Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1989 2017
2.6.2. Tình hình khu vực Đông Na mÁ
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng có sự chuyển mình nhanh chóng [1]. Các nước trong khu vực đã có độc lập riêng của mình, có chung nguyện vọng là hòa bình, hữu nghị hợp tác để phát triển. Vì thế, để phù hợp với xu thế chung của toàn cầu, các nước đã có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược đối ngoại cho phù hợp.
Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực dần được mở ra theo hướng liên kết, hợp tác. Đáng chú ý là việc Việt Nam ký Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia (tháng 10/1991), quan hệ giữa các nước ASEAN với Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung bắt đầu có sự thay đổi về chất, chuyển từ trạng thái căng thẳng đối đầu sang trạng thái hòa bình, phát triển và ổn định. Tuy nhiên, do tính đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, tôn giáo và sự phát triển không đều giữa các quốc gia trong khu vực nên Đông Nam Á vẫn là khu vực chứa đựng nhiều bất đồng. Trong nội bộ của mỗi nước và giữa các nước còn tồn tại không ít mâu thuẫn xung đột trên các vấn đề: sắc tộc, tôn giáo, kinh tế - chính trị… Những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước, nhất là các nước lớn trong khu vực và mọi tính toán hoạt động của họ trong khu vực cũng có thể gây nên những xáo trộn.
Mặt khác, vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, những vấn đề về tài chính, an ninh, biến đổi khí hậu, thiên tai… cũng ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và ổn định của các nước Đông Nam Á. Vấn đề an ninh phi truyền thống không còn đơn giản là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ nào, mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia dân tộc, khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu liên kết với nhau giữa các nước trở nên bức thiết hơn, nhất là những nước gần gũi, có chung đường biên giới như Lào và Việt Nam.
Với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trong những năm 1990 - 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đặt quan hệ ngoại giao với EU, thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, đặc biệt là gia nhập ASEAN. Năm 1997, Lào cũng chính thức gia nhập tổ chức khu vực này. Với việc trở thành thành viên của tổ chức ASEAN và tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Lào và Việt Nam chính thức tham gia vào lộ trình hội nhập khu vực và thế giới.
Bước vào thế kỷ XXI, sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997, nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu có sự chuyển dịch các dòng đầu tư và trao đổi thương mại mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, và Đông Nam Á nói riêng. Tình hình đó tác động trực tiếp đến quan hệ hợp tác Lào và Việt Nam, là hai nướcđang trong tiến trình hội nhậpsâu rộng vàokhu vực và thế giới.
Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của các nước diễn ra khá mạnh mẽ. Khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế thế giới, chiếm 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới. Các nước lớn tăng cường thiết lập và duy trì quan hệ chiến lược song phương, đa phương với các nước trong khu vực. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí ngày càng quan trọng đó cùng sự chi phối và ảnh hưởng của các nước lớn, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chính sách ngoại giao của hai nước Lào, Việt Nam dành cho nhau.
Sự hoàn chỉnh về cơ chế và số lượng thành viên của tổ chức khu vực ASEAN đã thúc đ y mạnh mẽ sự hội nhập khu vực và thế giới đối với hai nước Việt Nam, Lào. Tuy là những nước thành viên mới của ASEAN, song Việt Nam và Lào đã sớm chủ động nắm bắt tình hình, phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong các cương vị được giao; hơn thế nữa, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra các sáng kiến hợp tác Đông Á, chủ động tham gia vào các chương trình hợp tác Đông Á. Hai nước
Việt Nam, Lào cũng tích cực và chủ động hưởng ứng các phương thức hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3... Sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế cũng như vai trò tích cực của hai nước Việt Nam và Lào trên các vấn đề khu vực, quốc tế được các nước ghi nhận. Sự phát triển nhanh của tổ chức chung khu vực là ASEAN cũng tạo ra những thuận lợi to lớn để Việt Nam và Lào đ y mạnh quá trình hội nhập của mình.
