7. Kết cấu của luận án
3.2.2. Thương mại, đầu tư
3.2.2.1. Thương mại
Từ năm 1986, mặc dù cả Lào và Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế hạch toán kinh doanh từng bước thay thế cơ chế quan liêu bao cấp, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước cũng như giữa Khăm Muộn và Quảng Bình chủ yếu vẫn diễn ra bằng hình thức viện trợ, giúp đỡ nhân lực lẫn vật lực. Do những khó khăn từ cả hai phía nên hàng hóa lưu thông qua các cửa kh u giữa Lào và Việt Nam còn nhiều hạn chế, hàng hóa xuất kh u chưa ổn định, vì ở mức độ tìm hiểu lẫn nhau.
Với Hiệp định thương mại Lào - Việt Nam được ký vào tháng 2/1991, phù hợp với xu thế đ y mạnh giao thương, hội nhập kinh tế, hình thức nghị định thư trao đổi hàng hóa hàng năm và tình trạng bao cấp từ Trung ương cho các địa phương được xóa bỏ. Hiệp định cho phép mở rộng danh mục mặt hàng được trao đổi, không hạn chế tổng kim ngạch hàng năm. Nhằm triển khai Hiệp định trên, phương hướng hợp tác phát triển lĩnh vực thương mại của hai bên trong tình hình mới được xác định rõ thông qua các chuyến viếng thăm, các hội nghị thường niên, các văn bản ký kết giữa lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Đó là nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác thương mại trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, chuyển từ hình thức hợp tác một chiều sang quan hệ đối tác, dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau. Theo đó, việc trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh sẽ xóa bỏ tình trạng bao cấp của nhà nước, cho phép mở rộng đối tác thương mại, không hạn chế các doanh nghiệp và cá nhân tham gia trao đổi hàng hóa, không hạn chế kim ngạch buôn bán, mở rộng danh mục trao đổi hàng hóa, từ các mặt hàng cấm xuất nhập kh u (XNK) của mỗi nước, mỗi địa phương.
Từ năm 1998,để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam từ Trung ương đến địa phương hợp tác buôn bán với Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt
Nam cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Lào, Chính phủ hai nước đã cho phép các doanh nghiệp của mình thực hiện quy chế hàng đổi hàng. Đồng thời, Chính phủ hai nước tiến hành giảm 50% thuế nhập kh u đối với hàng hóa của Lào vào Việt Nam và từ Việt Nam vào Lào. Về phía Lào, Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp của Lào tăng cường buôn bán hơn nữa với Việt Nam, coi việc buôn bán với Việt Nam là một phần nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa Thái Lan. Phía Việt Nam cũng quyết định miễn thuế cho các công ty Lào đang làm ăn với các đối tác Việt Nam. Đây là cơ hội giúp tăng cường sự cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa Thái Lan trên thị trường Lào.
Nhờ sự quan tâm đặc biệt của hai Chính phủ, thông qua cơ chế, chính sách bảo hộ nói trên, từ giữa thập niên cuối thế kỷ XX, hợp tác thương mại đầu tư giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình có những biến chuyển vượtbậc. Các thành phần kinh tế tham gia buôn bán ngày càng nhiều, danh mục hàng hóa thay đổi hàng năm, phong phú hơn về chủng loại. Ngoài những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Bình còn xuất kh u sang Khăm Muộn các mặt hàng mới như giàydép, hàng dệt may, các loại dược ph m, hàng thủ công mỹ nghệ… Hàng xuất kh u từ Khăm Muộn vào Quảng Bình chủ yếu là nông sản, nến đất, sa nhân, song mây, vật liệu xây dựng, gỗ các loại và tái xuất các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan như máy móc, thiết bị phụ tùng đi kèm [182, tr.2]…
Để thúc đ y sự phát triển của thương mại, dịch vụ, tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã trình Chính phủ hai nước phê duyệt các vùng kinh tế trọng điểm dọc tuyến biên giới, nhất là Cửa kh u Cha Lo - Nà Phàu để có hướng đầu tư, xây dựng. Việc xây dựng mô hình kinh tế hai bên cửa kh u là một nét mới trong chiến lược hợp tác phát triển kinh tế giữa hai tỉnh cùng chung biên giới. Các khu trung tâm kinh tế cửa kh u đang từng bước mở cửa và trở thành khu đô thị giao lưu quốc tế, sẽ là cầu nối không chỉ hàng hóa của Quảng Bình và Khăm Muộn mà còn đóng vai trò vận chuyển giữa hàng hóa trong nước với thị trường nước ngoài.
