2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho
5.3.2. Một số mặt trái của chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn dành cho quân độ
Quân lính đông cùng với sự ưu ái của nhà nước đối với quân lính là gánh nặng cho nền kinh tế đất nước.
lượng quân đội vững mạnh, đảm bảo cho sự ổn định chính trị của đất nước. So với các triều đại trước, chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn có sự kế thừa và hoàn thiện hơn về chế định và biện pháp thực hiện. Tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những chính sách đối với quân đội của triều Nguyễn cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Như đã trình bày ở chương 2, cùng với việc xây dựng một nhà nước có tính tập quyền chuyên chế, với cách tuyển quân 3 dân đinh lấy 1 lính, triều Nguyễn xây dựng cho mình bộ tổ chức quân đội đông đảo và tinh nhuệ. Song song với sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức quân đội là chế độ đãi ngộ nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính. Để đảm bảo lương thực duy trì số quân này thực sự là gánh nặng đối với nền kinh tế đất nước.
Thực tế, triều Nguyễn đã thực hiện việc chia ban nhằm giảm thiểu sự chi cấp của nhà nước cho quân đội nhưng chính sách này chỉ mang tính tức thời. Gánh nặng này bắt nguồn từ nhiều chính sách của nhà Nguyễn đối với quân đội, trong đó có chính sách lương điền được ban hành dưới thời vua Gia Long. Khi mới lập nước, với mục đích tịch thu ruộng đất của phe đối lập, quản lý diện tích công điền công thổ và đất bỏ hoang thì việc chia cấp ruộng công làm lương cho binh lính khá phù hợp.
Đến cuối thời Minh Mệnh, trước tình trạng khi ruộng đất công bị thu hẹp, ruộng đất tư ngày càng nhiều, triều đình phải tiến hành phép quân điền vào năm 1840 nhằm hạn chế sự mở rộng của ruộng đất tư. Chính sách ưu cấp cho binh lính dẫn đến hiện trạng ruộng lính chiếm đa số ruộng đất công. Điển hình là Bình Định, tỉnh đầu tiên vua Minh Mệnh cho tiến hành phép quân điền nhưng trước khi chia ruộng theo phép quân điền, nhà nước tiến hành chia ruộng cho binh lính theo định lệ lương điền ban hành năm 1836.
Theo định lệ này, mỗi binh lính sẽ được chia trung bình 8 sào ruộng. Trong khi đó theo tổng tính của tác giả Phan Phương Thảo trong Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định thì tổng diện tích đất công của tỉnh này năm 1839 khoảng 40.000 mẫu với số lính là 15.000 người. Do đó, ruộng lương điền của binh lính là 12.000 mẫu chiếm 33,3% (tức khoảng 1/3) tổng số ruộng công chưa kể ruộng khẩu phần mà binh lính được hưởng theo chính sách quân điền. Rõ ràng, việc duy trì mức lương điền cho một đội quân lớn trong khi đó ruộng công điền ngày càng bị thu hẹp đã trở thành gánh nặng đối với vương triều Nguyễn, gây ra gánh nặng đối với nền kinh tế đất nước, cho ngân khố quốc gia.
liên tiếp xảy ra. Theo thống kê trong Thực lục, từ năm 1803 đến năm 1873 triều Nguyễn có 49 lần bị thiên tai (Gia Long 12 lần, Minh Mệnh 16, Thiệu Trị 6 lần, Tự Đức 15 lần). Thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như năng suất cây trồng. Trong bối cảnh đó, những nỗ lực chi dùng tài chính để nuôi một đội quân lớn chiếm một phần không nhỏ trong ngân khố của quốc gia. Mặc dù không có con số cụ thể về sự tổng thu chi của nhà nước cho quân đội trong một thời gian cụ thể tuy nhiên có thể lấy việc nhà nước cấp cho thành Trấn Tây làm ví dụ điển hình.
