Sự cần thiết nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức tổng cục đường bộ việt nam (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức

1.2.3.1. Sự cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ công chức

Sự thành công hay thất bại của bất cứ tổ chức nào đều do con ngƣời quyết định bởi trình độ, kĩ năng và thái độ của họ trong công việc. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đội ngũ công chức hành chính hoạt động trong những cơ quan hành chính nhà nƣớc, thực hiện quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực phức tạp, đa dạng của đời sống xã hội. Do đó, bồi dƣỡng giúp nâng cao năng lực đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn.

Công chức bƣớc vào hệ thống công vụ khi đã đƣợc đào tạo ở một hoặc một số chuyên ngành nhất định. Tuy nhiên, khi đƣợc bổ nhiệm vào ngạch công chức và đƣợc bố trí công việc cụ thể trong một cơ quan cụ thể thì cần đƣợc bổ sung thêm những kiến thức, kĩ năng mới cho phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn công việc hiện tại. Bởi vậy, bồi dƣỡng công chức là hoạt

19

động không thể thiếu, nhất là đối với công chức trẻ vừa gia nhập hệ thống công vụ.

Trong quá trình thực thi công vụ, yêu cầu công việc ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về kĩ năng, nghiệp vụ, thực tiễn quy định chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi đòi hỏi đội ngũ công chức phải thích ứng đƣợc với tình hình mới. Do đó, bồi dƣỡng công chức phải là hoạt động thƣờng xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị cũng nhƣ của mỗi công chức để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Bồi dƣỡng công chức, vì thế, gắn bó với từng giai đoạn trong con đƣờng chức nghiệp của công chức, gắn với từng vị trí mà công chức đảm nhiệm.

Tính cần thiết của hoạt động bồi dƣỡng công chức còn xuất phát từ thực tế hiện nay, chất lƣợng công chức còn nhiều hạn chế đòi hòi phải tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, năng lực của một bộ phận không nhỏ công chức trên cả 3 phƣơng diện cấu thành là kiến thức, kĩ năng và thái độ còn yếu, chƣa đƣợc chuẩn hóa dẫn tới chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Bởi vậy, với những thiếu hụt đó, bồi dƣỡng công chức là giải pháp cấp thiết và hữu hiệu.

1.2.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức

Hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức là một hoạt động quan trọng giúp nâng cao trình độ của đội ngũ công chức. Trong những năm qua, với chủ trƣơng coi trọng bồi dƣỡng công chức, hệ thống hành chính nƣớc ta đã tập trung nhiều nguồn lực cho hoạt động này. Liên tục các khóa bồi dƣỡng đƣợc mở với nhiều đối tƣợng công chức khác nhau, góp phần trang bị, bổ sung nhiều kiến thức, kĩ năng quý giá cho công chức để hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ công chức còn nhiều tồn tại, hạn chế nhƣ: Nội dung, chƣơng trình, hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Một số chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nặng về lý luận, dàn trải,

20

thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chƣa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho công chức; cách thức quản lý các khóa bồi dƣỡng còn chƣa khoa học, nhiều điểm bất hợp lý. Do

vậy, mặc dù đã đƣợc bồi dƣỡng, một số công chức còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; chất lƣợng các khóa bồi dƣỡng công chức chƣa đạt đƣợc những tiêu chí cơ bản, chƣa tƣơng xứng với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, cơ quan sử dụng công chức, các cơ sở đào tạo và bản thân sự tham gia của chính đội ngũ công chức.

Chính vì thế, cần nâng cao chất lƣợng của hoạt động này để đảm bảo phát huy hiệu quả trong mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc.

1.2.4. Cơ sở pháp lý của đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức

Hoạt động bồi dƣỡng công chức đƣợc căn cứ vào cơ sở pháp lý nhƣ sau:

- Luật Cán bộ Công chức năm 2008.

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức.

- Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ quy

định về trƣờng của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lƣợng vũ trang nhân dân (Nghịđịnh số 125).

- Nghịđịnh số24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 – 2015.

21 - Thông tƣ số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05

tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức.

- Thông tƣ số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy

định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc dành cho công

tác ĐTBD cán bộ, công chức (Thông tƣ số 139).

- Thông tƣ liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ

làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sởĐTBD của bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng (Thông tƣ số 06).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức tổng cục đường bộ việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)