Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. Tác động của quan hệ Khăm Muộn Qu ảng Bình
4.3.1. Đối với tỉnh Khăm Muộn
Trong dòng chảy chung của quan hệ Lào - Việt Nam, trải qua các thời kỳ khác nhau, chính quyền tỉnh Khăm Muộn luôn có sự ưu tiên trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình đối với tỉnh Quảng Bình cũng như một số địa phương khác của Việt Nam. Xuất phát từ lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh, các nội dung hợp tác
mang tính chiến lược lâu dài và góp phần hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khăm Muộn luôn được đề cao.
Trong quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017, tỉnh Khăm Muộn bắt đầu phát huy được lợi thế về vị trí địa - chiến lược và nguồn tài nguyên của mình. Đó là tỉnh đã sử dụng lợi thế về các đường Quốc lộ 12 và 13 và nằm giữa Viêng Chăn và Savannakhet là hai vùng kinh tế lớn của Lào để đ y mạnh giao thương, phát triển các dự án sản xuất, thúc đ y phát triển kinh tế - văn hóa.Đặc biệt tỉnh Khăm Muộn đã sử dụng tài nguyên lâm sản phong phú với rất nhiều loại gỗ quý hiếm để xuất sang Việt Nam (chủ yếu qua địa bàn Quảng Bình) hoặc để trung chuyển ra nước khác. Đồng thời, với sự hợp tác, giúp đỡ từ phía Quảng Bình để đã, đang và sẽ hình thành và phát triển nhiều dự án sản xuất nông, lâm sản, cây công nghiệp, cây lương thực… theo hướng công nghiệp hóa.
Cùng với đó, Khăm Muộn cũng đã phát huy được thế mạnh do dồi dào về năng lượng và khoáng sản. Về năng lượng điện, các nhà máy thủy điện (Nậm Thơn 2, Nậm Thơn - Hỉn Bun và các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ) đã và đang được xây dựng có thể bán nguồn điện dư thừa ra nước ngoài, trong đó cótỉnh Quảng Bình. Những mỏ khoáng sản có trữ lượng khá lớn, nhất làthạch cao của tỉnh Khăm Muộn đã và đang đáp ứng cho nhu cầu sản xuất xi măng của tỉnh Quảng Bình và các tỉnh khác của Việt Nam. Hàng trăm điểm du lịch của Khăm Muộn như tháp Sikhottabong, chùa Nabo, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Xiêng Vang… hàng năm đón hàng ngàn lượt khách (trong đó có nhiều khách từ Quảng Bình).
Trong quan hệ hợp tác, với ưu thế về nguồn tài nguyên, Khăm Muộn đã thúc đ y quan hệ hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài, tạo ra động lực cho sự cạnh tranh của các bên. Trong tương quan so sánh, hiện có nhiều nhà đầu tư đang hướng tới Khăm Muộn và các tỉnh của Lào, vì vậy, sẽ có sự cân nhắc trong việc lựa chọn đối tác chiến lược và luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Do đó, trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, việc phát triển quan hệ hợp tác với Quảng Bình cũng như các địa phương khác của Việt Nam, các tổ chức ngoài Việt Nam là cơ hội rất lớn cho sự đổi mới của Khăm Muộn.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo hai tỉnh và giữa các ngành của hai tỉnh đã có những cuộc làm việc, trao đổi kinh nghiệm và sự hỗ trợ tư vấn từ phía tỉnh Quảng Bình đối với tỉnh Khăm Muộn, giúp tỉnh Khăm Muộn có hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, giúp xây dựng các đơn vị kinh tế mới trong từng lĩnh vực nông, lâm, thương mại và dịch vụ… phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường. Một số mô hình liên doanh giữa hai tỉnh được hình thành và phát huy hiệu quả. Quảng Bình trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa trực tiếp cho tỉnh Khăm
Muộn về hàng lâm sản, nông sản, hàng tiêu dùng. Đặc biệt, với vị trí thuận lợi ở điểm trung lộ của cả nước và là địa bàn ven biển, Quảng Bình là cầu nối trên Hành lang kinh tếĐông - Tây nên có những lợi thế rất lớn trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Từ lợi thế đó, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa hai tỉnh, Quảng Bình có khả năng hỗ trợ Khăm Muộn mở rộng hợp tác ra khu vực bên ngoài như ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương bằng đường biển, đường sắt.
Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, tỉnh Quảng Bình cũng đã có sự hỗ trợ, đầu tư lớn dành cho Khăm Muộn. Đáng kể nhất là các cơ sở giáo dục tại Khăm Muộn được khánh thành như Trường Hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn - là biểu tượng cho sự kết nối giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình; đồng thời trong khoảng 10 năm từ năm 2007 đến 2017, với những thỏa thuận về giáo dục - đào tạo, Quảng Bình đã đào tạo một nguồn nhân lực trình độ cao cho tỉnh Khăm Muộn, đáp ứng những nhu cầu đang thiếu hụt về nguồn lao động của Khăm Muộn.
Như vậy, việc duy trì quan hệ song phương với tỉnh Quảng Bình trong mối quan hệ toàn diện, đặc biệt Lào - Việt Nam đã giúp Khăm Muộn có những lợi thế, nhất là về kinh tế, phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, tiếp cận khoa học - công nghệ…