Thành Trấn được vua Minh Mệnh sát nhập vào lãnh thổ Đại Nam năm Minh Mệnh thứ 15 (1835) từ vùng đất của người Chân Lạp. Trong 6 năm (từ 1835 đến 1841), triều Nguyễn phải huy động một số quân lớn để đánh dẹp sự nổi dậy của người Chân Lạp và âm mưu chiếm trấn Tây của quân Xiêm. Theo bản tấu của bộ Binh năm Minh Mệnh thứ 19 (1840) “các loại biền binh cần để lại đồn thú ở thành gồm 6137 người” [8; tờ 91 quyển số 68 ngày 19 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)]. Để nuôi số quân này, triều Nguyễn không chỉ cấp tiền và lương thực từ ngân khố của nhà nước mà còn huy động các tỉnh thành khác cung cấp nuôi quân lính đi trấn giữ ở thành Trấn Tây. Tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), theo bản tâu về việc cung cấp cho quân thành Trấn Tây của bộ Hộ, số lượng chi được ghi lại như sau: “cung cấp cho thân biền binh đinh được sai phái đi công vụ, cùng việc sửa chữa kho tàng và việc cung cấp cho các viên biền đã mất về chôn cất ở quê quán. Cộng với các khoản khoản đãi vào các ngày lễ tiết, cầu mưa, cầu an... Tính gộp cả lại từ năm thứ 15 đến năm thứ 19 là thời gian 5 năm này đã chi quá 5049 quan 7 mạch tiền 167 phương gạo…... Căn cứ các khoản hiện khai kiểm tra từng khoản, nhưng tiến tính gộp hơn 5238 quan 170 phương gạo. Trừ số trước sau chi quá là 5238 quan tiền 170 phương gạo như vậy số tiền còn lại chỉ có 20 văn” [9; tờ số 62 quyển 77, ngày 5 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)].
Ngoài ra, các tỉnh thành như Định Tường, Vĩnh Long, Long Tường phải cung cấp tiền gạo cho thành Trấn Tây. Cụ thể, tỉnh Định Tường “2 vạn phương gạo” [10; tờ 16 quyển 63 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)] và 6000 phương gạo [11; tờ 62 quyển 63 ngày 7 tháng 4 nhuận năm Minh Mệnh 19 (1838)], tỉnh Long Tường “rút ngay trong kho của tỉnh mỗi loại tiền ấy là 200 mai, cử người chuyển đến thành nhận tích trữ để chuẩn bị chi cấp khi cần. Nay thành ấy gửi tư yêu cầu, việc thực khẩn thiết. Tỉnh thần đã rút ngay 306 mai loại lớn và 94 mai loại nhỏ ngân tiền Phi Long trong kho để đủ 400 mai, cử chiến thuyền chở ngay giao cho thành ấy nhận trữ để đủ chi cấp khi cần. Phụng chỉ: Đã biết. Lại truyền cho tỉnh Định Tường
rút ra 206 mai loại lớn, 94 mai loại lớn ngân tiền Phi Long hiện đang giữ [12; tờ 47 tập 63 ngày 19 tháng 3 năm Minh Mệnh 19 (1838)], tỉnh Quảng Nam “tiền 1080 quan, gạo hơn 50 phương [13; tờ 330 quyển số 79 ngày 3 tháng 11 năm Minh Mệnh 21 (1840)]; tỉnh Vĩnh Long cũng nhiều lần phải vận chuyển gạo cung cấp cho thành Trấn Tây như bản tấu của quyền hộ Tổng đốc quan phòng Long Tường, Bố Chánh sứ Vĩnh Long Trương Văn Uyển: “Ngày 26 tháng Giêng năm nay nhận được tư văn của thành Trấn Tây trình bày: Trước đây thành ấy đã trù tính năm nay tư lấy 3 vạn phương lương thực của tỉnh thần chuyển giao cho tỉnh An Giang tích trữ để chuyển đến tỉnh ấy cho đủ dùng. Nay ngoài biên thành hạt ấy có biến, tư xin điều binh lính khá nhiều, đã tư cho tỉnh thần cử ngay chiến thuyền chuyển đến trước 1 hoặc 2 vạn phương lương thực giao cho tỉnh An Giang nhận tích trữ tiện chuyển đến thành để kịp cấp phát. Ngày 16 lại nhận được Thượng dụ do bộ Hộ cung lục: Truyền cho theo số chiến thuyền ở tỉnh có bao nhiêu chiếc nhanh chóng tu sửa cho vững chắc ngay, tất cả đều liệu số lính nhiều ít mà chở thêm quân nhu, pháo đạn, khí giới. Chúng thần đã xuất ngay thóc kho sức cho dân phu thuộc hạt xay thành gạo, phái cử chiến thuyền tiếp tục chuyển giao 2 nơi An Giang, Trấn Tây nhận tích trữ đủ để cấp phát. Số gạo cần dùng rất nhiều nên thuê dân xay. Cứ xay mỗi hộc thóc thành 1 phương gạo, xin nên chuẩn định thuê tiền công 20 văn, không giải quyết theo lệ trước” [14; tờ 34 quyển số 63 ngày 1 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)].
