Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự quân tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với quân độ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 132 - 135)

2. Vấn đề đãi ngộ cho quân đội dưới triều Nguyễn đã được đề cập ở một số nội dung: định chế về thưởng phạt, cách tính và việc chi trả lương bổng cho

5.2.2. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự quân tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với quân độ

Nguyễn đối với quân đội

Sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với quân đội được thể hiện trước hết trong chính sách ban thưởng và trợ cấp dành cho võ quan và binh lính có công đối với vương triều. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thực hiện chính sách ưu cấp cho các công thần.

Công thần dưới triều Nguyễn gồm: trung thần Vọng Các, công thần trung hưng và công thần khai quốc. Đây chính là những người cùng chúa Nguyễn Ánh chịu nhiều gian khổ khi phải lánh nạn sang Xiêm cũng như sát cánh cùng chúa Nguyễn Ánh lật đổ chính quyền Tây Sơn giành lại quyền làm chủ đất nước cho dòng họ Nguyễn. Khi lấy giành được vương quyền, lập nước, bộ phận quan binh này nếu không tiếp tục trong quân ngũ thì được các vua từ Gia Long đến Minh Mệnh ban hành những chính sách trợ cấp và ban thưởng ưu hậu.

Chính sách này bao gồm trợ cấp tiền bạc theo định lệ, cho lập thuộc binh và một số trường hợp có công trạng đặc biệt được ban cấp riêng. Những chính sách

này không chỉ đảm bảo đời sống cho võ quan và binh lính mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà Nguyễn đối với những người có công khai dựng vương triều.

Dưới thời Minh Mệnh, không chỉ đối với võ quan mà binh lính cũng được nhà nước quan tâm trong đó có vấn đề về lương điền. Khi ruộng đất công bị thu hẹp, để quản lý ruộng đất cũng như chống lại nạn ẩn lậu ruộng đất của địa chủ, triều đình thực hiện chia lại ruộng đất, định mức lương điền của các thành phần khác trong xã hội thay đổi nhưng định mức ruộng khẩu phần của binh lính vẫn không thay đổi.

Theo phép quân điền cấp cho binh lính năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) và được cấp lại vào năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) mỗi người lính trung bình được cấp 8 sào ruộng lương điền, chưa tính ruộng khẩu phần. Đồng thời vua Minh Mệnh cũng quy định, sau khi chia đủ số lương điền cho binh lính triều Nguyễn mới ban cấp cho các thành phần khác trong xã hội.

Sự quan tâm của triều Nguyễn đối với quân đội còn thể hiện ở chế độ phụ cấp cho võ quan và binh binh lính đi làm nhiệm vụ ở nơi xung yếu, làm việc xa nhà, làm nhiệm vụ lâu ngày và binh lính phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đối với trường hợp binh lính đi làm việc trong những trường hợp nêu trên không chỉ được triều Nguyễn ban cấp thêm tiền gạo mà còn được ban cấp quần áo rét về mùa đông và thuốc men để phòng và chữa bệnh về mùa hè.

Đối với những người lính không may mắn trong khi làm nhiệm vụ triều Nguyễn thực hiện sự quan tâm bằng chế độ trợ cấp.

Trong xây dựng và bảo vệ đất nước, nếu như việc khao thưởng cho tướng sĩ có công là việc làm thiết thực để động viên tinh thần những tướng sĩ vừa trải qua trận mạc thì việc thực hiện chế độ đối với những quan binh trận thương, trận vong và gia đình của họ cũng như chế độ đối với binh lính và võ quan về hưu có ý nghĩa lớn giúp binh sĩ ổn định cuộc sống, xoa dịu nỗi đau trận mạc của những gia đình có binh sĩ bị thương vong. Dưới triều Nguyễn, từ đời vua Gia Long nhà nước đã ban hành những chính sách ưu cấp đối với thương binh và quan binh tử trận.

Khi binh sĩ bị bệnh, nhà nước lập ra các Sở dưỡng tế giao cho quan địa phương quản lý. Đối với binh sĩ tham gia chiến trận, nhà nước cho thầy y đi theo chữa bệnh cho quân lính. Những binh lính chữa khỏi thì cho trở lại

Đối với binh lính bị chết trong quân ngũ bao gồm cả chết bệnh và trận vong trận thương, ngay từ năm Gia Long thứ nhất (1802), nhà nước đã ban hành quy định cho vợ con binh lính chết trận hoặc chết bệnh khi đi tòng quân được 1 mẫu ruộng cày cấy trong vòng 1 năm. Dưới triều Tự Đức, khi nước ta kháng chiến chống Pháp

xâm lược triều Nguyễn cho lập trại Dưỡng tế, ban thưởng tiền gạo. Những chính sách này góp phần đảm bảo sức khỏe giúp binh lính yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, đối với những võ quan về hưu và binh lính xuất ngũ cũng nhận được trợ cấp gạo tiền của nhà nước theo tháng, đặc biệt là đối với võ quan về hưu bị chết cũng được triều đình cấp tuất.

