7. Kết cấu của luận án
3.2.1. Nông, lâm nghiệp
Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn, lĩnh vực nông, lâm nghiệp được đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển. Bởi lẽ, lĩnh vực này là thế mạnh, phù hợp với tiềm năng sẵn có của hai tỉnh, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của Khăm Muộn và Quảng Bình.
Trước năm 1989, hợp tác nông, lâm nghiệp giữa Lào và Việt Nam nói chung, giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng được thực hiện theo cơ chế tập trung, bao cấp với mức độ hạn chế, giá thành đắt mà hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ sau ngày Quảng Bình tái lập, tuy còn nhiều khó khăn cần giải quyết và phải tranh thủ thời gian
sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chủ động hợp tác với tỉnh Khăm Muộn cho phù hợp với tình hình mới, nhờ vậy mà sựhợp tác về nông, lâm nghiệp ngày càng có hiệu quả.
3.2.1.1. Nông nghiệp
Thực hiện biên bản thỏa thuận về lĩnh vực nông nghiệp giữa hai tỉnh, hàng năm, Khăm Muộn và Quảng Bình thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội đàm và ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Sở Nông nghiệp của hai tỉnh. Tại các cuộc gặp mặt này, nội dung được bàn bạc và quyết định là: thống nhất tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn chính quyền, tập thể, cá nhân, các đoàn chuyên môn sang tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệmtrong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Từ năm 1989 đến năm 1992, tỉnh Quảng Bình đã cử các chuyên gia kỹ thuật giúp tỉnh Khăm Muộn kiểm tra kỹ thuật của các công trình đầu mối thủy lợi ở Huội Ka Tả; khảo sát thiết kế, xây dựng mới một số công trình... [124, tr.2]. Theo đề nghị bằng văn bản số 219/TT-KM gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Quyền Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn Xuthăm Lắtthảchắc đề nghị cử chuyên gia sang giúp Khăm Muộn lập dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế ở miền núi. Đáp ứng lời đề nghị của tỉnh Khăm Muộn, tỉnh Quảng Bình đã kịp thời cử 6 chuyên gia trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông sang giúp Khăm Muộn quy hoạch vùng kinh tế khu vực Khun Xề, Noọng Ma huyện Bualapha, góp phần chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy tại hai vùng địa phương này. Đoàn chuyên gia tỉnh Quảng Bình đã giúp cho Khăm Muộn quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn mang tính toàn diện, lập phương án xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển diện tích ruộng lúa nước, diện tích trồng cây, nghiên cứu đất và phân vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng khu dân cư mới, xây dựng khu trung tâm với trường học, trạm y tế, đường giao thông và chợ nông thôn… Đồng thời, các chuyên gia Quảng Bình cũng đã thiết kế, khái toán tổng vốn các công trình đầu tư nêu trên và lập kế hoạch chi tiết đối với từng công trình để bố trí ngân sách hàng năm. Đó là cả một khối lượng công việc rất lớn đối với các chuyên gia Quảng Bình, nhưng với quyết tâm cao nên chỉ trong thời gian 4 tháng, với sự phối hợp chặt chẽ từ phía tỉnh Khăm Muộn, phía Quảng Bình đã tiến hành khảo sát, lập luận chứng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng Khun Xề, Noọng Ma, tiến hành bàn giao cho tỉnh Khăm Muộn vào tháng 7/1996.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp Quảng Bình cũng đã cử 2 bác sĩ thú y sang giúp lập kế hoạch để xây dựng và mua giúp một số trang thiết bị cho Trạm Ch n đoán thú y thị xã Thà Khẹt. Cùng với đó, phía Quảng Bình chu n bị đầy đủ số lượng bò giống để
Sau đó, tỉnhQuảng Bình cũng đã cử chuyên gia kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ kinh phí để sang giúp xây dựng mô hình thí điểm kinh tế hộ gia đình tại bản Noọng Ma, nhượng bán giống bò lai Sind có năng suất cao theo yêu cầu của Khăm Muộn. Tỉnh Quảng Bình tạo điều kiện tốt nhất để tỉnh Khăm Muộn có thể mua giống cây trồng chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Tiếp đó, phía Quảng Bình đã đưa chuyên gia cùng với giống cà phê và hồ tiêu sang trồng thử nghiệm tại thị xã Thà Khẹt, hợp tác xây dựng mô hình vườn cây ăn quả tại huyện Xêbăngphai. Ngoài ra, hai bên còn hợp tác xây dựng cơ sở chế biến nông sản có quy mô vừa và nhỏ, Quảng Bình nhận đào tạo cán bộ kỹ thuật và xây dựng trung tâm dịch vụ hàng hóa nông nghiệp tại thị xã Thà Khẹt giúp phía Khăm Muộn [179, tr.2]. Những cán bộ được đào tạo này đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đưa các mô hình làm ăn ngày càng có chất lượng…Nhằm phát huy hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng năm, tỉnh Quảng Bình còn tiếp nhận các đoàn cán bộ và nông dân tỉnh Khăm Muộn sang tham quan, học tập kinh nghiệm về các mô hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương trong tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc hợp tác trong nông nghiệp giữa hai tỉnh vào những năm 1989 - 2000 vẫn còn mang nặng tính giải pháp tình thế, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu gắn với thị trường, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗitỉnh.
