Phụ cấp cho binh lính đi làm nhiệm vụ lao động sản xuất

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 105 - 121)

2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho

4.1.2.2. Phụ cấp cho binh lính đi làm nhiệm vụ lao động sản xuất

Dưới thời Nguyễn, ngoài lực lượng quân chủ lực có nhiệm vụ chiến đấu, binh lính còn là lực lượng tham gia vào các hoạt động sản xuất và kiến thiết đất nước như: xây dựng cung điện thành quách, vận tải hàng hóa, hộ giá cho nhà vua và hoàng tộc, đắp đê, làm thủy lợi và khai hoang. Việc ban cấp này ít được quy chuẩn thành định lệ. Chế độ phụ cấp này phần lớn dựa trên đối tượng và nhiệm vụ cụ thể.

Về định lệ chi cấp, năm Gia Long thứ 2 (1803), triều đình định lệ cấp tiền lương tháng cho các biền binh Thanh Nghệ hộ giá theo hầu vua [89; 575]. Ngoài ra, đến năm Tự Đức năm thứ nhất [1847], nhà Nguyễn đặt định lệ cấp tiền cho biền binh ở thuyền chuyên chở hàng hóa về Kinh và từ Kinh đi các tỉnh. Trong đó các tỉnh xa Kinh đô binh lính được ưu tiên hơn. Triều đình quy định,“các tỉnh ở Nam

Kỳ mỗi tên 1 quan 5 tiền; các tỉnh ở Bắc Kỳ và Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hoá mỗi tên 1 quan; các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam mỗi tên 5 tiền” [95; 111].

Ngoài ban cấp theo định lệ, triều Nguyễn thực hiện ban cấp dựa theo nhiệm vụ và công việc của binh lính.

Đối với binh lính vận tải hàng hóa, trước khi đặt định lệ trợ cấp tiền cho biền binh ở thuyền chở hàng hóa ở Kinh và các tỉnh như dưới triều vua Tự Đức thì từ thời vua Gia Long nhà nước đã thực hiện chi cấp thêm tiền cho binh lính đi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Năm Gia Long năm thứ 4 (1805), biền binh chở đồ vật công về kinh không phân biệt địa phương xuất phát“mỗi người được cấp 3 tháng lương” [89; 637). Minh Mệnh thứ 2 (1821), nhà nước“cấp thêm tiền gạo cho thủy quân chở của công và sản vật ở địa phương mà cả 2 chiều đều có hàng hóa thì cấp 1 tháng lương, chỉ chở 2 chiều thì cấp 1 nửa”[90; 203].

Sau khi ban hành định mức thống nhất trợ cấp cho binh lính đi vận tải hàng hóa, năm Tự Đức thứ 21 (1868), triều Nguyễn ban cấp thêm tiền cho binh lính làm nhiệm vụ này. Trong đó, Quản suất được tăng thêm 1 phần ba tiền lương; binh lính cấp thêm cho mỗi người hàng tháng đủ 2 quan. Những binh lính vận tải lương thực cho quân đội được ưu tiên hơn những binh lính vận chuyển khác. Cụ thể:“Quyền quản mỗi tháng cấp cho 4 quan tiền, suất đội và tổng lý tháng cấp cho 3 quan 5 tiền, hương binh tháng cấp cho 3 quan tiền, còn gạo thì mỗi người đều được 1 phương” [95; 1263].

Bên cạnh đó, binh lính là lực lượng có vai trò quan trọng tham gia vào công việc kiến thiết đất nước như xây dựng cung điện, thành quách. Ngoài ban cấp lương bổng, binh lính cũng được triều đình ban cấp thêm tiền gạo. Định mức ban cấp không thống nhất giữa các thời điểm và giữa các lực lượng. Dưới thời vua Thiệu Trị, theo bản tấu ngày 1 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), nhà nước còn ban cấp tiền gạo theo ngày cho binh lính hạ ban vận chuyển đất để bồi đắp nền xây dựng phủ đệ mới ở phường Vĩnh An (Kinh đô Huế), theo đó “Quan bộ binh đã trích giữ lại 650 biền binh hạ ban đến phường đó vận chuyển đất bồi đắp, từ ngày mồng 1 đến mồng 3 hạn trong 3 ngày việc xong thì cho về nghỉ. Bộ thần xem xét số biền binh này là lính hạ ban, theo lệ không chi lương bổng. Nay vâng trích giữ lại làm việc về lý nên theo ngày cấp phát tiền gạo mỗi người mỗi ngày 20 triêvăn tiền, 1 bát gạo hết hạn thì thôi. Châu phê: Cấp cho 105 quan tiền” [37; tờ 123 quyển 35 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846)].