Việc qua lại mua bán hàng hóa, thực hiện các hợp đồng kinh tế ngày càng nhiều. Tại thị xã Thà Khẹt có rất nhiều người Quảng Bình và các tỉnh miền Trung Việt Nam sang làm ăn, sinh sống. Việc mở cửa giao lưu buôn bán của tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã tạo nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi và giải quyết được nạn thiếu hụt hàng hóa trước đây, tăng lên mức sống của nhân dân vùng biên giới, đóng góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng ngân sách địa phương của cả hai tỉnh. Song do điều kiện cơ sở hạ tầng của các vùng biên hai tỉnh phát triển còn chậm, nên mức độ giao lưu hàng hóa còn nhiều hạn chế. Các phương thức buôn bán lớn chưa được phát huy trong
khi các hình thức buôn lậu có xu hướng gia tăng làm cho môi trường hoạt động kinh tế thiếu lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội diễn ra ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu vực.
Năm 1993, với việc cơ quan Hải quan Quảng Bình được thành lập, Cửa kh u Cha Lo thuộc sự quản lý của cơ quan này. Hoạt động XNK chủ yếu được giao dịch qua Cửa kh u Cha Lo, bình quân kim ngạch xuất kh u trong 3 năm từ 1993 đến 1996 là 457.669USD [157, tr.78-79]. Năm 1997, với việc đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là nâng cấp Quốc lộ 12A cùng một số cầu cống bảo đảm cho việc lưu thông qua Cửa kh u Cha Lo dễ dàng, một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng bắt đầu làm thủ tục XNK hàng hóa qua Cửa kh u Cha Lo. Đến cuối năm 1997, hoạt động XNK, xuất - nhập cảnh tăng rõ rệt.
Từ năm 2001 trở đi, Chính phủ Lào tạo những điều kiện nhất định thông qua các cơ chế để cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Lào, từ đó mở rộng sang thị trường nước thứ ba, trước hết là các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Ngược lại, các tỉnh chung biên giới của Việt Nam đã giúp Lào trao đổi và vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nhất là kho bãi và đường ra biển.
Nhờ đó, hoạt động thương mại giữa Lào và Việt Nam cũng như giữa tỉnh Khăm
Muộn và tỉnh Quảng Bình được đ y mạnh hơn. Hàng năm, lãnh đạo hai tỉnh đều thống nhất phương hướng để thúc đ y hợp tác, phát triển đầu tư, thương mại giữa mỗi tỉnh. Nhiều biện pháp được đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các doanh nghiệp vùngbiên giới của cả hai tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ lẫn nhau.Trong chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Đinh Hữu Cường tại Khăm Muộn (ngày 22 đến 25/7/2004), lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã thống nhất việc xây dựng kế hoạch cụ thể để hợp tác phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa tại các cửa kh u, đồng thời thống nhất việc tổ chức hội chợ và đưa chợ trung tâm thuộc Khu liên hợp Cửa kh u Cha Lo - Nà Phàu vào sử dụng lâu dài [129, tr.2].
