2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho
4.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho binh lính
Quân đội triều Nguyễn là đội quân chính quy đông đảo, trong đó binh lính làm nhiệm vụ chiến đấu chiếm đa số. Nhận thấy vai trò quan trọng của binh lính trong quân đội và mong muốn xây dựng một lực lượng quân đội chính quy vững mạnh, các vua từ Gia Long đến Tự Đức đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính. Cũng như võ quan, lương của binh lính được nhà nước ban cấp bằng tiền gạo và ruộng đất.
4.1.1.Chế độ lương cho binh lính tại ngũ
- Chế độ lương bằng tiền, gạo
Chế độ ban cấp lương cho binh lính bằng tiền gạo là chế độ quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn lương thực hàng ngày cho binh lính. Dưới triều vua Gia Long, lương của binh lính trên toàn quốc vẫn giữ nguyên định mức ban hành từ trước năm 1802, mỗi tháng được cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo. Mức lương này về sau vẫn là mức lương cơ bản của binh lính triều Nguyễn. Tuy nhiên, tùy theo tính chất công việc và vai trò của mỗi đơn vị quân mà nhà nước có sự điều chỉnh định mức lương tăng lên hoặc giảm đi.
Nhằm ổn định tình hình chính trị và kiểm soát vùng đất mới dưới sự quản lý của vua Lê - chúa Trịnh và vương triều Tây Sơn trước kia, ngay từ năm 1803, triều Nguyễn đã đặt định lệ lương bổng cho quân lính ở Bắc Thành dựa trên thời điểm tham gia quân ngũ. Theo đó, mức lương cho binh lính ở Bắc thành được chia ra làm 3 hạng: hạng nhất là những người làm việc từ năm Mậu Thân đến năm Giáp Dần; hạng nhì từ năm Ất Mão đến Canh Thân; hạng ba từ năm Tân Dậu đến Quý Hợi.
Dựa trên 3 thứ hạng này, triều Nguyễn định mức tiền gạo ban cấp theo tháng cho binh lính trong đó có sự khác nhau giữa quân chính quy (các quân ở kinh thành phục vụ cho vua, triều đình trung ương) và thuộc binh (phục vụ ở phủ đệ của quan lại và ông hoàng bà chúa). Theo đó, trong cùng một hạng thì ruộng của Thuộc binh thấp hơn ruộng của binh lính chính quy. Cụ thể như sau: Đội trưởng, biện lại các quân và binh lính: hạng nhất 2 quan tiền, 2 phương gạo, hạng nhì 1 quan 5 tiền, 1 phương 15 bát gạo, hạng ba tiền 1 quan, gạo 1 phương; Đội trưởng thuộc binh lạc tòng và binh lính: hạng nhất 2 quan tiền 1 phương 15 bát gạo. hạng nhỉ 1 quan 15 tiền; 1 phương 7 bát gạo; hạng ba 1 quan tiền, 1 phương gạo [89; 576- 579].
Ngoài ra, vào năm này vua Gia Long còn ban hành chế độ lương bổng cho binh lính người Xiêm thành 2 hạng cũ và mới tính từ năm Canh Thân (1800) về trước và năm Tân Dậu (1801) về sau: Hạng cũ cai đội lương tháng tiền 3 quan, gạo 3 phương, phó đội tiền 2 quan, gạo 2 phương, binh lính tiền 1 quan 5 tiền, gạo 1 phương 15 bát; hạng mới thống binh lương tháng tiền 2 quan, gạo 2 phương, cai đội tiền 1 quan 5 tiền, gạo 1 phương 15 bát, phó đội và binh lính đều tiền 1 quan, gạo 1 phương; Thuộc kiên quân và tượng quân thì tiểu mục, thuộc binh, lương tháng đều mỗi người gạo 1 phương; Lính kho mỗi tháng cấp gạo 15 bát) [89; 576-579].
Với quân lính ở các địa phương, vua Gia Long đặt định lệ ban cấp cho một số vệ đội lính mộ ở Bắc Thành:
Tháng 7, Năm Gia Long thứ 7 (1808) định lệ cấp lương hàng tháng cho lính mộ ở Bắc Thành đặc biệt là đối với người theo làm việc công ở thành trấn được sai khiến đi đóng giữ ở các đồn bảo.
