An ninh quốc phòng và công tác biên giới

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 75 - 85)

7. Kết cấu của luận án

3.1.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới

3.1.2.1. An ninh quốc phòng

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới cùng với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch quốc tế và trong nước, hợp tác an ninh quốc phòng giữa Lào và Việt Nam được xác định là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ đầu thập niên 1990, Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đã ký với nhau những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ anninh và củng cố quốc phòng. Các địa phương chung đường biên giới đã phát huy cao độ quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này, góp phần vun đắp mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.

Xuất phát từ tính chất, đặc điểm tình hình an ninh, trật tự của mỗi tỉnh và quan điểm xuyên suốt về hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, công tác bảo vệ biên giới và an ninh vùng biên được lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn, Quảng Bình đặt lên hàng đầu và thu được kết quả tốt đẹp.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 1991-1995 xác định nhiệm vụ an ninh quốc phòng chính như sau:“Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới công tác Biên phòng một cách đồng bộ, toàn diện; có chủ trương biện pháp đấu tranh thích hợp với từng loại đối tượng trên từng tuyến; nắm chắc tình hình cả nội và ngoại biên, những hoạt động của địch từ bên ngoài để ngăn chặn có hiệu quả các toán xâm nhập cả đường bộ và đường biển; xây dựng nềnBiên phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng thế trận an ninh sâu rộng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới trong mọi tình huống” [13, tr.269-270].

Căn cứ vào những nhiệm vụ chung, hợp tác an ninh quốc phòng giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bìnhđược xác định các vấn đề chính là: phối hợp chặt chẽ trong công tác tuần tra biên giới, giám sát chặt chẽ những hoạt động của lực lượng thù địch bên ngoài vào móc nối, xâm nhập phá hoại, chu n bị kế hoạch đối phó với các tình huống xảy ra, không để bị động, lúng túng. Tỉnh Quảng Bình tăng cường các hoạt động để quản lý đường biên, cột mốc, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn mỗi tỉnh, thực hiện đúng chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phối hợp với tỉnh Khăm Muộn xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến biên giới, đồng thời tham mưu phục vụ tốt việc mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi tỉnh.

Trên đường biên giới Quảng Bình có 114 thôn, bản thuộc 9 xã biên giới của 5 huyện tiếp giáp với tỉnh Khăm Muộn. Có hai cửa kh u thông thương và có nhiều đường tiểu ngạch là địa bàn rừng núi hiểm trở, số đông dân cư là đồng bào dân tộc

thiểu số có trình độ dân trí thấp nên tình hình an ninh, trật tự có nhiều diễn biến phức tạp. Về phía Khăm Muộn, địa bàn vùng biên giới chủ yếu là sông suối, rừng rậm, núi cao; giao thông còn nhiều hạn chế nên việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Cũng như bộ phận dân tộc thiểu số của Quảng Bình, nhân dân vùng biên thuộc các bộ tộc tỉnh Khăm Muộn có trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy, một số thế lực phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng tình trạng lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số để xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ, nắm thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương để thực hiện các hoạt động phá hoại. Đồng thời các lực lượng này còn lợi dụng những hạn chế trong việc thực hiện chính sách xã hội, cùng những khó khăn về đời sống kinh tế của một bộ phận dân cư vùng biên giới hai tỉnh, tiến hành các hoạt động mị dân. Tại khu vực biên giới giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã từng xuất hiện một số toán phản động lưu vong và phỉ móc nối với các tổ chức phản động trong nước để xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng. Để đối phó với tình hình, Công an và BĐBP tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình thường xuyên có các cuộc viếng thăm, làm việc và ký kết văn bản hợp tác về phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự khu vực biên giới, đồng thời điều chỉnh, bổ sung phương án phản gián tuyến biên giới, Đường 12A qua Cửa kh u Cha Lo.

Ngày 21/5/1993, Giám đốc Công an tỉnh Khăm Muộn Sytản Chănđahương -

dẫn đầu đoàn cán bộ tỉnh đến thăm và làm việc với lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình. Tại buổi hội đàm, hai bên đã trao đổi tình hình có liên quan đến biên giới của mỗi tỉnh, thảo luận thống nhất và ký cam kết phương án phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự biên giới, bảo đảm an ninh chủ quyền của mỗi nước, bảo vệ tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc anh em [52, tr.237]. Lực lượng an ninh biên phòngluônxác định nhiệm vụ của mình là: “Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân toàn diện vững mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp, liên tục tấn công các loại tội phạm, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác với bạn Lào”[14, tr.22-23].

