Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1989 2017
2.6.1. Tình hình thế giới
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX cho đến hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng và phức tạp.
Thứ nhất, trong những năm 70 của thế kỷ XX, vào lúc thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng và dầu mỏ, các nước tư bản nhanh chóng nhận thức được điều này và tìm mọi biện pháp để đ y lùi nguy cơ của cuộc khủng hoảng, thì các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Liên Xô và Đông Âu vẫn “đắm chìm” với sự ưu việt của mình, hậu quả là quá trình khủng hoảng sâu rộng đã đến với các nước này vào thập niên 80 của thế kỷ XX. Năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Tình hình đó kéo theo sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố đan xen, phức tạp, nổi lên với tham vọng của Mỹ trong việc hình thành trật tự thế giới đơn cực; trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho một trật tự đa cực. Dần dần “cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế” [36, tr.183]. Từ đó, “cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn” [37,
tr.71]. Tính chất và nội dung của quan hệ quốc tế thay đổi căn bản với vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về yếu tố kinh tế.
Dù cạnh tranh quyết liệt, phức tạp trên các lĩnh vực, nhưng quan hệ quốc tế đang phát triển theo xu hướng hòa dịu. Xu thế hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhân loại cũng chứng kiến xu hướng hòa dịu xuất hiện trong nền chính trị quốc tế, trước hết là trong quan hệ giữa các nước lớn. Các nước đều tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại, tìm cách hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới vì mục tiêu phát triển.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão, những thành tựu to lớn của nó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước. Chính vì vai trò quan trọng của yếu tố khoa học - công nghệ đối với sự phát triển của mỗi nước nên cuộc chạy đua trên lĩnh vực này diễn ra một cách gay gắt, quyết liệt. Tuy nhiên, những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển với những tiềm năng sẵn có như thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh. Các nước đang phát triển do những hạn chế về nhiều mặt, nên việc tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến có phần chậm hơn, thậm chí đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được chuyểngiao từ các nước phát triển [93, tr.125]. Cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức -
trí tuệ, tạo ra bước ngoặt hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Xu thế phát triển kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng cũng như vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra và tác động mạnh mẽ trực tiếp đến từng khu vực, tất cả các quốc gia cũng như đối với quan hệ quốc tế trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của mỗi nước, toàn cầu hóa đã có những thay đổi theo xu hướng chung của thế giới là xu thế hợp tác để phát triển.Đặc biệt, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, buộc các nền kinh tế lớn phải có sự liên kết, phụ thuộc vào nhau. Biểu hiện của nó là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính trên thế giới như: IMF, WB, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… và khu vực như: ASEM, APEC, Liên minh châu Âu (EU), ASEAN… Các tổ chức này đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. Trên cơ sở đó, toàn cầu hóa có tác động thúc đ y hợp tác, phân công lao động quốc tế và tăng trưởng kinh tế.Các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế ngày càng phong phú về nội dung, tạo điều kiện phát triển giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một quá trình đầy mâu thuẫn. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn công nghiệp hùng mạnh lũng đoạn với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc; giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của các tập đoàn độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các nước; giữa các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để mở rộng bóc lột kinh tế, áp đặt chính trị với các lực lượng đấu
tranh chống toàn cầu hóa phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Do đó, toàn cầu hóa không chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hoá - tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Lào và Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp cùng với những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất đe dọa sự sống và sự phát triển bền vững của loài người, trước hết là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự bùng nổ dân số, những bệnh dịch hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... Tuy đã có những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để giải quyết, nhưng tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề này tiếp tục đòi hỏi các nước phải tích cực phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả thiết thực, cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Mỗi quốc gia, trong đó có Lào và Việt Nam nếu không muốn loại mình ra khỏi cuộc chơi lớn thì đều phải ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường sự phát triển thực lực từ bên trong. Những tác động trên cũng thúc đ y sự hình thành các tổ chức mang tính khu vực, tiểu khu vực.
Thứ tư,tình hình thế giới trong đó có vai trò mang tính chất chủ đạo của các nước lớn ảnh hưởngđến quan hệ giữa các nước. Đối với quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng, phải kể đến vị thế của hai cường quốc Trung Quốc, Mỹ.
Trung Quốc là một quốc gia giáp ranh với Lào và Việt Nam. Từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa (1978), nhất là trong 3 thập kỷ gần đây, Trung Quốc có sự phát triển nhảy vọt, đến năm 2017 tổng sản ph m quốc nội đã tăng lên 12.000 tỷ
USD [62], đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và duy trì tăng trưởng bình quân năm là
11,2%. Trung Quốc chính thức gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giớivào năm 2001.