Hoạt động thương mại vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình thu được nhiều kết quả mới. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa không ngừng tăng lên: năm 2001 đạt 2,1 triệu USD, năm 2005 đạt 3,8 triệu USD, năm 2010 đạt 129,2 triệu USD. Tính riêng năm 2014, có 2,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua Cửa kh u Cha Lo với trị giá hơn 1,7 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2013 [152, tr.4]. Với chỉ số này, kim ngạch hàng hóa ở Cửa kh u Cha Lo tương đương với Cửa kh u quốc tế Lào Cai - một trong những cửa kh u sầm uất phía bắc. Nếu so sánh với Cửa kh u Cầu Treo (Hà Tĩnh) có mức 143 triệu USD, Cửa kh u Lao Bảo (Quảng Trị) ở mức 367 triệu USD [63] thì kim ngạch XNK đạt được tại Cửa kh u Cha Lo năm 2014 cao hơn nhiều.
Sau khi Hiệp định thương mại biên giới Lào - Việt Nam ký kết (tháng 1/2015), tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình có được cơ sở pháp lý để mở rộng hoạt động thương mại tại vùng cửa kh u biên giới. Nhiều chủ trương khuyến khíchcác doanh nghiệp, thương nhân phát huy lợi thế của mỗi bên để tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa qua cửa kh u được hai bên đưa ra. Các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai. Các cơ quan chức năng như Hải quan, BĐBP của hai bên tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất - nhập cảnhđối với người và phương tiện; XNK đối với hàng hóa. Các hoạt động thương mại biên giới giữa hai tỉnh nói chung và tình hình XNK qua Cửa kh u quốc tế Cha Lo - Nà Phàu nói riêng đã có bước phát triển mới, lưu lượng hàng hóa tăng cả về số lượng, giá trị cũng như chủng loại qua từng năm. Sự kiện cầu Hữu Nghị III được khánh thành cuối năm 2011, kết nối với Quốc lộ 12A cũng góp phần thúc đ y hoạt động thương mại và du lịch qua Cửa kh u Cha Lo.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tổng kim ngạch XNK hàng hoá qua các Cửa kh u Cha Lo và Cà Roòng tăng lên rõ nét. Trong thời gian tiếp từ năm 2015 đến năm 2017, tổng kim ngạch XNK tại các cửa kh u giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tiếp tục được duy trì với mức tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 1,7 tỷ USD [22] (xem Biểu đồ 3.2).
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế
Cha Lo - Nà Phàu (2011 - 2017)
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo từ Sở Công thương,
Tại Cửa kh u Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu, hàng hóa XNK tăng mạnh về chủng loại cũng như loại hình. Về cơ cấu hàng hóa, mặt hàng xuất kh u chủ yếu từ Khăm Muộn sang Quảng Bình chủ yếu là trái cây các loại, trâu, bò sống, gạo, sắn lát khô, phân bón, cà phê nhânchưa rang, nước tăng lực, thạch cao nguyên liệu, sản ph m gỗ, tấm trần nhựa PVC, hàng điện tử, xe ô tô nguyên chiếc... Mặt hàng nhập kh u từ Quảng Bình chủ yếu là than cám, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, nông sản, hải sản… (xem Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Bảng Thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu từ Quảng Bình sang Khăm Muộn (2010 - 2017)
Năm Các mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng nhập khẩu
2010 Sắt thép, vật liệu xây dựng, trái cây
tái xuất, gỗ tái xuất Gỗ nguyên liệu, trái cây, trâu bò sống
2011 Sắt thép, vật liệu xây dựng, trái cây
tái xuất Gỗ nguyên liệu, trái cây, trâu bò sống
2012 Sắt thép, vật liệu xây dựng, trái cây
tái xuất Gỗ nguyên liệu, trái cây, trâu bò sống
2013 Sắt thép, vật liệu xây dựng, than
cám, trái cây tái xuất Gỗ nguyên liệu, trái cây, trâu bò sống
2014 Sắt thép, vật liệu xây dựng Gỗ nguyên liệu, trái cây, trâu bò sống
2015 Sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng tạp
hóa tiêu dùng; hành, tỏi củ khô Trái cây, trâu bò sống, thạch cao nguyên liệu
2016 Sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng tạp
hóa tiêu dùng; hành, tỏi củ khô Trái cây, trâu bò sống, thạch cao nguyên liệu
2017 Sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng tạp
hóa tiêu dùng; hành, tỏi củ khô Trái cây, trâu bò sống, thạch cao nguyên liệu
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình từ 2010 đến 2017
Mặt hàng quá cảnh chủ yếu qua cửa kh u gồm có trái cây tươi, quặng đồng, quặng sắt, phân bón Kaly, chân, cánh gà đông lạnh (xem Phụ lục 6).
