7. Kết cấu của luận án
2.3.1. Trước năm 1975
Lịch sử quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình nằm trong dòng chảy chung của mối quan hệ giữa hai dân tộc, hai nước (Lào, Việt Nam). Mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa hai dân tộc đã được hình thành rất sớm trong lịch sử. Các bộ tộc ở Khăm Muộn cùng với các dân tộc của tỉnh Quảng Bình ở vùng biên giới đã có quan hệ gần gũi, tương thân tương ái cùng giúp đỡ lẫn nhau, mối quan hệ gần gũi thường xuyên này đưa đến hệ quả là các quan hệ hôn nhân, thân tộc.
Theo các tài liệu thư tịch cổ và dân gian, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, người dân cả hai tỉnh đều phải đương đầu với biết bao biến cố thiên tai, địch họa, phải dựa vào nhau để vượt qua khó khăn, nhiều người Việt Nam phải qua Lào lánh nạn và ngược lại. Có thể thấy bằng chứng khá rõ là khi Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương chống Pháp
(1885), vị vua yêu nước này và các sĩ phu yêu nước đã dựa vào địa bàn của tỉnh Khăm Muộn cùng Savannakhet để đưa lực lượng kháng chiến khỏi sự truy đuổi của thực dân Pháp. Tiếp đó, khi ở Quảng Bình diễn ra một số cuộc nổi dậy chống Pháp cai trị, nghĩa binh đã liên lạc, liên minh với nhân dân Lào phối hợp chiến đấu.
Năm 1930, ĐCS Đông Dương ra đời, mối quan hệ đoàn kết và hợp tác chiến đấu chống kẻ thù chung giành độc lập, tự do giữa nhân dân ba nước Đông Dương, đặc biệt là giữa Lào và Việt Nam thực sự được thiết lập. Cùng với nhân dân hai nước, cũng từ đây, mối tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác đấu tranh chống kẻ thù chung của nhân dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnhQuảng Bình càng thêm thắt chặt [100, tr.92].
Sau khi nước VNDCCH ra đời (ngày 02/9/1945), ngày 12/10/1945, Lào cũng tuyên bố độc lập và thành lập Chính phủ lâm thời. Sự kiện Chính phủ Lào và Việt Nam ký Hiệp định Tương trợ lẫn nhau ngày 16/10/1945 tại Viêng Chăn đánh dấu sự liên minh của hai đất nước, hai dân tộc được xác lập về mặt Nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý mới cho sự hình thành trên thực tế mối quan hệ hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc, đặc biệt là các địa phương chung đường biên giới, trong đó có hai tỉnh Khăm Muộn và Quảng Bình. Để tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, tháng 10/1946, đại diện Lào và Việt
Nam ký Hiệp định liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp.
Từ cuối năm 1946, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng và chính quyền kháng chiến Quảng Bình lúc bấy giờ là chú trọng đào tạo, huấn luyện cán bộ, bộ đội, du kích và giúp các tỉnh của Lào xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng vũ trang. Thực hiện chủ trương mở rộng mặt trận Trung Lào [111, tr.92], đại đội 6 của Tiểu đoàn Lê Trực tỉnh Quảng Bình phối hợp với quân dân tỉnh Khăm Muộn giải phóng các vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng, mở rộng khu căn cứ của Lào. Sau khi Mặt trận Bình - Trị
- Thiên - Trung Lào được thành lập, quân dân Quảng Bình đã tăng cường phối hợp và chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào [111, tr.154]. Tháng 12/1949, một đại đội thuộc Trung đoàn 19 (Quảng Bình) được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 điều qua thường xuyên hoạt động ở Banaphao để giúp đỡ và đảm bảo các điều kiện vật chất cho cuộc kháng chiến ở Trung Lào. Đầu năm 1950, Tiểu đoàn 2 làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ cùng các đơn vị vũ trang Lào tiến hành kiện toàn tổ chức cho phù hợp với khu vực của từng tỉnh. Quảng Bình đã huy động 130 tấn lương thực, thực ph m cho chiến trường Lào [5, tr.63].