Định mức cụ thể là:
+ Quyền sai cai đội mỗi tháng tiền1 quan 5 tiền, gạo 1 phương 15 bát; + Từ đội trưởng đến binh lính, thì tiền 1 quan, gạo 1 phương [89; 735].
Tháng 6, Gia Long năm thứ 9 (1810), triều Nguyễn ban hành chế độ cấp lương tháng cho 2 cơ lính mộ Tả Hùng và Hữu Hùng ở Bắc Thành gồm hơn 600 người (không ghi định mức cụ thể) [89; 785].
Dưới thời Minh Mệnh, nhà vua ban hành chế độ tiền lương cho một số đơn vị đồng thời điều chỉnh mức lương của một số đội vệ trong Kinh tùy theo số lượng công việc cũng như xuất thân của binh lính. Cụ thể như sau: Minh Mệnh năm thứ 2 (1821), nhà Nguyễn định lệ lương một tháng cho Tượng binh (gồm lính Kinh tượng và lính Tượng cơ các địa phương) trên cơ sở lấy số voi và voi đực hay voi cái mà tính suất lương của lính. Đến năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), nhà Nguyễn đổi định việc trả lương cho tượng binh dựa trên độ tuổi của lính trong đó có cả các Tiểu mục tuổi dưới 18 với số lương thấp hơn lương của lính đủ tuổi. Cụ thể, lính 18 tuổi trở lên mỗi tháng được triều đình ban cấp 1 quan tiền 1 phương gạo; tiểu mục từ 12 đến 15 tuổi mỗi tháng được 5 tiền, 15 bát gạo, từ 16 đến 17 tuổi mỗi tháng được cấp 5 tiền và 1 phương gạo[90; 653].
Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), triều Nguyễn thống nhất thực hiện việc ban cấp lương cho quân lính dựa trên ngạch binh: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Trong đó, ngạch Thân binh được nhận mức lương cao hơn các ngạch binh khác, trong ngạch Thân binh cao nhất là lính Hộ vệ Loan giá là lính xuất thân từ những
người trong Tôn thất. Mỗi người lính được cấp một tháng tiền 2 quan 5 tiền, gạo 2 phương 15 đấu, thấp nhất là lính các đội giết thịt kiếm củi 1 phương gạo/tháng. Số lính còn lại chiếm đa số vẫn nhận được mức lương như binh lính thời kỳ trước, mỗi người lính một tháng nhận được tiền 1 quan, gạo 1 phương.
Bảng 4.1. Lương lính ở Kinh ban hành năm Minh Mệnh thứ 10 (1829)
STT Ngạch Ngạch quân Các đơn vị Hạng Định mức Tiền (quan tiền) Gạo (phương: đấu: phân) 1 Thânbinh Loan Giá Hạng nhất 2:5 2:15 Hạng nhì 1:5 1:15 Hạng ba 1:5 1:15 Loan Nghi Hạng nhất 1:5 1:15 Hạng nhì 1:5 1 Hạng ba 1 1 Cẩm Y 1:5 1:7:5 2 Cấm binh Đại Thuyền Hạng nhất 3 2 Hạng nhì 2:5 1:15 Hạng 3 2 1 Không dự hạng 1 1
Thị trung, Thị Nội, Thần Cơ,
Tiền Phong, Long Vũ 1 1
Hổ Oai 1:5 1
Thị Tượng, Thượng Trà 1 1
Kim thương, Ngân Thương
(Long Thao Hổ Lược) 0:5 1
3
Tinh binh
Thự Thanh Bình,
Võng Thành Giám Thành, Phấn Dực, Giám Thành, Hộ Lăng, Kiêu
kỵ, Thượng Tứ, Hòa Thanh 1 1
Ty Lý Thiện, quân các Dực 0:5 1
Đội giết thịt, kiếm củi 1
[Nguồn: 67; 442]
Trong Tinh binh, binh lính thuộc Thự Thanh Bình được hưởng mức lương không đồng đều. Lương của binh lính được chia thành nhiều mức dựa trên nhiệm vụ và trách nhiệm được giao. Trong đó, 1 người được mỗi tháng tiền 2 quan, gạo 2 phương; 6 người mỗi tháng được tiền 1 quan, gạo 1 phương; số còn lại 100 người nhận mức lương thấp nhất của Tinh binh là mỗi tháng chỉ được 1 phương gạo.