Chất lượng sinh hoạt tiếp tục được cải thiện nhanh chóng bất chấpkhủng hoảng cuối thập niên 2000. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toánsức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm (cuối năm 2009) [60]. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng cũng có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên, môi trường quốc gia và một số lĩnh vực khác.
Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, do những khó khăn của Việt Nam, sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam ngày càng giảm; điều này đã tác động đến sự giúp đỡ “một chiều” từ phía Việt Nam dành cho Lào có bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình, bình thường hóa quan hệ với Lào và thúc đ y sự hợp tác giữa hai bên. Năm 2009, Lào và Trung Quốc cũng tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, chủ trương thực hiện theo
phương châm “4 tốt”: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Về kinh tế, hai bên có thể bổ sung cho nhau trong xây dựng và phát triển: Lào có nguồn tài nguyên phong phú (khoáng sản, lâm sản…), Trung Quốc có nền kinh tế khá phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thị trường rộng lớn. Ảnh hưởng Trung Quốc ngày càng lớn tại Lào khiến cho ảnh hưởng của Việt Nam và Thái Lan giảm đi. So với Việt Nam và Thái Lan, Trung Quốc có ưu thế vượt trội về mọi mặt, do đó việc tăng cường quan hệ hợp tác Lào - Trung đã tạo ra thách thức rất lớn trong quan hệ Lào -
Việt Nam và Lào - Thái Lan.
Mỹ là một cường quốc luôn muốn đặt lợi ích quốc gia mình trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là địa bàn nằm trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ.
Lào trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ. Mỹ cố gắng thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với Lào nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng tại khu vực. Để đạt mục đích, Mỹ thực hiện chiến lược hai mặt: một mặt viện trợ, đầu tư, buôn bán với Lào; mặt khác, gây sức ép tổng hợp để chuyển hóa thể chế chính trị Lào từ trong nội bộ. Sự quan tâm của Mỹ đối với Lào chủ yếu xuất phát từ yêu cầu chính trị; còn yêu cầu kinh tế và lợi ích thương mại khá mờ nhạt. Năm 2007, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược đối với Lào thông qua việc bắt giữ Vàng Pao và đồng bọn nhằm gây tiếng vang trong cộng đồng thế giới; đồng thời, tạo dựng niềm tin đối với Lào [66]. Đáng chú ý, ngày 05/9/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm CHDCND Lào. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử có vị Tổng thống đương nhiệm Mỹ đến thăm Lào. Chuyến thăm ngoại giao này đã tạo ra một chuyển biến mới trong quan hệ giữa hai nước Lào - Mỹ. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản từng nói: “Hoa Kỳ là cường quốc trên thế giới có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự. Chúng ta đã cho Hoa Kỳ thấy được thiện chí của mình bằng sự chân thành trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Chúng ta yêu cầu Mỹ từ bỏ các hoạt động can thiệp vào nội bộ của nước ta để mở ra mối quan hệ giữa hai nước trở lại ổn định và cải thiện quan hệ trên cơ sở nguyên tắc chung sống hòa bình” [Dẫn theo 11, tr.34]. Như vậy, thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ là một trong những ưu tiên ngoại giao của Chính phủ Lào. Do đó, trước những động thái của Mỹ, Chính phủ Lào thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm thu hút nguồn viện trợ để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của mình.
những chuyển biến ngoại giao tích cực với cường quốc này, nhất là quan hệ kinh tế -
thương mại, đầu tư. Trong thời gian gần đây, Mỹ còn tham gia cùng Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề hậu quả của chiến tranh ở Việt Nam, qua đó thúc đ y sự phát triển mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, vươn lên thành quan hệ “đối tác toàn diện”. Sự thiết lập và phát triển quan hệ giữa Lào và Mỹ sẽ có ảnh hưởng tốt đối với Việt Nam cũng như quan hệ Lào - Việt Nam; bởi lẽ Lào - Việt Nam có quan hệ gắn bó mật thiết. Cònviệc Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng tại Lào sẽ tạo ra những tác động không mong muốn đối với quan hệ Lào - Việt do nhữngtính toán chiến lược của Trung Quốc tại Lào. Vì vậy nếu quan hệ Lào - Mỹ phát triển, sẽ góp phần làm giảm đi sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào; sườn biên giới phía tây Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Tình hình nói trên đặt ra nhiều vấn đề cho cả thế giới, từng khu vực và bản thân mỗi nước cần phải giải quyết, tác động đến chính sách đối ngoại của mỗi nước cũng như quan hệ giữa các nước và đặt quan hệ Lào - Việt Nam đứng trước những thuận lợi rất cơbản, song cũng có những khó khăn mới. Điều này sẽ tạo nên những tác động đến quan hệ giữa các địa phương.