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính khi ốm

Đối với binh lính bị ốm, năm Gia Long thứ 11 (1812) triều Nguyễn quy định các địa phương phải lập các trại Dưỡng tế, mỗi sở lấy lương y sở tại, thay nhau ứng trực mỗi phiên 1, 2 người để chữa bệnh cho binh lính. Kinh phí do địa phương chi cấp. Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), nhà vua ban dụ:“Không phân biệt là binh hay dân, nếu gặp ai mắc bệnh nguy khốn ở dọc đường, thì đòi quan sở tại phải tạm chăm sóc nuôi dưỡng, rồi hỏi xem người bệnh, nếu là binh lính thì trình bộ Binh báo cho viên cai quản đưa về điều trị” [99; lời dụ số 6, trang 28].

Năm Gia Long thứ 11 (1812), triều Nguyễn quy định binh lính đi sai phái bị ốm (bệnh binh) nhà nước giao cho các sở dưỡng tế điều dưỡng. Lính ở Thanh Hóa đi sai phái ở Kinh thì giao cho địa phương. Đối với binh lính ở Kinh, từ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) quan Giám thành mỗi ngày phải đi kiểm tra nếu có lính ốm thì phải đem về điều trị. Với những vùng biên giới, quan địa phương phải mang thêm thuốc men, sinh y “đặt nhiều phương pháp chữa bệnh” cho binh lính [69; 566]. Quy định này được vua Minh Mệnh thực hiện từ năm 1821.

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính trận thương

Trợ cấp đối với binh lính bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ là một việc làm thiết thực của nhà nước đảm bảo về sức khỏe, đời sống vật chất cũng như tinh thần cho binh sĩ. Chế độ trợ cấp này được triều Nguyễn ban hành thành định lệ dưới triều Minh Mệnh. Đối với binh lính trong Kinh bị trận thương, nhà nước ban cấp với 3 trường hợp: đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân bị thương được ban hành năm Minh Mệnh thứ 8 (1827)); đi dẹp thổ phỉ bị thương năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) và khi đi đánh giặc ở Nam Kỳ bị thương với mức ban thưởng khác nhau.

Đối với lính đi đánh dẹp ở Nam Kỳ, tùy theo mức độ bị thương mà được trợ cấp: bị thương nhẹ 2 quan, bị thương nặng 5 quan, chết trận thưởng 2 lạng bạc [91; 642]. Riêng những người đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy của nông dân, nhà nước quy định: lính 5 quan, dân phu thủ hạ bị thương cấp 3 quan [90; 573].

Ngoài quân đội chính quy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều Nguyễn còn ban hành chế độ khen thưởng đối với quan quân của các cơ hương dũng bị thương khi đi đánh dẹp. Mức khen thưởng dựa trên chế độ khen thưởng của quân lính trong Kinh. Trong đó thổ dũng bị thương mức thưởng bằng với thủ hạ [92; 601].

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính trận vong

Binh lính trận vong được triều Nguyễn tổ chức tế lễ. Tự Đức năm thứ 8 (1855), triều đình tế lễ cho quan binh chết trận vì bão ở bờ biển gồm Suất đội đội Tuần hải ở

Quảng Yên và 13 viên danh biền binh đều chết đuối do bão đánh chìm, Tự Đức năm thứ 10 (1857), triều đình cấp tuất gấp đôi và sai tế một tuần cho 41 biền binh tỉnh Biên Hoà chết do gặp bão trên đường chở hàng hóa về Kinh.

Ngoài ra, triều Nguyễn còn thực hiện trợ cấp cho thân nhân gồm cha mẹ, vợ con binh lính. Dưới triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức ban hành một số ưu đãi đối với cha mẹ (ông bà) của binh lính đặc biệt là binh lính trận vong. Tự Đức năm thứ 18 (1865), vua đặt định lệ giảm trừ thời gian đi lính đối với bố và anh của những người chết trận không có không có con, em, cháu (gọi bằng chú, bác), nếu là lính thì trừ 4 năm, là dõng thì trừ 3 năm [95; 955] . Tự Đức năm thứ 25 (1872), triều đình cấp tiền cho ông bà, cha mẹ của binh dõng chết trận và khi đi vận tải đường biển ốm chết, chết đuối. Nếu thân nhân còn sống mỗi tháng cấp cho 1 quan tiền, 1 phương gạo, đến khi những người này chết thì nhà nước ban cấp cho: bố mẹ thì được cấp tiền 5 quan nửa tấm vải, ông bà thì được cấp tiền 3 quan, nửa tấm vải [95; 1357]. Tự Đức năm thứ 34 (1881), các binh dõng chết trận, người nào nhà có cha mẹ tuổi 60 trở lên, không có người nuôi nấng thì được triều đình chiểu lệ cấp dưỡng.

