Giáo dụ c Đào tạo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 105 - 115)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Giáo dụ c Đào tạo và Khoa họ c Môi trường

3.3.1. Giáo dụ c Đào tạo

Dựa trên cơ sở pháp lí là các thỏa thuận cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào và Việt Nam về giáo dục - đào tạo như Chương trình hợp tác giai đoạn 1992 - 1995,

1996 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010 và Chiến lược, định hướng hợp tác đến năm

2020... Tỉnh ủy và lãnh đạo chính quyền tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cuộc tiếp xúc để đưa ra các nguyên tắc hợp tác trong lĩnh vực này [5]. Hai bên đều có nhận thức chung: giáo dục - đào tạo là lĩnh vực quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển của cả hai tỉnh.

Tuy nhiên, trước năm 2000, kết quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa hai tỉnh chưa cao.

Trong gần hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã không ngừng quan tâm, ký kết các biên bản hợp tác về giáo dục - đào

tạo và giao cho ngành giáo dục của hai tỉnh triển khai nội dung hợp tác. Tỉnh Quảng Bình đã giúp Khăm Muộn trong việc cử chuyên gia giáo dục, đào tạo tiếng Việt cho LHS (LHS) Lào, bồi dưỡng cán bộ, hỗ trợ xây dựng một số trường học và trang thiết bị dạy học... Kết quả hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Quảng Bình và Khăm Muộn nói riêng, với các tỉnh khác của Lào nói chung được thể hiện ở sự gia tăng số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; các chính sách ưu đãi của tỉnh Quảng Bình đối với LHS và những sự hỗ trợ, giúp đỡ khác từ phía Quảng Bình.

Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Quảng Bình và Khăm Muộn thể hiện qua các mặt như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và nguồn kinh phí, vai trò của Hội Việt kiều…không ngừng được đ y mạnh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Khăm Muộn.

- Hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Từ năm 2000, chủ trương mở rộng và đa dạng hóa các chương trình hợp tác giáo dục - đào tạo như hợp tác bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, coi trọng hợp tác đào tạo giữa các địa phương, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng mới cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên, trong những năm 2000 -

2004, kết quả của việc thực hiện chủ trương này còn rất hạn chế. Từ năm 2005, số học sinh, học viên Lào đượcgửi sang đào tạo tại Quảng Bình ngày càng tăng, hình thức và quy mô đào tạo ngày càng phong phú.

Trong giai đoạn 2005 - 2007, tỉnh Quảng Bình đã giúp Khăm Muộn mở 3 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với 61 học viên. Đó là lớp bồi dưỡng kiến thức xây dựng cơ sở tại Trường Quân sự tỉnh với 40 học viên là cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Huyện đội trưởng, Công an tỉnh, Công an huyện từ tỉnh Khăm Muộn. Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Hải Quân mở lớp đào tạo nghề gia công kim khí cho 11 học viên là hội viên và con em hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Khăm Muộn. Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình mở lớp dạy tiếng Việt cho 10 học sinh Khăm Muộn đã tốt nghiệp Trung học phổ thông [140, tr.1-9].

Thực hiện Thông báo số 97/BTCTW ngày 16/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về công tác đào tạo cán bộ chính trị giúp CHDCND Lào và Thông báo số

335-TB/TU ngày 26/6/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình về tổ chức đào tạo cán bộ chính trị cho hai tỉnh Savannakhet và Khăm Muộn; Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình giao cho Trường Chính trị Quảng Bình chủ trì, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và

các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng đề án đào tạo chương trình Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính cho tỉnh Khăm Muộn. Tuy nhiên cho đến thời điểm năm 2017, kế hoạch trên vẫn chưa được thực thi. Nguyên nhân khiến cho yêu cầu giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng về đội ngũ cán bộ lý luận chính trị từ phía Khăm Muộn chưa được đáp ứnglà do hầu hết cán bộ tỉnh Khăm Muộn gửi sang đào tạo đều chưa biết tiếng Việt vàkhó khăn về nguồn kinh phí.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình còn tiếp nhận một số cán bộ thuộc các cơ quan Sở Ngoại vụ, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Sở Công an và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Khăm Muộn sang học tiếng Việt nâng cao tại Trường Đại học Quảng Bình [140, tr.2].

Trong quá trình hợp tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Khăm Muộn, số LHS tham gia học tập tại Quảng Bình diễn ra dưới hai hình thức: (1) diện thỏa thuận do tỉnh cấp học bổng, (2) từ năm học 2014 - 2015 có thêm diện tự túc kinh phí, góp phần đa dạng công tác đào tạo, thu hút số lượng LHS Lào sang học tập tại tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng. Sự phát triển của hình thức đào tạo theo diện tự túc là một minh chứng cho sự mở rộng và phát triển của mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Tuy nhiên, số lượng LHS theo diện thỏa thuận vẫn chiếm ưu thế, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo chính quyền hai tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Trong chương trình hợp tác của Lào và Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, LHS Lào khi sang Việt Nam học tập phải trải qua một năm học tiếng Việt và có kỳ xét tuyển trước khi đăng ký học chuyên ngành. Điều này giúp cho LHS Lào có thể tham gia học tập cùng với sinh viên Việt Nam được tốt hơn. Giai đoạn 2007 -

2011, tổng số LHS theo học dự bị tiếng Việt tại Quảng Bình là 72; trong đó, tỉnh Khăm Muộn có 47 LHS theo học [141, tr.2]. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có hơn 134 LHS Lào (chủ yếu là LHS tỉnh Khăm Muộn) được tiếp nhận và tạo mọi điều kiện để học tập tại Quảng Bình với các chuyên ngành như: Luật, Quản trị kinh doanh, Kế toán, tài nguyên môi trường [147, tr.3].

