Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 133)

tác văn phòng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả, hoàn thiện hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng như: tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, tra cứu, cập nhật thông tin một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử xác định mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Theo đó, Nghị quyết đặt ra các nhiệm vụ thực hiện chủ yếu bao gồm: 1. Triển khai các giải pháp để nâng cao cả ba nhóm chỉ số về dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI) theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; 2. Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp; 3. Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (Một cửa điện tử Quốc gia) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về: Thủ tục hành chính, dân cư, đất đai - xây dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp; 4. Ứng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với công

101

cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); 5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm chất lượng đường truyền. Đẩy mạnh triển khai đưa hạ tầng di động và Internet về vùng sâu, vùng xa. Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

Việc ứng dụng CNTT và hiện đại hóa công tác văn phòng cần được phân công, phân cấp giữa các chủ thể thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức để vừa có thể đảm bảo tính thống nhất chung, vừa đảm bảo tính phù hợp với các đặc điểm tình hình cụ thể trong tổ chức và hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Đối với Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh, để thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và hiện đại hóa công tác văn phòng, cần phải chủ động thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng quy chế về việc truyền – nhận thông tin trên mạng nội bộ và mạng diện rộng với các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố, UBND các xã, phường.

Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức, lao động hợp đồng để giúp họ từ việc sử dụng một cách thành thạo máy vi tính đến ứng dụng, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động của văn phòng.

Ba là, tập trung nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức, lao động hợp đồng của Văn phòng; tổ chức các buổi tập huấn, các lớp đào tạo về kiến thức tin học, công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng máy vi tính, các phần mềm phục vụ quản lý công việc hiệu quả.

102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hoàn thiện hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết, gắn liền với quá trình thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu này vừa mang tính chất khách quan do tác động mang tính ngoại biên, vừa mang tính chất tự thân, xuất phát từ nhu cầu cần tự hoàn thiện của Văn phòng.

Để hoàn thiện hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng, cần tiến hành động bộ một số giải pháp căn bản như: hoàn thiện mô hình tổ chức Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trên cơ sở những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; hoàn thiện quy chế hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng; xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở; đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

103

KẾT LUẬN

Theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức. Do vậy, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng có ảnh hướng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

Thực tế từ địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những năm qua cho thấy, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tính chuyên nghiệp ngày càng được phát huy, hiệu quả, chất lượng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đánh giá chung, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ở nước ta vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục, hoàn thiện.

Để hoàn thiện hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng, cần tiến hành động bộ một số giải pháp căn bản như: hoàn thiện mô hình tổ chức Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trên cơ sở những điểm

104

mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; hoàn thiện quy chế hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng; xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở; đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Đây là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình, bước đi cụ thể dựa trên các tính toán, nghiên cứu mang tính khoa học; đồng thời, phải bám sát thực tiễn, bám sát quá trình vận động, phát triển của xã hội.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Hữu Ánh (2002), Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan

nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

3. Hồ Ngọc Cẩn (chủ biên) (2003), Cẩm nang tổ chức hành chính văn

phòng, Nxb Tài chính, Hà Nội;

4. Chính phủ (2001), Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu;

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

9. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

106 kiểm tra và xử lý văn bản vi phạm pháp luật;

12. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày

01/8/2007 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;

14. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Quản trị văn phòng, Nxb Tài chính, Hà Nội;

15. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Nghiệp vụ thư ký văn phòng

và tổ chức, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội;

16. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình Hành chính công, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Kỹ thuật tổ chức

công sở, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

18. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban

hành văn bản, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

19. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Hành chính văn phòng

trong cơ quan nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

20. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý và phát triển tổ

chức hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

21. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính

nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

22. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Văn phòng, văn thư và lưu

trữ trong cơ quan nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

107 Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;

24. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội;

25. Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Nâng cao năng lực điều hành của Văn phòng UBND cấp huyện, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học

viện Hành chính, Hà Nội;

26. Thái Thị Thùy Linh (2010), Nâng cao năng lực điều hành Văn phòng UBND quận Hà Đông trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội;

27. Tăng Thị Bích Ngọc (2014), Hiệu quả hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học

viện Hành chính, Hà Nội;

28. Đồng Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Ngọc An (2005), Quản trị

hành chánh văn phòng, Nxb Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh;

29. Đặng Thị Quyên (2012), Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội;

30. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân;

31. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương; 32. Quốc hội (2011), Luật Lưu trữ;

33. Lưu Kiếm Thanh (2002), Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà

nước, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội;

34. Lưu Kiếm Thanh (2006), Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, Nxb Lao động, Hà Nội;

35. Thành ủy Vinh (2015), Báo cáo chính trị số 337-BC/ThU ngày

108

hội Đảng bộ lần thứ XXIII;

36. Nguyễn Văn Thâm (2003), Tổ chức và điều hành hoạt động của các

công sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

37. Nguyễn Văn Thâm (2009), Hướng dẫn soạn thảo văn bản và công

tác Văn phòng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội;

38. Nguyễn Hữu Thân (2001), Quản trị hành chính văn phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội;

39. Văn Tất Thu (2011), Tổ chức và hoạt động của văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

40. Văn Tất Thu (2013), Văn bản và công tác văn bản trong cơ quan nhà

nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

41. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày

19/7/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010;

42. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày

25/5/2005 ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

43. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày

20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày

02/8/2007 ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

45. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày

30/9/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg;

109 Nội;

47. Vương Hoàng Tuấn (2000), Kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh;

48. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020;

49. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2016), Quyết định số 884/QĐ- UBND ngày 19/02/2016 về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước thành phố Vinh giai đoạn 2016 – 2020;

50. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-

UBND ngày 24/10/2011 về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Vinh nhiệm kỳ 2011 – 2016;

51. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2015), Quyết định số 02/2015/QĐ-

UBND ngày 16/01/2015 về việc ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Vinh;

52. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2015), Quyết định số 01/2015/QĐ-

UBND ngày 16/01/2015 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân thành phố Vinh;

53. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2015), Quyết định số 12/2015/QĐ-

UBND ngày 21/9/2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Ủy ban nhân dân thành phố Vinh;

54. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (2015), Quyết định số 13/2015/QĐ-

UBND ngày 21/9/2015 về việc ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 133)