Ngoài ra, dưới thời Minh Mệnh, nhà vua còn thực hiện chế độ ban cấp cho lính thợ ở kinh và lính là tù nhân mỗi tháng tiền 5 tiền và 1 phương gạo [91; 297]. Đồng thời, vua Minh Mệnh cũng điều chỉnh mức lương đối với những đội quân ít việc. Năm Minh Mệnh thứ 7 (1836), triều đình wuy định lính ở thự Hòa Thanh (đội nhạc binh) số gạo cấp vẫn giữ lệ cũ (1 phương gạo) trong khi tiền chỉ được 5 tiền. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), do lính 3 đội 1, 2, 3 thự Thanh Bình công việc ít nên mỗi người một tháng chỉ được cấp 1 phương gạo; đội Ngư Hộ (đội cung ứng làm việc vặt) ngừng cấp lương tiền gạo rồi cho về quê, khi có việc sai phái thì tính theo ngày để cấp lương.
Dưới thời vua Thiệu Trị, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) triều đình đã định lệ lương cho vệ Kim Ngô (mới lập) nhận lương bằng đội Cẩm Y, điều chỉnh định mức lương của lính vệ Thủ Hộ ở ngạch Thân binh. Trong đó quy định: “Vệ thủ hộ về trung vệ và 2 đội 7, 8 ở tiền vệ: gạo 1 phương; các đội 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: gạo 1 phương, tiền 5 tiền; 2 đội 1, 2 ở tả vệ: 5 tiền, gạo 1 phương; từ đội 3 đến đội 10: 1 phương gạo; vệ hữu lính đương ban: 5 tiền, gạo 1 phương” [67; 443].
Thiệu Trị năm thứ 4 (1844), vua cấp lương cho vệ Long Thuyền (thuộc Cấm binh) giống như mức lương của đội Kim Ngô “gồm 10 đội, hợp thành 1 vệ đều lấy biền binh Thuỷ sư chọn bổ vào. Vậy tiền, gạo, lương tháng của biền binh vệ ấy nên chăng chiểu theo lệ của Kim Ngô, Cẩm Y mà thưởng cấp, do bề trên xét” [36; tờ 47 quyển 40 Thiệu Trị năm thứ 4 (1844)].
Dưới thời vua Tự Đức, chế độ lương tiền của một số đội quân như đội Tuyển Phong của Thân binh và một số vệ đội của Cấm binh được điều chỉnh tăng thêm. Năm Tự Đức năm 4 (1851), triều đình quy định cấp thêm lương cho lính Tuyển Phong và dinh các quân sung làm lính Tuyển Phong mỗi tháng cứ 4 người thêm 1 phương gạo. Lính vệ Cẩm Y, Kim Ngô ngoài lệ lương mỗi tháng; cấp thêm tiền 1 quan 5 tiền, gạo 1 phương, rồi lại cấp thêm cứ 3 người 1 phương gạo nữa [67; 443]. Năm Tự Đức thứ 9 (1856), nhà nước thống nhất tiền lương cho lính Thủ hộ quê ở Thừa Thiên cùng những lính quê ở Quảng Nam (cận tiệm với Kinh đô) mỗi người 1 phương gạo; những người ở huyện Tống Sơn, mỗi người một tháng tiền 5 tiền, gạo một phương [95; 480].
Đối với Cấm binh, năm Tự Đức thứ 34 (1881), triều Nguyễn tăng tiền lương cho mỗi binh lính thuộc doanh Vũ Lâm, các bảo, Thuỷ Sư, Kinh Tượng, Thượng Tứ, Kỳ Võ mỗi tháng 1 quan; lính đội Long thuyền mỗi binh lính được cấp thêm 5 tiền. Những người lính thuộc các Doanh, Vệ trên tổng mỗi tháng được nhận 2 quan tiền lương.