Không chỉ thực hiện những ưu cấp đối với bệnh binh và tử sĩ, việc thực hiện chính sách ban cấp tiền gạo cho gia đình quan binh hay chính sách trọng thưởng cho công thần cũng là cách thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn dành cho những người có công đối với vương triều với đất nước.

Sự quan tâm của nhà nước đối với quân đội của các vua triều Nguyễn còn được thể hiện qua chính sách đối với những võ quan và binh lính phạm tội. Biểu hiện rõ nhất ở việc thưởng phạt đối với võ quan phạm tội nhưng lập được công trạng đối với đất nước. Những trường hợp này thường được phục chức, giữ nguyên phẩm hàm và được ban thưởng ít hơn so với những quan không có tội.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc khen thưởng được giữ nguyên so với những võ quan khác. Cá biệt một số trường hợp võ quan phạm tội đi quân thứ lập được công trạng bị chết cũng được nhà nước ban cấp ưu hậu như trường hợp được ghi lại trong Châu bản vào năm Tự Đức 11 (1858) khi nhà vua xét cho nguyên Đề đốc là Hồ Đức Tú bị cách chức được sung làm hiệu lực tiền khu để chuộc tội vì bị bệnh chết: “Hồ Đức Tú có quân công được ghi kỷ lục 9 lần, nay vì bị bệnh chết, tình cảnh thật đáng thương…. Châu phê: Nghĩ đến công lao trước gia ân cho Hồ Đức Tú chuẩn cho khai phục chức Phó vệ uý Cấm binh, chiếu hàm cấp tuất [56; tờ 331, tập 99 năm Tự Đức thứ 11 (1858)].

Sự quan tâm của triều Nguyễn đối với binh lính còn thể hiện ở chế độ đãi ngộ đối với bộ phận binh lính xuất thân là tù nhân. Đây là một bộ phận trong quân đội triều Nguyễn nhằm bổ sung số lượng binh lính trong quân đội phục vụ cho việc chiến đấu hoặc khai hoang mở rộng diện tích đất công điền. Không giống như các triều đại trước, những tù nhân được sung làm lính dưới thời Nguyễn cũng được nhà nước ban cấp lương.

Dưới thời vua Minh Mệnh, triều Nguyễn ban hành định lệ trả lương cho các tù nhân sung làm lính ở Kinh được cấp mỗi tháng tiền 5 tiền và 1 phương gạo (mức lương của lính chính ngạch là tiền 1 quan gạo 1 phương).

Đến thời vua Thiệu Trị, những chức dịch phạm tội đi sai phái ở quân thứ Trấn Tây còn được hưởng lương giống như những binh lính chính quy khác mối

tháng được cấp 1 quan tiền 1 phương gạo. Điều này được nói rõ trong bản tấu của bộ Hộ ngày 27 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 6: “Tập tâu của quan quân thứ Trấn Tây Vũ Văn Giải trình: Ngày tháng 5 năm ngoái đã có tập tâu về việc 6 tên chức dịch tỉnh An Giang bị xử đồ phối dịch xin tạm tha cho theo quân thứ sai phái. Xét lệ lương lính đánh dẹp và lính mộ, khổ sai hiệu lực nếu tòng quân đều cấp một tháng 1 quan tiền 1 phương gạo. Nay bọn chúng đều được sung làm lính nên theo lệ giải quyết. Vả lại bọn chúng hiện được sai phái phòng thủ đồn Trà Thiết, làm việc vất vả gian lao. Vả 6 tên này đã được cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo theo lệ. Nay xin theo lệ này cấp tiếp lương gạo cho chúng chờ khi yên bình sẽ giải quyết theo lệ phát binh tại các tỉnh. Bộ thần cung nghĩ phụng chỉ: Tạm phê chuẩn các điều tâu trình, khi xong việc lập tức giải quyết theo lệ định...” [53; tờ 403 quyển 39 ngày 27 tháng 12 năm Thiệu Trị 6 (1846)].

Ngoài ra, triều Nguyễn còn bỏ án phạt được ghi dưới lý lịch và cho phép các võ quan phạm tội được hưởng chế độ nguyên hàm đặc biệt là đối với võ quan trận vong. Dưới triều Nguyễn đã ghi nhận nhiều trường hợp được nhà vua ban ân như vậy trong đó có Nguyễn Tri Phương. Mặc dù được giao trấn giữ thành Hà Nội, sau khi lãnh đạo quân triều đình chống Pháp bị thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị mắc tội không hoàn thành nhiệm vụ nhưng đối với võ quan có nhiều ông lao Nguyễn Tri Phương vẫn được vua Tự Đức ban cấp ưu hậu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều nguyễn giai đoạn 1802 1884 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w