Khoa họ c Môi trường

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 115 - 118)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Giáo dụ c Đào tạo và Khoa họ c Môi trường

3.3.2. Khoa họ c Môi trường

Khoa học - công nghệ là lĩnh vực khá mới mẻ trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình,chưa có nhiều dấu ấn đậm nét trong thời kỳ đầu hợp tác giữa hai tỉnh.

Trong giai đoạn 2000 - 2006, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình đã

phối hợp với Ủy ban Khoa học - Công nghệ Môi trường CHDCND Lào triển khai hai dự án tại tỉnh Khăm Muộn: (1) Dự án chuyển giao công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào thực vật; (2) Dự án hệ thống tổ chức đo lường. Ngoài ra, Quảng Bình còn hợp tác với Khăm Muộn triển khai tập huấn và chuyển giao các ứng dụng công nghệ như:

Công nghệ xây dựng mô hình xử lý nước sinh hoạt nông thôn. Chuyển giao công nghệ định hình sinh khối từ các phụ ph m nông nghiệp… Các dự án nói trên chủ yếu hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân vùng nông thôn tỉnh Khăm Muộn.

Từ sau năm 2007, đáng chú ý trong quan hệ hợp tác giữa Khăm Muộn và Quảng Bình về lĩnh vực khoa học - công nghệ và môi trường là hai tỉnh đã cùng hợp tác tham gia Diễn đàn đa dạng sinh học tiểu vùng (UNDP/RAS 93/102) và Dự án Liên

kết Hin Nam No và Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua bảo tồn song hành (gọi tắt là dự

án LINC). Với những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái, vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình và Hin Nam No của Khăm Muộn là khu hệ địa lý, địa văn liên tục, rộng lớn, có giá trị đa dạng sinh học tầm quốc tế; là nơi n chứa các nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. Ngoài ra vùng karst rộng lớn này có chứa trong nó một hệ thống hang động danh thắng nổi tiếng thế giới. Vì thế hai tỉnh khuyến nghị cùng nhau đưa nội dung bảo vệ đa dạng sinh học vào chương trình nghị sự hàng năm để xác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đánh giá kết quả bảo vệ đa dạng sinh học hợp lý và có hiệu quả giữa hai tỉnh. Do những giá trị có tính chất toàn cầu và sự gắn kết giữa Phong Nha - Kẻ Bàng với Hin

hồ sơ đề nghị tổ chức Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc

(UNESCO) công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam No là Di sản thiên nhiên thế

giới.Để có cơ sở khoa học phục vụ cho việc lập hồ sơ đề nghị công nhận, hai tỉnh đã có nhiều hoạt động rất tích cực. Lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp triển khai việc điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, xây dựng luận cứ khoa học hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường khu vực biên giới hai quốc gia [141, tr.6-7].

Ngày 16/11/2012, tại thị xã Thà Khẹt (Khăm Muộn), Đoàn công tác của tỉnh Quảng Bình do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuân làm Trưởng đoàn và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện Bố Trạch, Minh Hóa và Ban Quản lý VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng đã có buổi Hội đàm về hợp tác liên biên giới giữa VQG Phong

Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No. Tại buổi Hội đàm, hai bên đã nghe báo cáo

tình hình hợp tác, những nỗ lực cố gắng và các hoạt động chủ yếu của VQG Phong

Nha - Kẻ Bàng và Khu KBTQG Hin Nam No trong những năm qua; các đề xuất và

kiến nghị tiếp tục duy trì, phát triển và nâng tầm thỏa thuận hợp tác giữa chính quyền hai tỉnh, hướng đến mục tiêu chung là bảo tồn đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo và phát huy có hiệu quả giá trị mọi mặt của hai Khu bảo tồn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Nội dung hợp tác cơ bản được hai bên thống nhất với các nội dung:

- Đồng ý đưa nội dung hợp tác liên biên giới trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học ở khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No (Khăm Muộn). Hai bên nhất trí xây dựng và đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới đối với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và đệ trình lần đầu hồ sơ đối với KBTQG Hin Nam No;

- Đồng ý giao cho Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Ban quản lý

KBTQG Hin Nam No là đầu mối để hai tỉnh xây dựng kế hoạch hợp tác liên biên giới

giữa hai Khu bảo tồn trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học, giá trị Di sản thế giới ở khu vực cho giai đoạn 2013 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hai Khu bảo tồn chủ động thực hiện những thỏa thuận đã được hai bên ký kết, đồng thời thúc đ y sự quan tâm chỉ đạo các cơ quan, địa phương thuộc hai tỉnh tham gia tích cực và các hoạt động của hai Khu bảo tồn [98].

Tiếp đó, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã hoàn thiện nội dung và bảo vệ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Điều tra, đánh giá, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xây dựng luận cứ khoa học hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường khu vực biên giới quốc gia chung cửa khẩu Cha Lo - Lằng

Khằng1 thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Bình, Khăm Muộn”. Việc hoàn thành đề tài là cơ sở thực tiễn, lý luận giúp lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đề ra các

chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường bền vững và thu hút đầu tư tại khu vực biên giới quốc gia chung Cửa kh u Cha Lo, Lằng Khằng giữa hai tỉnh.

Hội thảo Khoa học về Hợp tác bảo tồn liên biên giới giữa VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No (Khăm Muộn) được tổ chức trong hai ngày 25 và

26/6/2014, tại Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam; Ủy ban Quốc gia UNESCO Nước CHXHCN Việt Nam; Cục Quản lý Tài nguyên rừng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Nước CHDCND Lào; Ủy ban Quốc gia UNESCO Nước CHDCND Lào; các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và hợp tác liên biên giới trong bảo tồn đa dạng sinh học; đại diện lãnh đạo chính quyền, các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn.

Với08 chủ đề chính, Hội thảo dành phần lớn thời gian cho các bên liên quan trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất một số vấn đề quan trọng như: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu dài hạn, các giá trị chung trong hợp tác liên biên giới về bảo tồn đa dạng sinh học giữa VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, KBTQG Hin Nam No; lộ trình hợp tác liên biên giới về BTĐDSH giữa Khu VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No đến năm 2020; kế hoạch hành động mang tính khả thi cao, trọng tâm trong hợp tác liên biên giới giữa Khu VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No

giai đoạn 2014 - 2015; kế hoạch hành động chi tiết năm 2014, những đề xuất ban đầu về tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan trong hợp tác liên biên giới về Khu

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và KBTQG Hin Nam No vàđi đến thống nhất thành lập

Ban Thư ký chung [70].

Cùng với việc đ y mạnh quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh của Lào, Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực, Trường Đại học Quảng Bìnhđã thành lập Trung tâm Nghiên cứu văn hóa ASEAN nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế góp phần đ y mạnh hợp tác giao lưu trên lĩnh vực khoa học - công nghệ. Có thể nói, so với các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình, hợp tác trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - môi trường còn khá mới mẻ, số lượng các dự án chưa nhiều. Tuy nhiên, Quảng Bình vẫn đang tiếp tục đ y mạnh công tác xúc tiến đầu tư thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, thực hiện đúng tiến độ cam kết đối với các dự án đang triển khai, như Dự án bảo

tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Những kết quả ứng dụng từ các dự án mang lại có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là đối với nhân dân ở các vùng sâu vùng xa, góp phần làm cho kinh tế nơi đây khởi sắc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)