Bên cạnh những chính sách tiền lương cho binh lính ở Kinh, năm Tự Đức thứ 32 [1879], triều đình ban hành chế độ lương theo tháng cho các đội quân là lính mộ trên dưới 100 người ở các tỉnh Bắc kỳ khi làm nhiệm vụ canh phòng hoặc sai phái. Định mức ban cấp được quy định cụ thể như sau:
Bảng 4.2. Lương của lính mộ Bắc kỳ ban hành năm Tự Đức thứ 32 (1879)
Địa phương Công việc Quan binh
Định mức ban cấp
Tiền
(quan:tiền) (phương)Gạo Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng
Canh phòng trong hạt Đầu mục 2
Binh dõng 1 1
Sai phái đánh dẹp trong hạt, canh phòng hạt khác Đầu mục 2:5 Binh dõng 2 Phái đi đánh dẹp ở hạt khác Đầu mục 4 Binh dõng 3 Các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh Canh phòng và vận tải ở trong hạt đầu mục 1:5 Binh dõng 2 Đánh dẹp các ở trong hạt Đầu mục 2 Binh dõng 1:5
Phái đi canh phòng, vận tải, đánh dẹp ở thượng du,
Đầu mục 2
Binh dõng 1:5
[Nguồn: 96; 439]
Có thể thấy trong chế độ ban cấp lương tiền gạo cho binh lính triều Gia Long đặc biệt là triều Minh Mệnh, Thân binh là ngạch binh được coi trọng và được hưởng lương cao nhất. Nguyên nhân đây là bộ phận xuất thân từ Hoàng tộc, trực tiếp bảo vệ cho vua và Kinh thành ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị trong nước. Lính thân binh cũng là lực lượng tinh nhuệ và khỏe mạnh do đó luôn nhận được sự ưu ái của nhà nước.
Về thể lệ cấp phát lương cho binh lính, năm Gia Long năm thứ 11 (1812), triều đình yêu cầu cho quân lính đầu năm phải làm sổ lương. Minh Mệnh năm thứ 4 (1823), nhà nước định rõ ngày phát lương cho mỗi quân lính. Đồng thời triều đình cũng quy định, tùy theo lương nhiều hay ít, binh lính sẽ được chủ thủ (người phát lương) phát cho số thẻ theo quy định gọi là phương quan (lương 1.000 phương đến 700 thì phát cho 5 cái phương, từ 600 đến 400 thì phát 3 cái phương, từ 300 đến 200 thì phát 2 cái phương, từ 100 trở xuống thì phát 1 cái phương) [90; 260]. Đến ngày phát lương binh lính làm đơn trình lên, rồi được nhận theo số thứ tự được phát ghi trên thẻ, không được lĩnh sang ngày khác.
Sang năm Tự Đức thứ 24 (1871), nhà nước đổi định lệ làm đơn lĩnh lương bổng. Thay vì mỗi binh lính làm đơn lĩnh riêng thì triều đình quy định đến kì lĩnh lương tất cả quân lính đóng trong ở một địa phương làm chung một đơn được phân chia theo mức lương bổng được lĩnh, tăng giảm so với tháng trước rồi đưa lên lĩnh chung [95; 1284].
Như vậy, khác với võ quan, lĩnh lương theo quý, binh lính nhận lương mỗi tháng một lần nhằm đảm bảo tiền và lương thực thường xuyên cho binh lính đồng thời giảm tải cho cho việc vận chuyển và phân phối quân lương của nhà nước. Việc định ngày lĩnh lương cho từng đội quân giúp việc lĩnh lương nhanh gọn, không ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ khi đi sai phái như quy định lĩnh lương chung được ban hành năm 1874.
- Chế độ lương điền
Lương điền là lương cấp bằng ruộng ở quê nhà để nuôi cha mẹ, vợ con binh lính. Lương điền được cấp nhiều ít khác nhau tùy hạng lính. Do vậy, dưới triều Nguyễn mỗi người lính tại ngũ thì thân nhân tại quê nhà vừa được chia ruộng khẩu phần (chiếu theo lệ quân quân điền), vừa được cấp lương điền.