Cùng với hàng hóa, số lượt người và phương tiện xuất - nhập cảnh cũng tăng, giao thương giữa Lào và Việt Nam hoạt động thông suốt. Bên cạnh đó, việc vận hành hệ thống thông quan tự động VNACCS/ VCIS cũng là một trong những yếu tố tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đ y hoạt động thương mại phát triển.
Cho đến cuối năm 2017, Cục Hải quan Quảng Bình đã làm thủ tục cho 20.894 tờ khai đối với hàng hóa XNK (xuất kh u: 2.066 tờ khai, nhập kh u: 18.285 tờ khai, hàng hóa gửi kho ngoại quan: 534 tờ khai), tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016 và 2.013 tờ khai đối với hàng hóa quá cảnh, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trọng
lượng hàng hóa XNK đạt 1.539 nghìn tấn (xuất kh u: 87,5 nghìn tấn, nhập kh u: 1.436 nghìn tấn, hàng hóa gửi kho ngoại quan: 15,6 nghìn tấn), tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016 và trọng lượng hàng hóa quá cảnh đạt 708,2 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch hàng hóa XNK đạt 939,3 triệu USD (Xuất kh u: 52,7 triệu USD, Nhập kh u: 869,6 triệu USD, hàng hóa gửi kho ngoại quan: 17,1 triệu USD),
tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016 và hàng hóa quá cảnh đạt 687,1 triệu USD, giảm 43,3% so với cùng kỳ năm 2016 [64].
Năm 2003, Chính phủ hai nước cho phép mở Cửa kh u phụ Cà Roòng - Noọng
Ma trên tuyến biên giới hai tỉnh, thực hiện XNK hàng hóa qua Đường 20 và phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương giữa nhân dân hai tỉnh. Tuy nhiên, vai trò của Cửa kh u Cà Roòng - Noọng Ma trong XNK rất hạn chế: trong các năm từ năm 2015 đến 2017, chỉ có duy nhất một mặt hàng nhập kh u từ Lào là gỗ. Năm 2014 - 2015, kim ngạch
XNK lần lượt đạt 4,4, triệu USD và 3,3 triệu USD, mức cao nhất kể từ khi cửa kh u chính thức đi vào hoạt động [204] (xem Biểu đồ 3.3). Từ năm 2017, do qui định của Chỉ thị số 15/CP của Chính phủ Lào đã làm cho hoạt động mua bán, XNK gỗ của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình có đầu tư, kinh doanh tại Lào gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc giải quyết thanh quyết toán công nợ tại các hợp đồng đã ký kết về trao đổi, mua bán hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa nhập kh u tính đến cuối năm 2017 đạt 51,53 triệu USD, giảm97% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập kh u đạt 89.592 triệu USD, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2016 [201].
Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
qua Cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (2011 - 2017)
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo từ Sở Công thương, Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Bình các năm.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu sản ph m mới, góp phần đ y mạnh hoạt động thương mại giữa hai tỉnh và với các tỉnh khác của hai nước, Sở Công Thương tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã phối hợp tổ chức, tham gia nhiều hội chợ thương mại quốc tế. Nhờ đó hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động thương mại giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình có những chuyển biến tích cực. Hoạt động thương mại biên giới của tỉnh Quảng Bình nói chung và XNK nói riêng qua các cửa kh u biên giới Việt - Lào đã có bước phát triển mới, lưu lượng hàng hóa tăng cả về số lượng, giá trị cũng như chủng loại nhờ chế độ ưu đãi thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào vào Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào.
Qua tổng hợp số liệu cho thấy, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình có chiều hướng gia tăng. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua các cửa kh u có sự phát triển nhanh chóng, nếu như trong năm 2015 đạt 348,12