Tái tạo một cánh van động mạch chủ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp ozaki điều trị bệnh van động mạch chủ đơn thuần tại bệnh viện e (Trang 137 - 139)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 03 bệnh nhân được tái tạo chỉ 1 cánh van, đó là các bệnh nhân khi mở ĐMC chúng tôi thấy chỉ 1 cánh van bị rách do viêm nội tâm mạc, hoặc sa 1 cánh van vào thất trái còn lại 2 cánh van hoạt động bình thường. Bệnh nhân được phẫu thuật theo đúng quy trình phẫu thuật tái tạo van ĐMC bằng MNT tự thân theo phương pháp Ozaki, sau khi mở ĐMC, đánh giá các cánh van thương tổn [Hình 4.10], tiến hành cắt bỏ cánh van bệnh lý, giữ lại hai cánh van bình thường, đo, cắt và khâu cánh van được thực hiện theo quy trình phẫu thuật tái tạo van ĐMC. Cánh van được thay thế

theo phương pháp Ozaki thường có chiều cao lớn hơn cánh van tự nhiên từ 2- 5 mm (Hình 4.10) điều này cho phép tăng diện áp của cánh van mới với hai cánh van còn lại.

Hình 4.10. Viêm ni tâm mc nhim khun cánh vành phi (bên phi), cánh vành phi sau khi tái to (bên trái)

(Ngun: Trung tâm Tim mch- Bnh vin E)

Wiggins và cs, báo cáo kết quả phẫu thuật tái tạo van ĐMC bằng màng tim thành công trên 58 trẻ với độ tuổi trung bình 14,8 tuổi, trong số đó 40 bệnh nhân được tái tạo cả ba cánh van, 18 bệnh nhân (31%) được tái tạo chỉ 1 cánh van. Kết quả theo dõi sau 3 năm các tác giả không nhận thấy sự khác biệt huyết động giữa nhóm tái tạo cả ba cánh van và nhóm tái tạo 1 cánh van.126 Kết quả sau mổ 12 tháng cả 3 trường hợp van đều không hẹp - không hở [Bảng 3.17]. Đối với trẻ nhỏ, phẫu thuật tái tạo chỉ một cánh van cho phép 2 cánh còn lại phát triển theo tuổi do đó tránh được hở van ĐMC sớm. Với việc chỉ tái tạo một cánh van cũng giúp giảm thời gian cặp ĐMC và thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp ozaki điều trị bệnh van động mạch chủ đơn thuần tại bệnh viện e (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)