẫn còn theo binh pháp truyền thống, dù đã tiến bộ hơn thời kỳ trước nhưng trang bị vũ khí còn thô sơ và tư tưởng chủ hòa của vua quan phong kiến, sự thiếu chỗ dựa từ sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân đã ảnh hưởng tới quyết tâm kháng chiến đến cùng của triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w