Nhằm ổn định tình hình chính trị, ngay khi lập nước, năm Gia Long thứ 1 (1802) triều Nguyễn đã định lệ ruộng khẩu phần cho quan quân dinh Quảng Đức (tên gọi kinh đô Huế lúc đó) và quân lính ở Bắc Thành. Đối với quân dinh Quảng Đức, ngoài ruộng khẩu phần, quân đi theo việc binh hoặc bị thương trở về thì mỗi người được cấp 1 mẫu ruộng.
Đối với lính Bắc Thành, nhà nước ra định lệ:“Nếu trong xã có ruộng đất công, thì cho chiếu cấp khẩu phần, ruộng nương và đất bãi chiếm riêng ngoài lệ đều cấm” [89; 522]. Gia Long năm thứ 3 (1804), triều Nguyễn thi hành việc quân cấp công điền công thổ trên toàn quốc. Theo đó binh lính các vệ đội, thuyền thuộc quân Cấm binh và Tinh binh ở ở Kinh thành theo định mức từ 9 phần đến 7 phần
Biểu đồ 4.1. Khẩu phần ruộng đất của các ngạch Cấm binh và Tinh binh năm Gia Long thứ 3 ( 1804)
[Nguồn: 89; 599]
Loại ruộng đất thứ 2 mà binh lính được chia cấp dưới triều Gia Long là lương điền. Loại ruộng này được chia theo hạng lính được ban hành tháng 9 năm Gia Long thứ 8 (1809). Theo định lệ này lương điền của binh lính được chia thành 3 hạng, cụ thể như sau:
STT Hạng Đội quân Địnhmức
1 Nhất
Mười vệ Thị trung, 9 đội thuyền (Trung Hầu, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu), ba đội Chấn Uy (nhất, nhị, tam), các đội của vệ Nội Trực, các đội của đội Tiểu Sai, đội Thị Trà, đội Loan Nghi, ba đội Tả vệ, Hữu vệ, Nội hoàng kiếm, mười đội của vệ Chấn Dực Nội thủy, ba vệ Thị tượng, các đội Nội Mã, Tả Mã, Hữu Mã, Tư Thiện, Thị Hành, Thị Nội, Trung Cần thị nội, Nội Cần thị nội, Nội Sai, Ngoại Trù, Tân Nhị.
1 mẫu
2 Nhì
Quân Thần sách, Trung dinh vệ Long võ; Tiền dinh vệ Ban trực tiền, Tả dinh vệ Ban trực tả, Hữu dinh vệ Ban trực hữu, Hậu dinh vệ Ban trực hậu, năm cơ Thủy quân, năm đội Kiên thủy.
9 sào
3 Ba
Trung quân (hai vệ Trung bảo nhất, nhị). Tiền quân (hai vệ Tiền bảo nhất nhị),Tả quân (hai vệ Tả bảo nhất, nhị), Hữu quân (hai vệ Hữu bảo nhất, nhị), Hậu quân (hai vệ Hậu bảo nhất, nhị), quân Thần võ (hai vệ Võ bảo nhất, nhị), quân Chấn võ (hai vệ Chấn bảo nhất, nhị), Tượng quân, hai vệ Hùng Cự (nhất, nhị) các cơ của Tượng quân; Trường thọ cùng hai đội Thị trà, đội Thủ Kiệu nhất, đội Phiên Như Nội; cơ Kiên Thuận, các đội Cửu Dực; Trung quân, năm đội Trung sai; Tiền quân, năm đội Tiền sai; Tả quân, năm đội Tả sai; Hữu quân, năm đội Hữu sai; Hậu quân, năm đội Hậu sai, ba đội Kiên dũng; Tượng quân, năm đội Hùng sai; sáu bộ các đội thuộc Kiên
8 sào
[Nguồn: 89; 757]
Từ biểu đồ 4.1 và bảng 4.3 dưới triều vua Gia Long, một người lính cả ruộng quân điền và lương điền theo định lệ được tối đa là 1 mẫu và tối thiểu là 8 sào chưa kể khẩu phần ruộng theo chính sách quân điền. Tùy theo thực tế ruộng đất của mỗi làng xã, ruộng khẩu phần theo phép quân điền của binh lính nhận được có thể ít