-Chế độ trợ cấp đối với binh lính bị nạn gió

Dưới triều Nguyễn, đường biển là một trong những con đường vận tải chính. Không chỉ có binh dân mà quân đội triều Nguyễn là một lực lượng không nhỏ tham gia vận tải bằng đường biển. Việc đi trên biển những thời điểm mưa bão, nhất là trên vùng biển miền Trung dẫn đến những tai nạn chìm tàu binh lính bị chết đuối. Ngay từ triều vua Gia Long, triều đình đã ban hành những chính sách trợ cấp cho họ. Năm Gia Long thứ 2 (1803), triều đình ban cấp tiền tuất cho 500 quân Thần Sách đi vận tải chết ở biển Thanh Hóa [69; 583]. Năm Gia Long thứ 14 (1815), triều đình ban hành định lệ, binh lính bị nạn gió, không kể còn hay mất binh đinh được 10 quan [69; 584].

4.2.3. Chế độ khen thưởng

4.2.3.1. Khen thưởng đối với binh lính đi làm nhiệm vụ quân sự và bang giao

-Khen thưởng đối với binh lính làm nhiệm vụ canh phòng và đi sứ

Việc binh lính sai phái đi đóng giữ các địa phương trở thành hoạt động thường xuyên dưới triều Nguyễn. Quân lính thường làm nhiệm vụ chia theo phiên. Việc ban thưởng cho lính canh phòng phổ biến là thưởng chung cho quân làm nhiệm vụ ở một địa phương.

giữ vùng biên giới, nhất là những tiền đồn ven biển.

Dưới triều Minh Mệnh, nhà vua đã ban hành hai định lệ về chế độ khen thưởng cho quân lính ở Kinh đi đóng ở các tiền đồn và Thủy quân ở Kinh đi làm nhiệm vụ ở Bắc Thành và các đồn ven biển Nam Định.

Cụ thể như sau: Minh Mệnh năm thứ 18 (1837), triều Nguyễn ban hành định lệ thưởng cho các vệ lính ở Kinh đi đóng ở các tiền đồn. Trong đó quy định:“vệ nào khí giới hoàn hảo, binh đinh trốn thiếu ít, các vệ đi đóng ở miền Nam, đường sá xa xôi, thì quản vệ được thưởng gia 1 cấp, suất đội kỷ lục 2 thứ, tự quản vệ đến binh đinh đều thưởng tiền lương 1 tháng rưỡi; các vệ đi đóng ở miền Bắc, đường sá hơi gần, thì quản vệ kỷ lục 2 thứ, suất đội kỷ lục 1 thứ, tự quản vệ đến binh đinh đều thưởng tiền lương 1 tháng, nếu có thêm việc vận tải của công và có công cán khác được thanh thỏa thì lại thưởng riêng” [93; 113]; Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), triều Nguyễn ban hành chế độ thưởng cho thủy quân dinh Thần cơ ở Kinh đi thú Bắc Thành và đồn thuỷ ở Nam Định mỗi người 1 tháng tiền lương, 1 bộ quần áo.

Ngoài những đội binh được thưởng theo định lệ, triều Nguyễn còn ban thưởng đột xuất cho binh lính ở các đơn vị quân khác đi đóng giữ ở cửa biển, ví dụ: Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), triều đình thưởng cho biền binh đóng giữ đài Trấn Hải (cửa biển Thuận An) 100 quan tiền.

Tự Đức năm thứ 26 (1873), triều đình ban thưởng số lượng lớn cho binh lính coi giữ pháo đài, canh giữ các đồn ở cửa biển của các vệ Cấm binh: hộ vệ 924 người, tiền 1.386 quan; binh đinh 8.311 người, tiền theo số người mỗi người 1 quan [95; 1421].

Đối với binh lính đi sứ hay lính vận chuyển thư tín ở các trạm binh, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), triều Nguyễn đã ban hành định lệ thưởng cho binh lính hoàn thành công việc nhanh hay chậm cho lính trạm từ Gia Định và Bắc Thành đến Kinh. Nội dung ban hành như sau:“Thành Gia Định, việc rất khẩn 9 ngày đến Kinh, thưởng tiền 6 quan, không tới 9 ngày mà đến thì thưởng thêm 3 quan; việc khẩn vừa đi 10 ngày đến thì thưởng tiền 4 quan. Bắc Thành việc rất khẩn đi 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng tiền 4 quan; đi không tới 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng thêm 2 quan; việc khẩn vừa đi 5 ngày đến thì thưởng tiền 3 quan” [90; 42]. Ngoài ra, dựa trên số lượng công việc nhiều hay ít mà lính trạm được triều đình ban thưởng.

