Đối với tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 143 - 145)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Tác động của quan hệ Khăm Muộn Qu ảng Bình

4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Bình

Cũng như Khăm Muộn, Quảng Bình là một tỉnh nghèo, sau chiến tranh tiến hành xây dựng kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Chính quyền tỉnh Quảng Bình đã duy trì, củng cố quan hệ hợp tác song phương với tỉnh Khăm Muộn. Từ sau khi tái lập tỉnh, Quảng Bình đã chuyển từ hợp tác chính trị, quân sự là chủ yếu sang phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, trong đó hợp tác kinh tế, giáo dục đã dần trở thành trọng tâm.

Nhờ hợp tác với tỉnh Khăm Muộn, Quảng Bình đã và đang phát huy lợi thế về biển, Cảng nước sâu Hòn La để phát triển kinh tế. Tỉnh Quảng Bình cũng đã đón nhiều đoàn khách du lịch từ Lào, trong đó có Khăm Muộn đến thăm các thắng cảnh thiên nhiên màtiêu biểu là VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Di sản thiên nhiên thế giới), đi nghỉ dưỡng ở Đồng Hới với các bãi biển tuyệt vời.

Mặt khác, bên cạnhcác thế mạnh do những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi tạo nên, tỉnh Khăm Muộn cũng như tỉnh Quảng Bình còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Đây lại là hai tỉnh có nền kinh tế thấp hơn so với các địa phương khác của hai nước. Đặc biệt, về phía tỉnh Khăm Muộn là một tỉnh có trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông và khai thác lâm thổ sản; cơ sở hạ tầng còn rất kém, giao thông đi lại khó khăn.Những thế mạnh về

kinh tế nói trên tạo nên tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của hai tỉnh. Tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình cũng có thể phát huy thế mạnh của mình để tăng cường sự hợp tác. Đồng thời, nhận thức những khó khăn mà bản thân của mỗi tỉnh gặp phải cũng có thể giúp cho hai tỉnh tăng cường hợp tác với nhau để khắc phục và xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh.

Về chính trị, an ninh quốc phòng: việc hợp tác có hiệu quả với Khăm Muộn, trong đó có việc hoàn thành xây dựng đường biên giới hòa bình khiến cho biên giới phía tây của tỉnh Quảng Bình được ổn định. Công cuộc giữ gìn an ninh trật tự tuyến biên giới, đấu tranh phòng, chống các thế lực phản động, “diễn biến hòa bình” thu được những kết quả đáng kể.

Về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Quảng Bình bắt đầu có sự đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh tại Khăm Muộn, nguồn lao động địa phương Quảng Bình dần ổn định công việc tại Khăm Muộn theo định kỳ. Bên cạnh đó, với việc hình thành các liên doanh giữa hai tỉnh, Khăm Muộn cũng trở thành thị trường trực tiếp của Quảng Bình với một số mặt hàng như vật liệu xây dựng, hàng nông sản, hàng tiêu dùng. Ngược lại, Khăm Muộn có thể hỗ trợ Quảng Bình mở rộng quan hệ quốc tế, thâm nhập thị trường và thu hútvốn đầu tư của các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông và các nước Nam Á, Trung Á. Đây chính là nhân tố quan trọng để Quảng Bình và Khăm Muộn trở thành những địa bàn hấp dẫn cho các dự án đầu tư quốc tế.

Việc có biên giới tự nhiên dài với những núi cao hiểm trở của dãy Trường Sơn cũng tạo ra những khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực biên giới, ngăn chặn các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ, lâm sản, động vật hoang dã trái phép. Đặc biệt là những khó khăn trong việc bảo vệ khu vực rừng thuộc Vườn Quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình có chung đường biên giới với Khu bảo

tồn thiên nhiên quốc gia Hin Nam No của tỉnh Khăm Muộn, nơi được đánh giá có tiềm năng đa dạng sinh học cao ở khu vực Đông Nam Á với nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu. Vì vậy, việc hợp tác với tỉnh Khăm Muộn đã và sẽ giúp tỉnh Quảng Bình có được nhữngthông tin, phối hợp xây dựng các chương trình hoạt động hợp tác, cụ thể hơn trong hoạt động tuần tra chung bảo vệ rừng trên khu vực biên giới hai tỉnh để đưa đến kết quả cao hơn trong hợp tác giữa hai bên.

Như vậy, trong xu thế hội nhập của giai đoạn mới hiện nay, việc thúc đ y quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại những lợi thế quan trọng để hai tỉnh đ y nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực an

ninh - quốc phòng. Việc mở rộng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Khăm Muộn

văn hóa - giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới của mỗi bên. Việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai tỉnh theo hướng hội nhập hiện nay sẽ tạo điều kiện cho mỗi bên dần khắc phục những mặt hạn chế, thu hẹp khoảng cách giữa hai tỉnh với các địa phương khác của hai nước Lào và Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác giữa tỉnh khăm muộn (CHDCND lào) và tỉnh quảng bình (CHXHCN việt nam) từ năm 1989 đến năm 2017 (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)