Sự hợp tác chặt chẽ giữa Công an và BĐBP hai tỉnh là một trong những cơ sở đảm bảo cho sự ổn định an ninh - chính trị, giữ vững chính quyền trên mỗi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để hai tỉnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Nhờ những nỗ lực đó, yếu tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự giữa hai

Vấn đề vượt biên và di dân tự do ở vùng biên giới hai tỉnh là một trong những điểm nóng nổi lên từ sau năm 1990. Nhân dân thuộc vùng biên giới Lào - Việt Nam, qua địa phận tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, có quan hệ thân tộc gắn bó lâu đời, tuy nhiên ý thức của nhân dân về biên giới quốc gia còn khá đơn giản. Xuất phát từ nhu cầu đời sống, một số người dân cư trú vùng ven biên giới thường qua lại để làm ăn, sinh sống và các hiện tượng vượt biên tự do trái phép sang Lào để buôn bán, khai thác lâm thổ sản, sắt phế liệu; còn người Lào thì sang Việt Nam săn bắt thú rừng hoặc vận chuyển, mua bán ma túy qua biên giới diễn ra ngày càng nhiều hơn. Để chủ động nắm bắt tình hình, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã tham mưu cho Ban Biên giới của UBND tỉnh xây dựng Quy chế phối hợp với Ban Biên giới tỉnh Khăm Muộn. Trên cơ sở đó, các đồn biên phòng hai tỉnh cùng tiến hành tổ chức họp giao ban định kỳ, trao đổi kịp thời các thông tin và cùng nhau phối hợp giải quyết, bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới. Hàng năm, chính quyền hai tỉnh đã tổ chức trao trả người di cư tự do.

Trước năm 1990, có gần 100 hộ gia đình cư dân huyện Tuyên Hóa sang định cư ở hai bên trục Đường 23 huyện Bualapha và có 7 hộ dân khác gồm 35 người đã di cư sang Thà Khẹt sinh sống, làm ăn [122, tr.1-5]. Sau khi tái lập tỉnh, Quảng Bình đã có sự phối hợp chặt chẽ với Khăm Muộn trong việc quản lý người, phương tiện. Trong năm 1991, đồn 589 đã phối hợp cùng BĐBP tỉnh Khăm Muộn tuần tra song phương 8 lần, kiểm tra các cột mốc, tiếp nhận 42 trường hợp dân Việt Nam vượt biên sang Lào, được trả lại qua Cửa kh u Cha Lo, hoàn chỉnh hồ sơ và giao Công an tỉnh xử lý. Cũng trong năm này, lực lượng biên phònghai tỉnh đã kiểm soát 370 lượt người, 6 lượt phương tiện xuất - nhập cảnh qua Cửa kh u Cha Lo, hàng trăm lượt người dân qua lại biên giới xuất nhập biên [13, tr.276].

Từ năm 1989 đến năm 2000, tỉnh Khăm Muộn cùng tỉnh Savannakhet đã trao trả cho tỉnh Quảng Bình 963 người Việt Nam vượt biên trái phép, trong đó có 395 người Quảng Bình [2]. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, số lượng người được trao trả giảm đáng kể với 29 người Quảng Bình trong tổng số 277 người Việt Nam. Dù có những kết quả đáng ghinhận, nhưng đây là một nội dung phức tạp trong công tác bảo vệ an ninh biên giới giữa hai tỉnh và kéo dài nhiều năm nên chưa được giải quyết một cách triệt để.

Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát chặt người di cư tự do và vượt biên trái phép, lực lượng an ninh tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã giải quyết tốt những vụ việc vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới nên tình hình tội phạm đã giảm rõ rệt.

Việc qua lại, thăm hỏi người thân, trao đổi, buôn bán hàng hóa của cư dân hai bên biên giới được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục xuất - nhập cảnh được giải quyết nhanh chóng.

Hoạt động xuất - nhập cảnh

Trong những năm 1990 - 2000, tỉnh Quảng Bình đã cấp 7.697 chứng minh thư nhân dân cho công dân cư trú trong khu vực biên giới, cấp và làm thủ tục xuất - nhập cảnh cho 1.766 người và làm thủ tục nhập biên cho 7.615 người. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý xuất - nhập cảnhcòn những hạn chế: trang bị phương tiện phục vụ kiểm soát còn thiếu, sự phối hợp liên ngành ở khu vực biên giới, cửa kh u chưa thật đồng bộ.

Từ năm 2001, những hạn chế trên dần được khắc phục. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2017, hoạt động quản lý xuất - nhập cảnh về người và phương tiện được các lực lượng chức năng liên quan của hai tỉnh triển khai thực hiện tốt, đảm bảo quy trình, thủ tục nhanh, gọn và đúng quy định của pháp luật: Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định 34/NĐ-CP và 161/NĐ-CP (từ tháng 9/2015 được thay thế bởi Nghị định 71/NĐ-CP)... Việc th m định, cấp các loại giấy tờ và quản lý xuất - nhập cảnh đối với công dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-

CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ. Công dân Việt Nam cư trú tại tỉnh Quảng Bình ngoài việc sử dụng hộ chiếu công vụ (đối với cán bộ, công chức nhà nước được cử đi công tác nước ngoài theo quyết định của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh), hộ chiếu phổ thông đối với công dân nói chung để xuất - nhập cảnh, còn được phép xuất cảnh sang các tỉnh của Lào có chung biên giới với tỉnh Quảng Bình bằng Giấy thônghành do Công an tỉnh cấp, công dân có hộ kh u ở các xã biên giới đất liền được sử dụng Chứng minh nhân dân biên giới để xuất cảnh sang các bản đối diện biên giới của Lào để thăm thân, giao lưu văn hoá và mua bán, trao đổi hàng hoá.

