2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho
2.2.2. Cơ cấu, tổ chức
2.2.2.1. Cơ cấu của bộ Binh
Trong hệ thống hành chính của triều Nguyễn, bộ Binh là một trong 6 bộ (lục bộ), đây là cơ quan chuyên trách công tác binh bị nói chung được thành lập từ thời vua Gia Long. Trách nhiệm của bộ Binh gồm: quản lý ngạch võ quan; tuyển mộ binh lính; huấn luyện quân; trang bị cho binh sĩ, điều động quân đi canh phòng đồn trú và đánh dẹp; tổ chức phòng thủ đồng thời chịu trách nhiệm quản lý kho súng, kho thuốc súng và công tác bưu chính. Dưới thời Tự Đức tổ chức của bộ Binh như sau:
Phụ trách các cơ quan của bộ Binh là các quan được xếp theo phẩm hàm cao thấp tùy theo vị trí phụ trách cụ thể như sau
Bảng 2.1. Các chức quan và phẩm hàm của bộ Binh dưới triều Nguyễn
Cơ quan Võ quan Phẩm trật Số lượng
Bộ Thượng ThưTả, Hữu tham tri Chánh nhị phẩm Tòng nhị phẩm 12 Tả, Hữu Thị lang Chánh Tam phẩm 2
Ty Lang trung Tòng tứ phẩm 1
Viên ngoại Chánh ngũ phẩm 1
Chủ sự Chánh lục phẩm 1
Tư vụ Chánh thất phẩm 1(2)
Thư lại Chánh bát phẩm hoặc
Chánh cửu phẩm Ty Võ Tuyển: 3Ty kinh kì: 3 Ty trực tỉnh 2 Ty Khảo công 2
2.2.2.2. Tổ chức lực lượng ở trung ương
Tổ chức quân đội Trung ương bao gồm 5 cấp theo thứ tự cao thấp như sau: Doanh ->Vệ -> Đội -> Thập -> Ngũ.
Chỉ huy các đơn vị quân Trung ương gồm các võ quan hàm từ Chánh nhị phẩm đến Tòng ngũ phẩm, riêng 2 cấp Thập và Ngũ chỉ huy các đơn vị quân này chưa được xếp vào ngạch võ quan. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Tổ chức một Doanh của quân đội triều Nguyễn
Đơn vị quân Người chỉ huy Phẩm trật Số lượng
Doanh Đô thống Chánh nhị phẩm 1
Vệ Vệ úy Chánh tam phẩm 1
Đội Cai đội Tòng ngũ phẩm 1
Thập Suất thập 1
Ngũ Ngũ trưởng 1
[Nguồn: 69; 18, 23, 24]
Riêng với Võ quan là Cai đội đứng đầu đơn vị Đội quân ở Trung ương, tùy theo đơn vị tại ngũ mà có phẩm trật lớn nhỏ khác nhau: Ở các đội Trung hầu, Nội hầu, Cẩm y, Thị trung tả-hữu dực phẩm trật cao nhất trong chức danh Cai đội là Tòng Tứ phẩm. Đối với các đội quân của Cấm binh và Tinh binh như: Thần Cơ, Tiền Phong, Long Vũ, Hổ Oai, Nội Hầu, Kỳ Võ, Dực Vũ, Thượng Trà, Tài Thụ. Nội Thủy, Phấn Dực, Kinh kị, Phi kỵ, Thần Sách, Hộ Lăng Cai đội thấp hơn 1 bậc là Chánh ngũ phẩm. Cai đội ở các đội như Giám Thành, Võng Thành trật Tòng Ngũ phẩm.
2.2.2.3. Tổ chức lực lượng ở địa phương
Tổ chức lực lượng quân đội các địa phương được tổ chức thành 5 cấp tương đương với quân ở Kinh thành gồm: Liên cơ->Cơ-> Đội-> Thập-> Ngũ
Trong đó Liên cơ chỉ có ở những tỉnh lớn. Cấp Vệ tương đương với cấp Cơ ở Kinh thành được tổ chức ở các tỉnh vừa và nhỏ. Quan chỉ huy các đơn vị quân ở địa phương gồm: Đề đốc (đứng đầu một Liên cơ), Lãnh binh (đứng đầu một cơ/vệ), Cai đội (đứng đầu một đội), Suất thập (đứng đầu một thập), Ngũ trưởng (đứng đầu một ngũ).
Cai đội ở các Đội quân ở địa phương phẩm trật thấp hơn Cai đội phẩm trật thấp nhất ở Trung ương 1 bậc.
Hệ thống võ quan được biên chế ở các cấp với tên gọi và phẩm trật từ cao xuống thấp. Phẩm trật của võ quan ở trung ương và địa phương có sự chênh lệch
trong cùng một cấp. Theo đó cấp Doanh ở Kinh đô võ quan chỉ huy phẩm trật là Chánh nhị phẩm, trong khi đó cấp tương đương là Liên cơ ở địa phương thấp hơn 2 bậc là Chánh tam phẩm, ở cấp thứ 2 quan chỉ huy ở địa phương kém ở trung ương 1 bậc. Điều đó cho thấy triều đình coi trọng vai trò của võ quan cũng như lực lượng quân của nhà nước ở Kinh thành. Đây chính là lực lượng tin cậy nhất của nhà vua trong việc xây dựng, củng cố và phát triển vương triều.