Năm 2015, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Việt và bồi dưỡng kiến thức phổ thông cho học sinh Lào trước khi theo học các ngành đào tạo chuyên môn ở bậc đại học tại Việt Nam, Quảng Bình đã tiếp nhận hỗ trợ 59 LHS diện thỏa thuận tỉnh Khăm Muộn sang theo học dự bị tiếng Việt và 70 LHS theo diện tự túc trên tổng số 233 LHS Lào học tập.

Số lượng LHS Khăm Muộn học tập tại Quảng Bình được thể hiện ở biểu đồ 3.4. Từ năm 2007 đến năm 2014, số lượng LHS Lào nói chung và LHS Khăm Muộn nói riêng sang học tại Quảng Bình có tăng nhưng không nhiều; số lượng LHS cao nhất vào năm 2014 là 94 LHS. Từ năm 2015, nhờ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà số lượng LHS Lào có xu hướng tăng lên hàng năm và từ năm 2015 tăng lên rất nhanh. Điều đó cho thấy hợp tác giáo dục - đào tạo được hai tỉnh quan tâm đầu tư hơn.

Biểu đồ 3.4. Slượng LHS tỉnh Khăm Muộn và các tỉnh khác của Lào

ti Quảng Bình (2007 - 2017)

Đơn vị: Người

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo từ các phòng và trung tâmcủa Trường Đại học Quảng Bình

Qua so sánh số lượng LHS Khăm Muộn học tập tại tỉnh Quảng Bình trên tổng số LHS các tỉnh khác của Lào (Biểu đồ 3.4), có thể thấy được sự hợp tác ở lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn diễn ra sớm, liên tục. Biểu đồ trên cho thấy, từ năm 2014, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương khác của Lào ngày càng được mở rộng; nhưng quan hệ hợp tác và chiếm số lượng LHS chủ yếu tại Quảng Bình là tỉnh Khăm Muộn.Điều này liên quan đến quan hệ hợp tác và vị trí địa lý, các tuyến đường giao thông từ Quảng Bình đến Khăm Muộn có nhiều thuận lợi. Một nguyên nhân khác nữa là sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh giáo dục dành cho đối tượng LHS Lào ở các trường chuyên nghiệp thuộc các tỉnh có quan hệ hợp tác với Lào như Quảng Trị, Hà Tĩnh...

Trường Đại học Quảng Bình, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình và Trường Trung cấp Luật Đồng Hới là 3 cơ sở giáo dục được UBND tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ phối hợp đào tạo nguồn nhân lực cho Khăm Muộn và các tỉnh khác của Lào.

Trường Đại học Quảng Bình được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng sư

phạm Quảng Bình, từ năm 2007, Trường bắt đầu đào tạo dự bị tiếng Việt và sau đó là giảng dạy chuyên ngành cho LHS Lào. Tổng sốLHS đang học tại trường đến năm học

2019 - 2020 là 223, trong đó có 78 LHS Khăm Muộn [162].

Đối với Trường Trung cấp Luật Đồng Hới(nay là Trường Cao đẳng Luật miền

Trung), có nhiệm vụ chính trị được giao là đào tạo nguồn nhân lực chính trị cho các

tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam và Lào [166]. Từ tháng 2/2015, Trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo LHS Lào dựa trên các hoạt động hợp tác cụ thể tại Chương trình hợp tác năm 2016 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Lào là Các Trường Trung cấp Luật của Việt Nam, đặc biệt là Trường Trung cấp Luật Tây Bắc và Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, thiết lập quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo luật của Bộ Tư pháp Lào và nghiên cứu tiếp nhận học viên Lào sang học tập tại các Trường này” [19].

Trường Trung cấp Luật Đồng Hới nhấn mạnh việc tuyển sinh, đào tạo LHS Lào là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa trong việc đào tạo nguồn nhân lực

có chất lượng đối với Lào; góp phần thúc đ y mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước cũng như đ y mạnh mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương khác của Lào. Để đảm bảo đủ các điều kiện cho LHS khi tham gia học tập chuyên ngành Luật tại trường, Nhà trường đã liên kết với ba cơ sở có chức năng đào tạo tiếng Việt của khu vực là Trường Đại học Quảng Bình, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế để giảng dạy chương trình dự bị tiếng Việt cho các em. Cho đến năm 2017, số LHS Lào hiện đang theo học chương trình trung cấp Luật có tổng 106 em, Số LHS đã tốt nghiệp chương trình trung cấp Luật khóa 1 và khóa 2 có 132 em [167].

