Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Chủ trương đối ngoại của Lào, Việt Nam giai đoạn 1989 2017
2.4.2. Chủ trương đối ngoại của CHXHCN Việt Nam
Việt Nam là một nước lớn ở khu vực Đông Nam Á với có diện tích 330.363
km2 và dân số trên 90 triệu người (năm 2017). Nếu tính về diện tích thì Việt Nam là nước trung bình, nhưng tính về dân số thì Việt Nam là một nước lớn (đứng thứ 13 trong số 193quốc gia trên thế giới). Quá trình đổi mới kinh tế - xã hội kể từ năm 1986 đã thu được những thành quả đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đến nay về
cơ bản đã phản ánh đúng thực trạng khả quan là vẫn tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng năm sau đều tăng hơn năm trước và sự tăng đó đã diễn ra liên tục. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, với việc hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Từ năm 1986 đến nay, chính sách đối ngoại nổi bật và xuyên suốt của Việt Nam đối với Lào là tiếp tục củng cố, tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác Việt - Lào trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, hòa bình, hợp tác, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
“Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng gần gũi, các nước bạn bè truyền thống, trong đó quan hệ hữu nghị hợp tác với CHDCND Lào luôn chiếm vị trí ưu thế” [36].Nhờ chính sách đối ngoại này mà quan hệ Lào - Việt Nam ngày càng trở nên khăng khít, có bước chuyển đổi lớn từ ngoại giao chính trị sang ngoại giao toàn diện, trong đó chú trọng ngoại giao kinh tế và hội nhập khu vực.
Mối quan hệ đặc biệt, toàn diện giữa Lào và Việt Nam diễn ra ngày càng sôi động với nội dung phong phú, quy mô lớn. Điều này được thể hiện rõ nét qua các kỳ Đại hội của ĐCS Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tới Lào. Trong văn kiện Đại hội lần thứ VI (12/1986) của ĐCS Việt Nam đã xác định chủ trương về mối quan hệ với Lào: “Chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa nước ta và hai nước láng giềng anh em Lào, Campuchia, nhằm khai thác khả năng của mỗi nước bổ sung cho nhau, làm cho mỗi nước và ba nước ngày càng phát triển và vững mạnh”[34, tr.181]. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu (ngày 2 đến 4/7/1989). Sau đó, thông qua các cuộc viếng thăm chính thức thường xuyên của các nhà lãnh đạo, hai nước đều khẳng định quyết tâm duy trì và phát triển quan hệ Việt Nam - Lào. Đây chính là cơ sở quan trọng tạo tiền đề chính trị và sự tin cậy cần thiết để các bên đ y mạnh quan hệ hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, nó sẽ là cơ sở để các địa phương chung đường biên giới hai nước Việt - Lào tiếp tục phát triển mối quan hệ.
Hai nước đã thông qua nhiều Tuyên bố chung và nhiều lần đề cập đến việc
“tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau” [38, tr.174]; “đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý thức tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triểnở Đông Nam Á và trên thế giới” [168].
Từ đầu thế kỷ XXI, hai nước duy trì đều đặn các cuộc gặp cấp cao thường niên giữa hai Bộ Chính trị (BCT), lấy đó là phương châm chỉ đạo chung cho quan hệ hợp tác mọi mặt ở các cấp. Tiếp sau đó là cuộc gặp của các đoàn Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương Việt Nam và Lào. Năm 2005, trong chuyến thăm Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cả hai bên đã khẳng định: “Truyền thống đoàn kết đặc biệt và mối quan hệ chung giữa hai Đảng và nhân dân Việt Nam và Lào. Hai bên khẳng định quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống đó như một tài sản vô giá của cả hai dân tộc… đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới” [45, tr.678-679]. Sự quan tâm của hai Đảng, hai chính quyền Nhà nước trong việc gìn giữ và phát triển quan hệ Việt Nam -
Lào chứng minh rằng, hai nước xác định quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ hết sức đặc biệt, toàn diện và vượt lên trên tất cả các đối tác ngoại giao thông thường.
Những thành tựu đạt được trong quan hệ Việt Nam - Lào đã và đang góp phần tích cực cho sự phát triển của hai quốc gia. Hòa trong dòng chảy chung của quan hệ Lào - Việt Nam, mối quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình cũng được củng cố vững chắc hơn. Từ chính sách của hai Nhà nước, trong giai đoạn 1989 - 2017,
tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã có những định hướng cho chủ trương đối ngoại của mình.
2.5. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trƣơng đối ngoại của Khăm Muộn và Quảng Bình