Đặc điểm địa lý, dân cư và tình hình kinh tế, xã hội thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)

Vinh, tnh Ngh An

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư

Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" độ vĩ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" độ kinh Đông; nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên; cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km về phía Nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông; nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại; do đó rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế.

Thành phố Vinh có diện tích 104,96 km², dân số khoảng 480.000 người (2013), được chia làm 25 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 16 phường (Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung,

46

Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân) và 9 xã (Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú).

Theo “Đề án Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2015 thì chức năng của thành phố Vinh là: đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ; trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo của vùng Bắc Trung bộ; đầu mối giao thông, cửa ngõ quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, cả nước và quốc tế.

Mục tiêu tổng quát phát triển thành phố trong thời gian tới là xây dựng thành phố Vinh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An; trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Vinh

Về phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015: Trong bối cảnh thế giới biến động khó lường, kinh tế trong nước khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 là 7,92% (giai đoạn 2006 – 2010 là 16,1%). Giá

47

trị gia tăng bình quân đầu người/năm tăng từ 36,47 triệu đồng năm 2010 lên 68,1 triệu đồng năm 2014, ước 2015 đạt 75,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp vị thế của đô thị: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 58,66% năm 2010 lên 65,23% năm 2015; công nghiệp – xây dựng giảm từ 39,39% xuống còn 33,16%; nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 1,96% xuống còn 1,61%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm ước đạt 21.668 tỷ đồng, tăng bình quân 8,34%/năm, trong điều kiện khó khăn nhưng tăng trưởng đảm bảo quy mô, đóng góp khoảng 32,75% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm ước đạt 49.913 tỷ đồng, tăng bình quân 8,99%/năm, chiếm 33,21% tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh (150.288 tỷ đồng).

Về quản lý đô thị, đất đai, xây dựng cơ bản và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị: Đã tích cực phối hợp với các ngành cấp tỉnh hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh. Công tác huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật được tập trung chỉ đạo. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Về văn hóa xã hội; khoa học – công nghệ: Mạng lưới giáo dục phát triển

mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn thành phố và khu vực. Các tổ chức khoa học – công nghệ trên địa bàn không ngừng được củng cố và phát triển, một số cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ quy mô vùng hoạt động có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao được tăng cường. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Các chính sách xã hội được chăm lo; công tác bảo trợ xã hội, chính sách người có công được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; các giải pháp thực hiện kế

48

hoạch giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực.

Về quốc phòng – an ninh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà

nước về nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh gắn với nhiệm vụ xây dựng các cụm an toàn làm chủ – sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thành phố Vinh vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém như: Kinh tế chưa có tính đột phá, các yếu tố trở thành

trung tâm vùng đối với các lĩnh vực kinh tế chưa rõ nét. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai có mặt chưa tốt, còn sai phạm và vi phạm pháp luật; trật tự đô thị, vệ sinh môi trường còn bộc lộ nhiều hạn chế chậm được khắc phục. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn hạn chế, thiếu giải pháp cụ thể. An ninh, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố phức tạp, nhất là tội phạm ma túy, băng nhóm trộm, cướp, trật tự an toàn giao thông. Đơn thư khiếu nại tố cáo còn nhiều, một số vụ việc giải quyết thiếu dứt điểm, kéo dài…

Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém là: Tình hình suy giảm kinh tế, sản xuất ngừng trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản; thời tiết diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh phát sinh đã tác động bất lợi đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, sự chống phá của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thẩm quyền thành phố trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực còn bất cập nên thiếu chủ động trong chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ. Công tác dự báo thiếu chính xác, chưa lường hết những khó khăn của suy thoái kinh tế. Công tác

49

lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở trên một số lĩnh vực chưa thường xuyên và thiếu quyết liệt. Trách nhiệm người đứng đầu một số lĩnh vực, phòng, ban, đơn vị, phường, xã chưa cao, có lúc, có nơi còn ngại va chạm, đùn đẩy, né tránh; trong thực hiện nhiệm vụ thiếu tính bao quát, chậm phát hiện vấn đề để tham mưu xử lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 58)