Từ năm 2001, hai tỉnh tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn mới, trong đó tỉnh Quảng Bình hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp. Hai tỉnh đã có những chuyển hướng cơ bản, từ hình thức hợp tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số huyện, vùng cụ thể sang kết hợp giữa hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp với quy hoạch sản lượng lương thực và thủy lợi trên những cánh đồng lớn của tỉnh Khăm Muộn, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông thôn mới, nhất là ở một số huyện, bản vùng biên giới hai tỉnh. Các mô hình thí điểm phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới tại các vùng, miền đặc trưng như miền núi, đồng bằng, trung du; các dự án về điện, đường, trường, trạm được triển khai ở thị xã Thà Khẹt và huyện biên giới Bualapha. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đã cử đoàn cán bộ của sang hướng dẫn đồng nghiệp tỉnh Khăm Muộn để nâng cao năng suất và trồng lúa có hiệu quả [200].
Năm 2001, tiếp tục thực hiện thỏa thuận giữa hai bên về hợp tác xây dựng mô hình vườn cây ăn quả tại huyện Xêbăngphai, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ kỹ thuật và 2.100 USD để mua giống cây, phân bón [130]. Phía Quảng Bình cũng giúp tỉnh Khăm
Muộn điều tra quy hoạch sản xuất nông nghiệp, kết hợp quy hoạch nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy lợi; triển khai công tác khảo sát thiết kế và xây dựng một số công trình thủy lợi, trạm trại nông nghiệp, một số cụm cơ khí nông nghiệp; đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật, trao đổi những hoạt động kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức, quản lý và sản xuất nông nghiệp.
Tháng 10/2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cử đoàn cán bộ chuyên gia sang tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp cho 39 cán bộ chủ chốt ngành nông nghiệp của 9 huyện thuộc tỉnh Khăm Muộn. Mặt khác, trên cơ sở nhu cầu của tỉnh Khăm Muộn, ngành nông nghiệp hai tỉnh phối hợp cùng nghiên cứu, tiến hành khảo sát, thiết kế để chọn xây dựng một số công trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng nguồn vốn của tỉnh Khăm Muộn.
Năm 2010, hai tỉnh phối hợp nghiên cứu, lập đề án hợp tác trong lĩnh vực thú y và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của mỗi tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình triển khai hỗ trợ trung tâm nhân giống vật nuôi, cây trồng theo Nghị định thư hợp tác về Khoa học - Công nghệ đối với Khăm Muộn [140, tr.7].
Về thủy lợi, theo đề nghị từ phía Khăm Muộn, tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ sang giúp xây dựng công trình quy mô nhỏ tại các bản Na Phọccầu, Na Phọcthà, Nhang Khăm (huyện Xêbăngphai) và một số công trình tại huyện Bualapha. Các kỹ sư Quảng Bình còn giúp tiến hành khảo sát một số công trình thủy lợi khác ở huyện Hỉn Bun và huyện Mahảxây [182, tr.2]. Công ty Xây dựng tổng hợp miền núi Quảng Bình thuộc huyện Tuyên Hóa cử cán bộ kỹ thuật sang giúp Khăm Muộn khảo sát, thiết kế và tổ chức thi công, kiểm tra kỹ thuật công trình đầu mối thủy lợi Huội Ka Tả.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy tính hiệu quả trong hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trên các lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1989 - 2017. Trong
đó, sự chuyển biến thể hiện một cách rõ nét so với trước năm 1990 là sự thay đổi ở hình thức hợp tác, chuyển từ hình thức hợp tác một chiều sang quan hệ đối tác hai chiều, lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm. Các mô hình thí điểm phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới tại các vùng, miền đặc trưng như miền núi, đồng bằng, trung du; các dự án về điện, đường, trường, trạm được triển khai ở khu vực trung tâm tỉnh (thị xã Thà Khẹt) và một số huyện biên giới, nhất là huyện Bualapha. Các dự án nông nghiệp bước đầu đã phát huy tác dụng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo cuộc sống ổn định cho nông dân, giảm bớt tình trạng du canh, du cư, di dân tự do và góp phần bảo đảm an ninh vùng biên giới, giúp tỉnh Khăm Muộn hoạch định được chương trình sản xuất nông góp phần nâng cao đời sống của người dân.