Chế độ đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn không thể ngăn chặn được tình trạng binh lính trốn khỏi quân ngũ
Tình trạng này càng tăng lên đặc biệt dưới triều vua Tự Đức. Mặc dù triều Nguyễn đã có những chính sách rất thiết thực nhằm đảm bảo đời cho võ quan và binh lính nhưng dưới triều Nguyễn, rất nhiều đơn vị quân (đặc biệt là các đơn vị quân ở địa phương) có số lượng binh lính ngày càng giảm sút. Một số đội vệ còn rất ít để duy trì số quân ngũ theo quy định buộc phải tuyển thêm hoặc tính cách giải thể hoặc sáp nhập. Biểu hiện này đã được phản ánh qua thống kê về số lượng quân qua các triều vua ở chương 2. Một số tài liệu châu bản cũng phản ánh tình trạng này. Ví dụ tờ 194 tập 58 ngày 28 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) Bộ binh tấu trình về việc tỉnh An Giang trình bày: “thuộc hạt lính trận lần lượt bỏ trốn và chết gồm 402 người, cho đốc thúc bổ sung đã đủ ngạch trong tuần tháng 6 năm nay có bổ sung lính thu bỏ trốn và chết ở Trấn Tây và Hà Tiên, mới tuyển gồm 65 người” [4; tờ 194 tập 58 ngày 28 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837)].
Ngay cả lính ở Kinh, vệ Tuyển phong là lực lượng được triều Nguyễn ưu ái đến thời vua Tự Đức cũng thiếu hụt binh lính. Vua Tự Đức đã “ lấy làm lạ hỏi rằng: Lính vệ Tuyển phong, tiền lương đã hậu, tiến thân lại nhanh, so với các quân khác là hậu hơn cả, sao không có người ứng tuyển, để đến nỗi thiếu ngạch” [ 95;224]
Để khắc phục tình trạng này, triều Nguyễn đã ban hành quy định thưởng phạt đối với những người mộ binh tùy theo số lượng nhiều ít mà võ quan tuyển mộ được. Tình trạng này được phản ánh rất rõ trong Hội điển nhất là dưới triều vua Tự Đức.
Bên cạnh đó dưới triều Nguyễn còn xảy ra tình trạng lính trốn triều đình cho quân đi bắt và phạt nặng: “Những lính trốn tự mùa xuân trước lần lượt bắt được, đã vâng chỉ, hễ trốn lần đầu đóng gông 2 tháng, hết hạn lại đánh 100 côn đỏ, giao về hàng ngũ cũ, lại do bộ ghi lấy họ tên, sau còn trốn sẽ chém ; trốn 2 lần thì phát vãng đi đất mới Trấn Ninh làm binh. Các lính trốn năm nay thì xin tư ngay cho các quan địa phương tìm bắt. Những tên bắt được thì xin theo nghiêm chỉ năm ấy tâu rõ để trừng phạt.” [91; 11-12].
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng thiếu binh lính trong quân ngũ, triều đình đã thực hiện biện pháp bắt lính. Đây là tình trạng chỉ diễn ra dưới triều Nguyễn. Trong Châu bản, biện pháp này không chỉ được nói tới dưới triều Tự Đức khi số lượng quân đội ngày càng giảm sút mà dưới thời Minh Mệnh, khi lực lượng quân đội đông nhất thì vẫn xảy ra tình trạng bắt lính để xung vào quân ngũ. Tờ 78 tập 79 ngày 21 tháng 10 năm Minh Mạng 21 theo lời tấu của bộ Binh về việc tỉnh Vĩnh Long vâng minh dụ của vua thúc bắt quân hương dũng đủ số 3000 quân cho đến Trấn Tây sai phái [33; tờ 78 tập 79 ngày 21 tháng 10 năm Minh Mạng 21 (1840)]. Quan lại địa phương thực hiện bắt đủ số binh lính mới được chi cấp lương. Ví dụ, Tờ 170 tập 10 ngày 18 tháng 2 năm Tự Đức 2 tấu về việc Tuần phủ Bình Định Lê Nguyên Trung làm theo yêu cầu của bộ Binh năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), cuối năm các Cai tổng, Phó tổng được giao nhiệm vụ thúc bắt lính cuối năm thống kê người nào đã đủ thì cho theo tháng tiếp tục cấp tiền, gạo. Năm Tự Đức thứ nhất (1848) các viên Cai tổng, Phó tổng thuộc các phủ huyện trong hạt trong năm ngoái thúc bắt lính đều thiếu, năm nay (1849) trong 3 tổng Xuân An, Trung Chính, Nhân Nghĩa , chỉ có tổng Trung Chính đã đủ, tổng Xuân An còn thiếu ít Cai tổng 2 tổng này nên chi cấp lương. Cai Nhân Nghĩa thiếu nhiều quân dừng cấp lương [55; Tờ 170 tập 10 ngày 18 tháng 2 năm Tự Đức 2 (1848)]
Ngoài ra, bên cạnh phong trào chống triều đình của nông dân và nhân dân vùng dân tộc thiểu số còn có cả phong trào của binh lính chống lại triều đình mà tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (1833-1835) ở Nam Kỳ. Lý giải nguyên nhân này, có ý kiến cho rằng do quy định về số năm tại ngũ của cả võ quan và binh lính quá dài, hoặc các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục dẫn đến việc võ quan và binh lính không có thời gian nghỉ ngơi. Một mặt nào đó tình trạng lính bỏ trốn khỏi quân ngũ chứng tỏ sự bất ổn của tình hình chính trị cũng như những chính sách của nhà nước đối với binh lính trên thực tế vẫn còn ít nhiều hạn chế ảnh hưởng đến tinh thần của họ.