Khi liên quân Lào - Việt chu n bị mở chiến dịch Trung Lào (tháng 1/1954), nhân dân Quảng Bình được giao nhiệm vụ cung cấp một phần nhân lực, vật lực cho chiến dịch. Ba huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch tổ chức lực lượng, chu n bị thế trận, phục vụ chiến dịch. Để thực hiện kế hoạch này và đảm bảo an toàn cho đoạn biên giới phía tây tỉnh Quảng Bình, Tiểu đoàn chủ lực 929 của Tỉnh đội Quảng Bình1
1
Tiểu đoàn 929 vốn là một tiểu đoàn chủ lực trong kháng chiến chống thực dân Pháp do Tỉnh đội Quảng Bình
hoạt động dọc theo Đường 12 lên đến Cha Lo. Toàn tỉnh lập 29 trạm vận chuyển, huy động khoảng 4.000 lượt thanh niên xung phong, dân công và nhiều xe đạp thồ, phương tiện thô sơ khác [111, tr.253].
Có thể thấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân Quảng Bình đã sát cánh cùng quân dân Khăm Muộn chiến đấu chống kẻ thù chung. Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đã chung sức giúp đỡ về mọi mặt cho cách mạng Lào giành thắng lợi. Ngược lại, nhân dân Khăm Muộn cũng hết lòng giúp đỡ nhân dân Quảng Bình. Có những thời điểm hai bên cho nhau mượn đất, mượn dân để xây dựng cơ sở, xây dựng hậu cứ.
Từ cuối năm 1954, ngay sau ngày quê hương được giải phóng, theo chỉ thị của Trung ương, quân và dân Quảng Bình vừa tiến hành khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh vừa phối hợp với nhân dân các địa phương Lào, nhất là tỉnh Khăm Muộn nhằm chống kẻ thù chung, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời, tiếp tục huy động mọi tiềm lực vật chất và tinh thần của nhân dân nhằm đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ. Trong lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm tỉnh Quảng Bình (16/6/1957)“Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với miền Nam, mọi việc làm… đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền Nam, đều có ảnh hưởng đến việc bảo vệ miền Bắc” [4] còn n chứa cả tinh thần đó. Lời Bác nhắc nhủ quân dân Quảng Bình làm tròn nhiệm vụ tuyến đầu trong việc chi viện và phối hợp với cách mạng ở các địa phương khác Trung - Hạ Lào [76, tr.3-7].
Để đối phó với tình hình ngày càng cấp bách, bảo vệ biên giới chung giữa hai nước sau ngày hòa bình lập lại, theo tinh thần Tuyên bố tháng 8/1959 của Chính phủ nước VNDCCH, Công an Nhân dân vũ trang Quảng Bình đã nhanh chóng thành lập các đội công tác sang phối hợp với các lực lượng vũ trang của Lào cùng chiến đấu, giữ vững vùng giải phóng và tuyến hành lang sát biên giới Việt Nam - Lào làm căn cứ nhằm tiến hành cuộc chiến đấu lâu dài. Nhiệm vụ của các đội công tác là: phối hợp với lực lượng Pa-thét Lào đánh địch bảo vệ vùng giải phóng của cách mạng Lào và hành lang sát biên giới Việt Nam - Lào; vận động quần chúng, giúp xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang, chủ yếu là dân quân tự vệ và bộ đội địa phương ở vùng giải phóng. Cuối năm 1961, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, các đội công tác ngoại biên
(“đội ba mặt”) của các đồn biên phòng Quảng Bình bàn giao các địa bàn giải phóng cho lực lượng Pa-thét Lào quản lý, rồi rút hết về nước [13].
đại đội, trung đội tiền tiêu được bố trí đóng ở Cha Lo, chốt giữa trục đường chiến lược 12 từ Quảng Bình sang Lào, sát đường biên giới quốc gia.
Sau khi nhận nhiệm vụ được Trung ương Đảng giao cho tỉnh Quảng Bình kết nghĩa với tỉnh Khăm Muộn, lãnh đạo tỉnh tiến hành lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ khu vực biên giới. Ban Thường vụ Tỉnh ủyxác định “Muốn bảo vệ tốt chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, phải chủ động tiến công địch từ xa, phải đánh mạnh kẻ địch từ bên ngoài để bảo vệ chặt bên trong” [14]. Các đơn vị vũ trang tình nguyện của Quảng Bình đã khắc phục nhiều khó khăn, gian khổ của chiến trường rừng núi, chấp hành nghiêm chỉnh luật, tôn trọng phong tục tập quán địa phương, tranh thủ được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân các bộ tộc Lào, hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng cách mạng trên đất Lào. Kết quả là, trong 32 trận đánh phối hợp, đã tiêu diệt nhiều toán gián điệp, biệt kích, thám báo, thổ phỉ, bắt sống 30 tên, tiêu diệt 122 tên, vận động 70 người theo phỉ ra đầu thú, bắt gọn 3 tổ chức gián điệp chỉ điểm, thu 96 súng, điện đài, nhiều phương tiện, tài liệu khác [5, tr.83]. Ngoài ra,tỉnh Quảng Bình còn giúp mở trên 50 lớp nghiệp vụ an ninh cho cán bộ, công an và huấn luyện quân sự ở nhiều địa phương của Lào; giúp lực lượng vũ trang cách mạng Lào xây dựng được một trung đoàn có khả năng chiến đấu độc lập. Quảng Bình đã tích cực giúp Khăm Muộn xây dựng chính quyền, đào tạo cán bộ, phát triển kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi), phát triển giáo dục.
Từ đầu năm 1964, với tinh thần quyết chiến cho độc lập tự do của đất nước, với
truyền thống đoàn kết, cùng với hai nước, quân dân Khăm Muộn và Quảng Bình đã đồng sức đồng lòng, phối hợp chiến chống đế quốc Mỹ bằng các chiến dịch quân sự như chiến dịch mang mật danh 128, cuộc hành quân tiêu diệt điểm phòng ngự Phahom trên Đường 12 [206, tr.539-540].
Khi đế quốc Mỹ leo thang cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và Đông Dương, từ đầu năm 1965, Quảng Bình trở thành một trong những điểm tập kích dữ dội của kẻ thù. Với tư cách đứng ở tuyến đầu, Quảng Bình luôn coi trọng nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào, trong đó có tỉnh Khăm Muộn. Tháng 10/1965, Quảng Bình thành lập Ban C, cử chuyên gia các ngành, cán bộ, hỗ trợ phương tiện vận tải, công cụ sản xuất sang giúp các tỉnh Khăm Muộn và Savannakhet. Tỉnh Quảng Bình còn tích cực giúp Khăm Muộn xây dựng chính quyền, đào tạo cán bộ, phát triển giáo dục, kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi), mở Đường12B từ biên giới Việt - Lào đến ngã ba Lằng Khằng [112, tr.126].
Sau khi tuyến đường Hồ Chí Minh được hình thành, suốt hơn 15 năm trong điều kiện chiến tranh vô cùng khốc liệt, nhân dân tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn đã đoàn kết gắn bó, chung sức, chung lòng hỗ trợ tinh thần và vật chất để xây dựng tuyến đường. Thông qua Cửa kh u Cha Lo trên Đường 12 và Cửa kh u Cà
Roòng trên Đường 20, hàng vạn tấn khí tài quân sự và lương thực, thuốc men, nhu yếu ph m… qua đất Lào vào phục vụ cho chiến trường miền Nam.
Tỉnh Quảng Bình đã trở thành “tổng kho” của các nguồn lực để tỏa ra các chiến trường qua đường mòn Hồ Chí Minh, cũng là địa bàn chủ yếu dự trữ và cung cấp vũ khí đạn dược, xăng dầu, lương thực; nơi trú quân, huấn luyện bộ đội, tập kết các binh chủng kỹ thuật để tiếp tục bổ sung cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Là cửa ngõ hậu phương, trực tiếp là kho hàng phục vụ cho tiền tuyến miền Nam, trên đất Quảng Bình nơi nào cũng là địa điểm cất giấu, là trạm trung chuyển hàng hóa cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào.