3.2.1.2. Lâm nghiệp
Tỉnh Khăm Muộn có tài nguyên đất đai phục vụ sản xuất lâm nghiệp hết sức phong phú. Với diện tích rộng 2,4 triệu ha cùng nhiều tài nguyên chưa khai thác, trong đó có đến 0,8 triệu ha đất nông nghiệp và chăn nuôi, trồng cây công nghiệp (riêng đất nông nghiệp có đến 0,35 triệu ha) tương đối màu mỡ rải đều trong toàn tỉnh. Trong số 1,2 triệu ha đất rừng, có nhiều vùng rừng nguyên sinh. Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh Khăm Muộn lên tới 120 triệu m³ [118, tr.3]... Trước tiềm năng có thể phát triển được của tỉnh Khăm Muộn, tỉnh Quảng Bình đã bàn bạc, thảo luận và cử các chuyên gia sang giúp Khăm Muộn khảo sát, quy hoạch từng lĩnh vực để thống nhất chương trình hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đều chú trọng phát triển lâm nghiệp -
lĩnh vực mà cả hai tỉnh có nhiều thế mạnh riêng của mình. Trên cơ sở kết quả hợp tác trước đây, hai tỉnh tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn mới, trong đó phía Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ Khăm Muộn phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch các vùng kinh tế lâm nghiệp, tiến hành hợp tác điều tra khảo sát tài nguyên rừng; lập quy hoạch các loại rừng phòng hộ, khai thác, tubổ và tái sinh rừng; lập kế hoạch khai thác, chăm sóc và trồng mới ở một số khu vực trọng điểm.
Trong các cuộc làm việc giữa hai bên, Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Khăm Muộn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cùng chia sẻ những kinh
nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên các mặt, như: công tác tổ chức bộ máy hạt kiểm lâm, các trạm kiểm lâm; công tác kiểm tra, bảo vệ rừng, kiểm tra và giám sát, công tác phòng cháy chữa cháy rừng, thực thi pháp luật. Hai bên chia sẻ với nhau về công tác phối kết hợp với các lực lượng chức năng liên quan, xây dựng, ký kết quy chế phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo tồn. Hai tỉnh tiến hành hợp tác điều tra khảo sát tài nguyên rừng; lập quy hoạch các loại rừng phòng hộ, khai thác, tu bổ và tái sinh rừng; lập kế hoạch khai thác, chăm sóc và trồng mới ở một số khu vực trọng điểm. Đồng thời, tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tiếp tục đề ra chương trình hợp tác cụ thể như: khai thác, mua và chế biến gỗ; kết hợp khai thác với quy hoạch và phát triển trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên tinh thần đó, tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình hợp tác với các địa phương tỉnh Khăm Muộn nghiên cứu, triển khai dự án xây dựng một số xí nghiệp cũng như lâm trường trồng cây cao su, xây dựng các dự án chếbiến lâm sản, thí điểm trồng cây ăn quả…
Từ cuối năm 1990, hai tỉnh đã tiến hành hợp tác xây dựng Xí nghiệp Liên doanh chế biến gỗ với hình thức mỗi bên góp vốn 50% vốn. Trong quá trình triển khai xây dựng xí nghiệp, Khăm Muộn thiếu vốn và gặp nhiều khó khăn, tỉnh Quảng Bình đã kịp thời giải quyết cho tỉnh Khăm Muộn vay vốn để sớm hoàn thành xây dựng cơ bản, lắp đặt máy móc trang thiết bị và tiến hành sản xuất. Trong năm 1991, nhà máy xuất kh u được 500 m3gỗ tròn [172].
Cùng với đó, từ năm 2003, một số doanh nghiệp Quảng Bình bắt đầu trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, hồ tiêu. Các doanh nghiệp của Quảng Bình cũng triển khai các dự án đầu tư và bảo vệ rừng tại tỉnh Khăm Muộn như Công ty Tân Lâm. Tuy nhiên, do năng lực, nguồn vốn hai bên còn hạn chế nên việc hợp tác chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ.