Tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)

quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

1.2.1. T chc b máy Hi đồng nhân dân và y ban nhân dân cp huyn huyn

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương nói chung, của chính quyền cấp huyện nói riêng trước đây thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (gọi chung là Luật 2003) và các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính

17

quyền địa phương năm 2015. Tuy nhiên, do chưa có các văn bản hướng dẫn, cũng như sau khi tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 nên trên thực tế cơ cấu tổ chức và các hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền cấp huyện đang duy trì theo mô hình của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều khoản chuyển tiếp trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các đơn vị hành chính cấp huyện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: một là, chính quyền cấp huyện ở nông thôn, gồm chính quyền địa phương ở huyện (từ Điều 23 đến Điều 29); hai là, chính quyền địa phương cấp huyện ở đô thị bao gồm: quận (từ Điều 44 đến Điều 50), thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (từ Điều 51 đến Điều 57).

1.2.1.1. Tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân cấp huyện

Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định về chức năng và mục đích hoạt động của Hội đồng nhân dân như sau:

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật

18

của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”.

Theo Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương”.

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng nhân dân theo quy định Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 bao gồm:

Thứ nhất, Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực. Thành viên của Thường trực HĐND không được đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Thứ hai, các ban của HĐND gồm: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Số lượng thành viên mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban của HĐND không được đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Thứ ba, các đại biểu do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương. Đại biểu HĐND cấp huyện hoạt động theo nhiệm kỳ của HĐND, bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện bao gồm:

Thứ nhất, các đại biểu HĐND do cử tri ở cấp huyện bầu ra. Số lượng đại

biểu HĐND cấp huyện được xác định phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương, trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa

19 phương.

Thứ hai, Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch và các Ủy

viên là Trưởng ban của HĐND cấp huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Thứ ba, các Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng

bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ban của HĐND cấp huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND cấp huyện do HĐND cấp huyện quyết định.

Thứ tư, các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND cấp huyện quyết định. (Điều 25, Điều 46, Điều 53).

1.2.1.2. Tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân cấp huyện

Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:

“UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND (cùng cấp); Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND; Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch UBND thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND” (Điều 119).

Về số lượng thành viên UBND, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Uỷ ban nhân dân cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên” (khoản 2, Điều 122).

Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, “UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành HĐND, cơ quan hành

20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định” (Điều 8).

Theo đó, bộ máy UBND cấp huyện gồm có:

Thứ nhất, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. UBND cấp huyện loại

I có không quá ba Phó Chủ tịch; cấp huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viên UBND cấp huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Thứ hai, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có các

phòng và cơ quan tương đương phòng (Điều 27, Điều 48, Điều 55).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)