Từ năm 2014, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình (tiền thân là Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình) bắt đầu tiếp nhận đào tạo LHS Khăm Muộn và các tỉnh khác của Lào theo thỏa thuận giữa phía tỉnh Quảng Bình với Lào. Mỗi năm có khoảng từ 3 - 7

LHS Khăm Muộn tham gia học tập chuyên ngành y dược. Qua điều tra số liệu LHS học tập và tốt nghiệp tại trường cho thấy sự phát triển về số lượng LHS tham gia học tập đối với chuyên ngành y, dược. Nếu như trong khóa đào tạo đầu tiên mới chỉ có 01 LHS tham gia đào tạo thì đến năm học 2017 - 2018 là 21 LHS và đến năm học 2019 -

công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, góp phần giải quyết nhu cầu của tinh Khăm Muộn (cũng như nhiều tỉnh của Lào) đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y dược [160].

Các trường đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cho LHS trong việc học tập như Thành lập Câu lạc bộ Hữu nghị Việt - Lào; tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các hình thức giao lưu, thảo luận các chủ đề học tập; thực hành giao tiếp tiếng Việt theo chủ đề tại các địa điểm thực tế...

Trong tổng số LHS Lào học tập các chuyên ngành tại các trường chuyên nghiệp

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các chuyên ngành có nhiều LHS là: Luật, Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản lý tài nguyên môi trường, Giáo dục chính trị. Kết quả thống kê này cũng phần nàophản ánh mối quan tâm và xu hướng đào tạo nguồn nhân lực của Lào nói chung, tỉnh Khăm Muộn nói riêng trong các lĩnh vực giáo dục chính trị, phát triển kinh tế, công nghệ thông tin và quản lý tài nguyên (xem Bảng 3.4).

Bng 3.4. Slượng lưu học sinh Lào học tp tại các cơ sởgiáo dục

đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (2015 - 2017)

Đơn vị: Người

TT Năm học

Ngành học 2015-2016 2016-2017 2017-2018

1 Sưphạm Sinh - 2 2

2 Quảnlý tài nguyên môi trường 22 20 30

3 Quảntrị kinh doanh 14 20 20

4 Kế toán 29 3 3

5 Ngônngữ Anh 5 5 5

6 Luật 33 31 44

7 Pháttriển nông thôn 2 2 2

8 Lâm nghiệp - 4 4

9 Kỹ thuật Điện - Điệntử 3 4 4

10 Côngnghệ thông tin 30 35 45

11 SưphạmHóa 4 4 4 12 SưphạmToán 2 4 4 13 Giáodục Chính trị - 8 8 14 Trung cấp Y 1 19 21 15 Tiếng Việt dự bị 52 90 96 Tổngsố 197 251 392

Trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Khăm Muộn và các tỉnh của Lào, kết quả học tập của LHS trong các năm học gần đây được đánh giá cao.

Sự hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực giữa Khăm Muộn và Quảng Bình còn được mở rộng về loại hình. Ngoài việc đào tạo LHS, từ năm 2015, tỉnh Quảng Bình cũng tiếp nhận và đào tạo chuyên môn theo yêu cầu của tỉnh Khăm Muộn trong một số mặt khác như: tập huấn công tác quân sự, quốc phòng cho cán bộ quân sự, đào tạo bồi dưỡng tiếng Việt nâng cao cho cán bộ Mặt trận, Công an, Sở Ngoại giao, Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Liên hiệp phụ nữ và một số cơ quan khác của tỉnh Khăm Muộn trong thời gian một năm. Sau khi kết thúc khóa học, đội ngũ cán bộ này đã có thể giao tiếp bằng tiếng Việt; đọc, hiểu các văn bản hành chính bằng tiếng Việt; có khả năng tự nghiên cứu nâng cao sự hiểu biết về tiếng Việt chuyên môn.

Việc tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Khăm Muộn đã có ý nghĩa thiết thực. Nhiều LHS, cán bộ các cơ quan của tỉnh Khăm Muộn sau thời gian học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại Quảng Bình, khi trở về nước đã được giao đảm nhận các vị trí quan trọng. Đội ngũ này không chỉ là nguồn nhân lực góp phần to lớn trong việc phát triển tỉnh Khăm Muộn mà còn là nhân tố tích cực thắt chặt tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh nói riêng, hai nước nói chung.

- Hỗ trợ nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo

Cùng với việc đào tạo LHS và bồi dưỡng cán bộ, tỉnh Quảng Bình còn hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn bằng việc cung cấp nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyên gia, hỗ trợ cơ sở vật chất.

Theo văn bản thỏa thuận đã ký kết tháng 10/2000, nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn, tỉnh Quảng Bình đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ giáo dục -

đào tạo.

Từ năm 2001, tỉnh Quảng Bình bắt đầu cử giáo viên sang giúp tỉnh Khăm Muộn dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều. Trong các năm 2008 - 2009, tỉnh Quảng Bình đã cử 4 giáo viên sang giảng dạy, đào tạo tại tỉnh Khăm Muộn [138, tr.4]. Năm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)