Nhiều chính sách của chế độ đãi ngộ còn mang tính nhất thời
Thông thường chế độ của nhà nước được hiểu là những quy định được ghi thành văn bản, được nhà nước ban hành và thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, ngoại trừ một số chính sách như; lương cho võ quan được triều Nguyễn ban hành trong chế độ chung dành cho quan lại, quân điền cho binh lính và một vài chế độ trợ cấp với chiến sĩ trận thương, trận vong được ban hành đầu triều Nguyễn, dưới thời vua Gia Long, hầu hết các chính sách được bổ sung ở các đời vua sau có những chính sách đến triều Minh Mệnh, thậm chí triều Tự Đức mới được ban hành.
Nhiều định lệ ban hành không phải từ sự bàn bạc hay quyết sách của nhà vua mà xuất phát từ việc vua ban cấp cho một đối tượng rồi từ đó theo lệ thi hành. Từ thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức các vị vua nhà Nguyễn đã rất nhiều lần thực hiện ban thưởng cho quan binh có công đánh dẹp các cuộc nổi dậy và chống giặc ngoại xâm nhưng không quy chuẩn thành định lệ về định mức thưởng phạt. Ngay cả chế độ phụ cấp cho binh lính đi sai phái cũng không có quy định rõ ràng mà triều đình thường dựa vào trường hợp tương tự đã ban cấp để áp dụng cho những trường hợp sau. Tài liệu Châu bản còn chép về việc bộ Hộ tâu lên vua Minh Mệnh trường hợp ở tỉnh Quảng Trị: “Tập tâu của tỉnh Quảng Trị trình bầy việc các tên Trần Văn Hòa, Đào Văn Sự nguyên là lính lần này được về tỉnh sai phái, việc được cấp tiền, gạo bao nhiêu chưa có lệ định. Vâng kiểm tra thấy năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) nguyên có các tên Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hiến, Võ Văn Thuyên về tỉnh sai phái đều được cấp hàng tháng tiền 1 quan, gạo 1 phương. Nay bọn Trần Văn Hòa cũng xin cấp lương ăn như vậy để đủ chi dùng. Bộ thần xét thấy các tên về tỉnh sai phái việc cấp tiền, gạo hàng tháng vẫn chưa định thành lệ. Vâng kiểm tra thấy bọn Nguyễn Văn Huyên năm trước về tỉnh Quảng Trị chịu sai phái và bọn Nguyễn Văn Tuấn gồm 52 tên năm nay được phái giao đến Trấn Tây sai phái đều được cấp mỗi tháng 1 quan tiền và 1 phương gạo. Nay tỉnh đó dựa theo năm trước đã làm trình xin chi cấp nghĩ nên chuẩn cho theo y đã xin. Cung nghĩ phụng chỉ: Chuẩn y lời xin” [52; tờ143 quyển 13 ngày 17 tháng 3 năm Thiệu Trị 1 (1841)].
Điều này, một mặt phản ánh sự linh hoạt nhất định trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ cho quân đội, mặt khác, cũng cho thấy tính nhất thời, thậm chí thiếu khả thi trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ dành cho võ quan và binh lính triều Nguyễn mà cơ sở sâu xa là khả năng chi dùng ngân sách ngày càng khó khăn, eo hẹp của vương triều Nguyễn.
Tổ chức quân đội hoàn bị, lực lượng quân đông, chế độ đãi ngộ đối với quân đội toàn diện hơn các triều đại trước nhưng quân đội triều Nguyễn vẫn không ngăn nổi những cuộc đấu tranh nổ ra liên tục và khắp mọi miền tổ quốc của các tầng lớp nhân dân. Theo Phan Huy Lê trong Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 3, trong thời gian từ 1802 đến 1884 có khoảng 450 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình (Gia Long 73 cuộc, Minh Mệnh 234 cuộc, Thiệu Trị 58 cuộc và Tự Đức khoảng 100 cuộc). Ngay từ khi vương triều lập ra, nhân dân khắp Bắc kỳ đã nổi lên chống đối triều đình. Quân đội dưới thời Minh Mệnh đông về số lượng, hoàn chỉnh