Trong khói lửa ác liệt của chiến tranh chống Mỹ, quân dân tỉnh Khăm Muộnvà tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc xây dựng và bảo vệ con đường huyền thoại Hồ Chí Minh. Những đơn vị bộ đội, dân công Việt Nam công tác, chiến đấu trên tuyến đường đều được chính quyền, nhân dân và bộ đội Lào, đặc biệt là nhân dân tỉnh Khăm Muộn giúp đỡ như anh em ruột thịt của mình. Khi bộ đội Việt Nam thiếu đói, người dân các bộ tộc Lào ở Khăm Muộn dù điều kiện kinh tế ngặt nghèo, nhưng vẫn sẵn lòng giúp cho bộ đội Trường Sơn vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Bộ đội và du kích Lào kết hợp chặt chẽ với bộ đội Việt Nam bám bản, bám ruộng rẫy, bảo vệ tuyến đường, đánh trả máy bay địch, ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm, tập kích, biệt kích của kẻ địch vào vùng giải phóng.
Ngược lại, các chiến sĩ, cán bộ Việt Nam chiến đấu, công tác trên tuyến đường Trường Sơn, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng tích cực cùng quân giải phóng Lào chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, phát triển kinh tế địa phương, góp phần làm cho đời sống của nhân dân địa phương bớt khó khăn. Trong những ngày tháng khó khăn chồng chất đó, nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình đã có mặt thường xuyên ở những “điểm nóng” trực tiếp chỉ đạo, huy động sức người, sức của cho mặt trận giao thông vận tải, đảm bảo hàng cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Cuộc sống thờichiến vô cùng gian khổ, thiếu thốn nhưng người dân luôn đảm bảo gạo của chiến trường miền Nam và Lào không được để thất thoát.
Từ năm 1971 đến năm 1973, Quảng Bình tiếp tục có sự phối hợp giúp đỡ cho nhân dân tỉnh Khăm Muộn trong chiến đấu, chống lại những âm mưu mới của đế quốc Mỹ. Qua các trận chiến, sức chiến đấu cũng như tinh thần quyết chiến của quân và dân hai tỉnh ngày càng được nâng cao. Chiến thắng của liên quân Lào - Việt trong việc đánh bại cuộc “Hành quân Cù Kiệt” đến chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã làm phá sản một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Lào hóa chiến
tranh” của Mỹ [112]. Cũng trong thời gian này, theo yêu cầu của cách mạng Lào, lực lượng vũ trang Quảng Bình tiếp tục đưa quân sang diệt các nhóm phỉ trên đất Khăm Muộn dọc biên giới giáp với Quảng Bình để ổn định đời sống nhân dân.
Trong những năm 1973 - 1975, tỉnh Quảng Bình đã cử 71 cán bộ chính trị giúp cách mạng xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở vùng giải phóng; 7 cán bộ quân sự, công an; 40 cán bộ về kinh tế; 80 chuyên gia về y tế và giúp xây dựng Bệnh viện huyện Na Nhôm; 40 chuyên gia và giáo viên giúp bạn thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo. Tỉnh Quảng Bình còn giúp tỉnh Khăm Muộn xây dựng công trình thủy lợi Na Tơ cung cấp nước cho 330 ha ruộng lúa [112].
Với những đóng góp toàn diện, liên tục, Quảng Bình thực sự trở thành một trong những căn cứ địa vững chắc, hậu phương chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Làonói chung và tỉnh Khăm Muộn nói riêng. Những thắng lợi trên chiến trường Lào không chỉ có ý nghĩa bảo vệ biên giới phía tây Quảng Bình mà còn tác động to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), tháng 7/1975, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình tổ chức đón tiếp Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản để bàn kế hoạch giải phóng Hạ Lào và Trung Lào, góp phần cho thắng lợi của cách mạng Lào
(02/12/1975), mở ra một thời kỳ mới cho nhân dân Lào.