Trong xu thế hội nhập, sựhợp tác mở rộng khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS)1 là cơ hội lớn và điều kiện quan trọng để mỗi nước thành viên, trong đó có Việt Nam, Lào nâng cao năng lực phát triển toàn diện; nhưng cũng từ đó, Việt Nam và Lào phải đối mặt với thực tế là “không thể phát triển đơn lẻ, biệt lập mà luôn phải gắn kết trong chương trình phát triển tổng thể của GMS, gia tăng hơn nữa sự phối hợp giữa chính sách quốc gia và chính sách khu vực” [31, tr.3-8]. Như vậy, vấn đề phối hợp hợp tác trong ASEAN, trong tiểu vùng Mê Kông, Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia... đang là những thách thức không nhỏ về việc đảm bảo lợi ích
chung cũng như lợi ích trước mắt và lâu dài của mỗi nước trong khu vực, trong đó có quan hệ Việt Nam - Lào. Đặc biệt cơ chế hợp tác đa phương của khu vực ngày càng phát triển như ASEAN, GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia… đã tạo ra nhiều cơ hội giúp cho mỗi nước phát huy lợi thế so sánh của mình, tăng cường giao lưu hội nhập, qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam không chỉ trong quan hệ song phương mà cả trong quan hệ đa phương.
Bối cảnh quốc tế và khu vực là nhân tố khách quan nhưng với những thay đổi phức tạp, không đoán định trước của tình hình thì nhân tố quốc tế và khu vực luôn có ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến các quốc gia và việc hoạch định chính sách ra bên ngoài cho phù hợp. Lào, Việt Nam cũng như mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc cũng chịu sự chi phối chung đó.
Bên cạnh đó, Lào và Việt Nam đều là những nước đang phát triển, nguồn lực cũng như tính cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Cả hai nước không những phải đối mặt với những thách thức chung mang tính toàn cầu mà còn phải vượt qua những cạnh tranh gay gắt từ chính các nước láng giềng có quan hệ gắn bó với mình, từ các chương trình hợp tác đa phương mà cả Lào và Việt Nam đều là thành viên. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực sẽ là những nhân tố tác động trực tiếp đến đường lối đối ngoại trong mối quan hệ Việt Nam - Lào; do đó, đòi hỏi mỗi nước phải
1
GMS có sự tham gia của 5 quốc gia là Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam,
có những thích ứng phùhợp với xu thế phát triển chung và tiếp tục củng cố mối quan hệ đặc biệt mà nhân dân hai nước đã xây dựng và vun đắp trong lịch sử.
Trong số mười quốc gia thành viên của ASEAN, Thái Lan là một nước lớn, có quan hệ láng giềng truyền thống với đường biên giới của Lào. Đồng thời, Thái Lan cũng có quan hệ khá chặt chẽ với Việt Nam.
Thái Lan là một trong những nước tham gia sáng lập ASEAN, thành viên của cáctổ chức toàn cầunhưLiên Hợp Quốc, WTO, APEC, Phong trào Không liên kết,...
Thái Lan là nước có vị thế cao trong khu vực. Với quy mô vàtốc độ gia tăngdân sốổn định đi kèm vớichỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, đồng thời lànền kinh tếlớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, xếp hạng 25 toàn cầu
theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 21 thế giới xét theosức mua tương đương [228], đứng
thứ 28 trên thế giới về tổnggiá trịthương hiệuquốc gia (2020) [223]. Thái Lan hiện là mộtnước công nghiệp mới, trong đó,sản xuất, lắp ráp, chế tạohàng hóađiện tử, công nghiệp, xuất kh ucác mặt hàngnông nghiệpcùngdu lịch, dịch vụlà những lĩnh vực chủ chốt củanền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, nhữngbất ổn chính trị liên tiếp, sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạngnhập cư bất hợp pháp [48], dẫn đếntội phạmlan rộng cùng nạn sở hữusúng đạntrái phép [86], sựphân hóa giàu nghèovà sự nổi lên củachủ nghĩa khủng bốdo các phần tửHồi giáo cực đoanởmiền Nam đất nướctiến hành đang là những vấn đề nhức nhối mà quốc gia này phải đối mặt.
