Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 102 - 107)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hoá. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ

94

máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung, cải cách hành chính nhà nước trong bộ máy chính quyền cấp huyện nói riêng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong nền hành chính nhà nước là nội dung cải cách mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đối với thành công hoặc thất bại của công cuộc cải cách hành chính nhà nước bởi suy cho đến cùng, yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định và chi phối toàn bộ mọi hoạt động của nền hành chính nhà nước. Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng mang tính chất cơ bản, xuyên suốt, có tính liên tục trong suốt quá trình hoạt động của Văn phòng nói riêng, chính quyền thành phố nói chung.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng trong giai đoạn hiện nay, cần phải tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây:

Một là, xây dựng hệ thống các tiêu chí tuyển chọn và bổ nhiệm công

chức làm công tác văn phòng. Hiện nay, việc tuyển dụng công chức ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn chủ yếu dựa trên các quy định về tiêu chí chung đối với công chức tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Cụ thể: “Có một quốc

95

tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” (khoản 1, Điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Các quy định trong Luật Cán bộ, công chức mới mang tính chất khái quát cao, các nghị định thì chủ yếu liệt kê những ngạch chức danh công chức cụ thể nên rất khó có thể hệ thống một cách mang tính chất lý luận về tiêu chí xác định công chức. Điều này vừa gây khó khăn lúng túng trong quá trình thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm công chức; vừa là kẽ hở cho khả năng những người không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất lại được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, trong đó có Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện nói chung, Văn phòng HĐND và UBND thành phố Vinh nói riêng.

Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung, công chức làm công tác văn phòng nói riêng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác văn phòng vừa mang những đặc điểm chung của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước, vừa mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đó là quá trình nâng cao trình độ, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp cho người được đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng phải là công chức đang làm việc trong các cơ quan văn phòng hoặc thực hiện chức năng văn phòng có khả năng đảm đương được công việc chuyên môn của công tác văn phòng.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng để thực hiện chuyên môn hóa, chuẩn xác chức năng văn phòng nên nội dung, chương trình đào tạo luôn gắn với đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp như tính chuyên

96

nghiệp, kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu phát triển của xã hội. Đặc biệt, phải xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hành chính công. Đặc điểm này thể hiện tính mục đích rõ nét của đào tạo, đồng thời đặt ra yêu cầu nội dung, chương trình của đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng không chỉ trang bị và cập nhật đầy đủ những kiến thức, tri thức mới về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội mà cần đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về nghiệp vụ văn phòng, tăng cường thực hành tác nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong quá trình đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng có các đặc thù sau đây:

- Mang tính nghề nghiệp cụ thể. Đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng không chỉ cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ văn phòng mà còn bao gồm các kiến thức, pháp luật chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Mang tính toàn diện. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng phải có kết cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn, gắn thực hành với lý thuyết, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, kiến thức bổ trợ về tin học và kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cơ cấu chương trình và bố trí thời lượng phù hợp với đối tượng và từng nội dung đào tạo để đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả của việc đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học là những người đang đảm nhận công tác chỉ có thể tham gia trong một thời gian hữu hạn nhất định cho việc học tập nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức.

Thứ ba, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức làm công tác văn phòng nói riêng, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động

97

quản lý nhà nước, luôn đòi hỏi công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sự chủ động sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ, áp dụng pháp luật vào thực tiễn sinh động một cách chính xác. Do đó, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức là những phương pháp đào tạo hiện đại, rèn luyện, tạo được sự chủ động cho người học không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn cả khả năng vận dụng kiến thức, nâng cao năng lực tư duy đánh giá độc lập trong công vụ, đặc biệt là giải quyết các tình huống cụ thể. Các phương pháp đào tạo được ưu tiên lựa chọn trong đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng là phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính chủ động của người học và sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ về tri thức của người giảng dạy.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, công chức làm công tác văn phòng nói riêng trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh. Tuy vậy, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang đặt ra cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác văn phòng nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề như: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải có khả năng tạo được những chuyển biến mạnh mẽ, những đột phá mang tính căn bản trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung, công chức làm công tác văn phòng nói riêng; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được đổi mới nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề đáp ứng yêu cầu công việc đảm nhận trong thực tế. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà trên thực tế công chức văn phòng còn đang yếu. Đảm bảo có đầy đủ chương trình, giáo trình hoàn toàn mang tính kỹ năng theo chương trình đã được duyệt; Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với Bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục ban hành và đáp ứng yêu cầu

98

của cơ quan sử dụng lao động. Các học viên được đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành chương trình được trang bị kiến thức nghiệp vụ sát với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn, được trang bị một cách có hệ thống kỹ năng hành nghề, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp; Xây dựng đội ngũ giảng viên bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng công nghệ thông tin và các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)