Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.2. Tình hình kinh tế xã hội và chủ trương đối ngoại của Quảng Bình
kinh tế - xã hội cho đến thời điểm tái lập (năm 1989) của tỉnh Quảng Bình vẫn còn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, trong những năm 1989 - 2017, tình hình kinh tế - xã hội Quảng Bình có những bước tiến đáng kể.Vềkinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản ph m trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt khá, nhất là trong những năm 2000
- 20091. Tính chung trong giai đoạn này tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,3%, trong
đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%; dịch vụ tăng 8,6%.
Quy mô kinh tế tỉnh Quảng Bình không ngừng được nâng lên, tổng sản ph m trên địa bàn theo giá hiện hành tăng từ 307,7 tỷ VNĐ (1990) lên 1.444,2 tỷ đồng
(2000), 13.508 tỷ đồng (2010) và đạt30.533 tỷ đồng năm 2017; GRDP bình quân đầu
người tăng từ 0,46 triệu VNĐ/người (1990) lên 34,6 triệu đồng/người (2017) [28, tr.7].
Biểu đồ 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
tỉnh Quảng Bình (1990 - 2017)
Đơn vị: tỷđồng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám thống kêtỉnh Quảng Bình
các năm 2005, 2010, 2015, 2017
Cùng với đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đặc biệt, từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, ngành du lịch Quảng Bìnhcó sự chuyển
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm 2000-2009 đạt cao nhất, mức tăng trưởng hai con số được duy trì
biến mạnh mẽ,đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với lượng khách trong nước và quốc tế đến tỉnh ngày càng nhiều. Điều đókéo theo nhiều ngành dịch vụ khác phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2017, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP chiếm trên 18.082 tỷ đồng, chiếm 55,23% [28, tr.7], đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
Việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Bình cho những kết quả đáng khích lệ. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, bộ mặt nông thôn đổi mới toàn diện; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.
Ngành giáo dục - đào tạo Quảng Bình đã có một vị thế mới: Quy mô, mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển: ngoài Trường Đại học Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình còn có 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Luật miền Trung, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề)
và một số trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp nghề Bình Minh, Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9...)... có nhiều đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa bàn và các địa phương khác, trong đó có CHDCND Lào. Hạ tầng, trang thiết bị từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ph m chất đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giáo viên, giảng viên ngày càng được nâng cao, gópphần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương [79].
Những kết quả đạt được sau gần 30 năm tái lập là động lực để Quảng Bình tiếp tục phấn đấu trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực trong những năm tiếp theo, đồng thời là nhân tố quan trọng trong hợp tác với các địa phương khác, trong đó có tỉnh Khăm Muộn của Lào.
Sau khi tỉnh Quảng Bình được tái lập (1989), thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ trương “là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [35,
tr.125]; với xu hướng hội nhậpkinh tế, liên doanh, liên kết kinh tế khu vực và quốc tế
của Đại hội VIII ĐCSViệt Nam (1991), UBND tỉnh thành lập Nhóm chuyên viên đối ngoại thuộc Văn phòng UBND tỉnh với nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trên nhiều lĩnh vực thuộc hoạt động đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Năm 1995, UBND tỉnh quyết định thành lập Phòng Đối ngoại trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Ban Biên giới tỉnh Quảng Bình tăng cường mối
quan hệ hợp tác với Ban Biên giới và các ngành hữu quan của tỉnh Khăm Muộn và
tỉnh Savannakhet (Lào), góp phần giữ vững an ninh, trật tự trong khu vực biên giới,
củng cố mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác Việt Nam -Lào.
Để thúc đ y quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình cũng như các tỉnh khác của Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, lãnh đạo tỉnh đã sử dụng lợi thế của mình về vị trí địa lý cũng như tài nguyên thiên nhiên; nhất là điểm nhấn củaQuảng Bình trong chiến lược mở rộng Hành lang kinh tế Đông - Tây là Quốc lộ 12. Trên cơ sở đánh giá quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet của Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tỉnh Quảng Bình đã nêu rõ nhiệm vụ hợp tác trong giai đoạn mới là: “Giữ vững quan hệ hữu nghị, đặc biệt với các tỉnh bạn Lào có chung đường biên giới; hợp tác chặt chẽ, toàn diện nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau; tăng cường vận động, viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác”[115, tr.154].
Chủ trương đối ngoại của tỉnh Quảng Bình đối với tỉnh Khăm Muộn được xây dựng dựa trên mục tiêu củng cố, phát triển các mối quan hệ sẵn có, mở rộng và đi vào chiều sâu quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường công tác vận động viện trợ, mở rộng giao lưu hợp tác về thương mại, du lịch và văn hóa. Chủ trương “Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh của nước bạn Lào có chung biên giới và một số tỉnh của Thái Lan trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và bảo đảm an ninh quốc gia” [33, tr.78] của Đảng bộ tỉnh đã được UBND tỉnh kịp thời quán triệt và cụ thể hóa bằng việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nêu trên đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong trong việc thực thi các nội dung hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh của Lào, trong đó có Khăm Muộn.
Một trong những nội dung chính được chính quyền tỉnh Quảng Bình xây dựng
trong “Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại đến năm 2020 và các năm tiếp
theo”là:
- Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế với trọng tâm là ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở việc triển khai thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014, Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 07/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của BCT, Chương trình hành động số 22-CTr/TU
ngày 19/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của
truyền thống nhưLào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan...; đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa tỉnh với các đối tác... Đồng thời, Quảng Bình tiếp tục xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn…
- Quảng Bìnhtiếp tục thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới. Đó là tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của BCH TW Đảng Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa kh u biên giới trên đất liền giữa hai nước ký ngày 16/3/2016, có hiệu lực từ ngày
05/9/2017 và các biên bản cuộc họp thường niên giữa đoàn đại biểu biên giới Việt Nam và
Lào. Các lực lượng chức năng khu vực biên giới tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực; làm tốt công tác kiểm soát lưu thông biên giới,đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hộikhu vực biên giới. Chính quyền tỉnh, Bộ Chỉ huybộ đội biên phòng tiến hành thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất và tinh thần các cụm dân cư dọc tuyến biên giới, đồng thời phối hợp triển khai hoạt động bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ. Cần tăng cường công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật để cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân,đặc biệt tại khu vực biên giới… Tỉnh Quảng Bình cùng với tỉnh Khăm Muộn hoàn thành “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giớiViệt Nam - Lào”vào năm 2019.
- Tỉnh Quảng Bìnhđ y mạnh công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa và người Việt Nam ởnước ngoài. Trên cơ sở đó tổ chức các đoàn giao lưu văn hóa với các tỉnh trong Hiệp hội 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng Đường 8, Đường
12…. Đồng thời, để phát triển công tác đối ngoại của mình, Quảng Bìnhcần thực hiện có hiệu quảNghị quyết số 36-NQ/TW của BCT khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợkiềubào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội của nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước. Tỉnh cần nghiên cứu thị trường để xúc tiến xuất kh u lao động, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt tạicáctỉnhcủaLào.
Trên tinh thần của đường lối đối ngoại nói chung và đối với CHDCND Lào nói riêng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các chủ trương đối ngoại của tỉnh Quảng Bình đối với tỉnh Khăm Muộn là nhân tố quan trọng đưa lại nhiều thành quả tốt đẹp cho quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Khăm Muộn.