Trong quan hệ với Lào, nói chung mối quan hệ hợp tác song phương Lào - Thái khá tốt đẹp. Hai bên về căn bản giải quyết xong vấn đề biên giới, duy trì các cuộc họpnội các chung thường kỳ Lào - Thái Lan (JCR) được tổ chức tại thủ đô hai nước nhắm đến những tầm cao mới trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương, trong bối cảnh hai quốc gia hướng tới việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vì tăng trưởng và phát triển bền vững. Lào và Thái Lan khẳng định sẽ tiếp tục thúc đ y hợp tác về an ninh, chống buôn bán ma túy và buôn người; kinh tế, thương mại và đầu tư vào lĩnh vực điện và những lĩnh vực khác có tiềm năng phát triển hơn, nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên, cũng như tăng cường xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC). Sự phát triển quan hệ giữa Lào và Thái Lan có tác động tốt đối với Lào cũng như quan hệ Lào - Việt Nam nói chung và quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng.
Tiểu kết chƣơng 2
Khăm Muộn vàQuảng Bình với đường biên giới chung dài 180 km, gần gũi về vị trí địa lý, tương đồng về điều kiện tự nhiên và đều có vị trí địa - chính trị hết sức
quan trọng,là địa bàn chiến lược trọng yếu của nhau, cùng hợp tác trong quá trình đấu
tranh chống xâm lược cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Xuất
pháttương đối thấp về trình độ kinh tế - xã hội so với các địa phương khác của Lào và Việt Nam, cùng với những khó khăn về điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng khá lớn đến kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Đây là những cơ sở quan trọng để hai tỉnh cùng phối hợp phát huy thế mạnh, hạn chế trở ngại nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Từ góc độ văn hóa - xã hội và dân cư, bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người, việc cư dân hai tỉnh có một số truyền thống, tập quán tương đồng, sự gần gũi tộc người của một số sắc tộc (các tộc Bru, Chứt ở Quảng Bình và ở Khăm Muộn) là yếu tố quan trọng để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân vùng biên giới hai tỉnh; tạo nên sợi dây gắn kết bền chặt tự nhiên trong quá khứ và hiện tại, góp phần vun đắp nên tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai tỉnh, giúp họ đoàn kết trong lao động sản xuất và trong đấu tranh.
Donhu cầu bức thiết của việc phối hợp chống kẻ thù chung, nhất là chủ nghĩa đế quốc, thực dân, Khăm Muộn và Quảng Bình đã sớm liên minh chiến đấu, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ và sự hợp tác xây dựng đất nước trong hòa bình từ năm 1975 đến năm 1989. Những thành tựu trong quan hệ hợp tác thời kỳ này còn có những hạn chế, nhưng là nền tảng cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện trong thời gian kế tiếp giữa hai tỉnh nói riêng cũng như hai nước nói chung. Nói cách khác, mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình xuất phát từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội của hai dân tộc Lào và Việt Nam nói chung cũng như của Khăm Muộn vàQuảng Bình nói riêng.
Bên cạnh những tác động nói trên, bối cảnh phức tạp của quốc tế và khu vực cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã tác động và chi phối đến quan hệ Lào - Việt Nam
nói chung và Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng. Sự cạnh tranh mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một số nước lớn ở Lào, nhất là những toan tính từ Trung Quốc, Mỹ cùng với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu bức thiết... đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức
mới đan xen cho quan hệ Lào - Việt nói chung và Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng. Một mặt, điều đó thúc đ y quan hệ song phương giữa phía Lào và phía Việt Nam ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thấy rằng, cục diện cạnh tranh của bối cảnh quốc tế và khu vực đã tác động không thuận chiều đến quan hệ giữa hai nước và hai tỉnh trong bối cảnh mới. Tỉnh Quảng Bình cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh từ phía các tỉnh của Thái Lan. Bởi vậy, cả tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình cần thiết phải có những điều chỉnh chủ trương đối ngoại thích hợp với bối cảnh mới của thế giới và khu vực, đồng thời xác định đúng những lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ giữa hai tỉnh với nhau, nhằm phát triển hợp tác xứng đáng với tiềm năng và mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh.
Quan hệ hữu nghị hợp tác giữatỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnhQuảng Bình (Việt Nam) giai đoạn 1989 - 2017 được củng cố và phát triển dựa trên những cơ sở vững chắc và chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Trong những cơ sở và nhân tố nói trên, có một số mặt đan xen. Chúng vừa có những tác động thuận chiều, nhưng đôi khi cũng gây khó khăn cho sự phát triển quan hệ giữa hai tỉnh.
Chƣơng 3
QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1989 - 2017)