Tính từ năm 2011 đến 2015, Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và cấp 41.223 giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào và đề nghị Cục quản lý xuất nhậpcảnh - Bộ Công an cấp 90.608 hộ chiếu phổ thông [51, tr.39-40]. Thông qua kiểm tra nhân sự để xét duyệt cấp các loại giấy tờ xuất - nhậpcảnh, đã phát hiện 326 đối tượng thuộc diện “chưa được phép xuất cảnh”, “cần chú ý khi xuất cảnh”, kịp thời trao đổi để các cơ quan chức năng liên quan tiến hành các biện pháp nghiệp vụ.

Hoạt động quản lý xuất - nhập cảnh về người và phương tiện tại Cửa kh u quốc tế Cha Lo - Nà Phàu và Cửa kh u phụ Cà Roòng - Noọng Ma do Bộ đội Biên phòng phối hợp với Hải quan và Công an tỉnh thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, đúng quy định. Tại Cửa kh u Cha Lo, Cà Roòng, từ năm 2000 đến năm 2010 các lực lượng đã giải quyết thủ tục xuất - nhập cảnh cho 10.410 lượt người và 5.321 lượt phương tiện

[14, tr.116]; con số này tăng lên đáng kể trong thời gian từ năm 2011 đến tháng

10/2017 là 2.360.477 lượt người và 495.616 lượt phương tiện (xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1. Slượng người xut - nhp cảnh qua các cửa khu (2011 - 2017)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từcác báo cáo hàng năm tại BCH BĐBP tỉnh Quảng Bình

Những chính sách cởi mở, kết hợp với vị trí địa lý thuận tiện và sự ổn định về

an ninh, chính trị là điều kiện tốt để hai tỉnh giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa, xã hội và hợp tác bảo vệ an ninh quốc phòng. Nhân dân hai bên biên giới cũng cùng chung sức hợp tác với chiến sĩ BĐBP, công an, hải quân, giúp đỡ nhau về mọi mặt nhằm mục đích xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị.

Việc trấn áp tội phạm

Đặc điểm biên giới tự nhiên giữa hai tỉnh là địa hình núi rừng hiểm trở, nhiều đường tiểu ngạch, các đối tượng tội phạm đã lợi dụng điều này tiến hành các hoạt động gây rối. Do đó, lực lượng BĐBP và công an tỉnh Quảng Bình thống nhất định kỳ hàng năm cũng như đột xuất làm việc với lực lượng chức năng tỉnh Khăm Muộn để trao đổi tình hình, phối hợp đấu tranh, ngăn chặn và triệt phá các loại tội phạm. Hầu hết các vụ án xuyên biên giới nghiêm trọng đều được hai tỉnh phối hợp giải quyết ngay từ đầu, điển hình là các vụ buôn bán trái phép thuốc nổ, ma túy, buôn lậu…

Trước năm 2000, Quảng Bình được xem là “địa bàn trắng về ma túy” thì từ năm 2001, lợi dụng chính sách mở cửa, giao lưu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước, hoạt động buôn bán ma túy trên tuyến biên giới Khăm Muộn - Quảng Bình diễn biến

ngày càng phức tạp. Từ năm 1999 đến năm 2004, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình và an ninh tỉnh Khăm Muộn đã bắt giữ 04 vụ, 10 đối tượng; trong đó năm 2004 bắt giữ 199 bánh hêrôin qua Cửa kh u quốc tế Cha Lo [14, tr.136]. Cũng trong năm 2004, trên tuyến biên giới Lào - Việt, bắt giữ 25,5 m3 gỗ huê vận chuyển trái phép qua biên giới

[14, tr.140]. Tiếp đó, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, lực lượng BĐBP tỉnh

Quảng Bình tiếp tục phát huy truyền thống, phối kết hợp với công an tỉnh Khăm Muộn trấn áp có hiệu quả những hành động xâm nhập, phá hoại của các thế lực thù địch,phát hiện, bắt giữ và xử lý 89 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (có 11 vụ liên quan đến ma túy, vũ khí) [14, tr.239]. Những kết quả trên góp giữ vững an ninh tuyến biên giới của mỗi bên, tạo điều kiện thuận lợi để hai tỉnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

Tiếp đó, trong năm 2013, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình và lực lượng an ninh tỉnh Khăm Muộn phối hợp phá thành công chuyên án 516 LV, bắt 3 đối tượng, thu 21.988 viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật khác, bắt 75 đối tượng vi phạm thể lệ xuất - nhập cảnh, vận chuyển pháo, gian lận thương mại [142, tr.3]. Năm 2015, lực lượng an ninh hai tỉnh có những thành công lớn trong việc phát hiện và xử lý vụ việc từ phía Khăm Muộn thi công nâng cấp, mở rộng Đường 12A, đoạn từ Cửa kh u quốc tế Nà Phàu đến mốc 528 vi phạm hiệp định về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam -

Lào [144, tr.1]. Trong vấn đề an ninh, biên phòng hai tỉnh cũng đã bắt giữ, xử lý nhiều

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)