-Thưởng công đối vơi binh lính tham gia chiến trận

Dưới triều Nguyễn, binh lính được khen thưởng khi tham gia chiến trận với hai nhiệm vụ chủ yếu là tham gia đánh dẹp các cuộc nổi dậy và chống ngoại xâm

Long đến Tự Đức thường xuyên thưởng công cho binh lính (trong đó nhiều nhất là dưới thời vua Minh Mệnh). Việc khen thưởng của vua Minh Mệnh cho binh lính được thực hiện nhiều nhất vào các năm: Minh Mệnh thứ 14 (1833), Minh Mệnh thứ 15 (1834) và Minh Mệnh thứ 16 (1835).

Hình thức ban thưởng cho binh lính gồm 2 hình thức chủ yếu: đặt định lệ hoặc ban thưởng sau mỗi trận đánh.

Về định lệ ban thưởng, năm Gia Long thứ 11 (1813), triều đình đặt định lệ thưởng cho những người có công bắt và báo quan bọn cướp bóc của cải của nhân dân cả trên thủy và trên bộ với định mức cao thấp khác nhau dựa trên mức độ quan trọng của họ trong toán cướp. Cụ thể bắt đầu đảng thưởng 100 quan tiền; bắt được đồ đảng từ 1 tên đến 10 tên thưởng 50 quan tiền, nếu có công báo chỉ cho quan bắt được tên đầu đảng hoặc tên đồ đảng thưởng 50 quan tiền [69; 453].

Đến năm Tự Đức thứ 21 (1868), triều Nguyễn ban hành định mức thưởng đối với quân lính đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở biên giới. Tùy theo công trạng là bắt, bắn hay chém được viên đầu mục hay lính mà có mức ban thưởng khác nhau: Bắt hay chém được đầu mục thưởng 12 quan; lính thưởng 7 quan; Bắn chết được đầu mục thưởng 5 quan, lính thưởng 1 quan; Trường hợp đuổi chặn, bắt, giết được không phải là ở chiến trường thì chiểu hạng thưởng một nửa. Duy chém được thủ lĩnh cuộc nổi dậy, chờ xin quyết định [95; 1145].

Điều đặc biệt trong chính sách khen thưởng cho binh lính của triều Nguyễn là ban hành là việc treo thưởng cho binh lính khi đi đánh trận. Định mức ban thưởng tùy theo quy mô của cuộc khởi nghĩa.

Dưới triều Minh Mệnh, nhà vua 2 lần ban hành treo thưởng cho binh lính vào các năm Minh Mệnh năm thứ 14 (1833) vua dụ thưởng cho quan binh có kế sách hay đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ nếu lấy được thành trì được thưởng nghìn vàng, Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), vua treo thưởng cho quân bắt và giết những tướng lĩnh trong cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân ở Thái Nguyên. Định mức như sau: chém được Nông Văn Vân thưởng 1000 lạng bạc và cho làm quan tứ phẩm; bắt hoặc chém được các tướng lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa thưởng cho 200 lạng bạc và cho làm quan thất phẩm, bắt hoặc chém được đầu mục thì chiếu theo cấp bậc cao thấp mà phân biệt ban thưởng [92; 333- 334].

Dưới thời Thiệu Trị, năm 1842, nhà vua treo thưởng chém đầu những nghĩa quân người Man ở vùng biên giới. Mức khen thưởng tùy theo vai trò của đầu mục đó trong cuộc nổi dậy. Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) nhà vua đặt định lệ khen thưởng

đối với quan binh đi đẹp Trấn Tây và thành Vĩnh Long. Mức thưởng gồm: Bắt chém được đầu mục là Chất Tri trừ số đã định ban thưởng 100 lạng bạc, 1000 quan tiền ở nơi trú quân ra binh lính còn được thưởng thêm 100 lạng bạc, 500 quan tiền và tặng hàm quan ngũ phẩm [69; 457].

Bên cạnh hình thức treo thưởng, các vua triều Nguyễn còn thực hiện nhiều hình thức thưởng công. Phổ biến nhất là thưởng ngay sau khi quân lính đi đánh trận trở về với hai hình thức ban thưởng: thưởng chung cho toàn bộ binh lính hoặc thưởng riêng. Ngoài ra, triều Nguyễn còn tập hợp nhiều công trạng để thưởng công một lần.

Việc thưởng công cho binh sĩ được triều đình thực thi ngay sau khi tham gia mỗi trận đánh với hình thức và định mức khác nhau. Hình thức nhiều nhất là ban thưởng chung cho binh sĩ có công tham gia (hoặc đánh thắng) ở 1 địa phương hoặc một trận đánh. Mức cao nhất là 6000 quan tiền (năm 1816, vua Gia Long ban thưởng cho biền binh đi đánh cuộc nổi dậy của người Man ở Thạch Bích, Quảng Ngãi); Mức thấp hơn khoảng 2000 quan tiền như Minh Mệnh năm thứ 14 (1823)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 105 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w