7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức
1.3.2.1. Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng
Đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhằm tìm ra
nhữngbất hợp lý, thiếu thực tế của chƣơng trình để cung cấp thông tin cải
tiến, điều chỉnh chƣơng trình không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Việc đánh giá chất lƣợng chƣơng trình bồi dƣỡng đƣợc thực hiện trên các nội dung sau:
- Nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nƣớc ban hành và phù hợp với đối tƣợng bồi dƣỡng.
- Khung các chƣơng trình bồi dƣỡng có xác định phƣơng pháp giảng dạy và học tập; hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp để đạt chuẩn đầu ra và những yêu cầu về kiếnthức, kĩ năng, thái độ tƣơng ứng theo yêu cầu không.
- Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, những nội dung mới cập nhật và tính hấp dẫn của chƣơng trình.
1.3.2.2. Đánh giá giảng viên
Đánh giá giảng viên là một trong những cơ sở để lựa chọn giảng viên phù hợp với từng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu của khóa học và giúp cho công tác quản lý đào tạo đƣợc tốt hơn. Đánh giá xem
29
giảng viên có đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động bồi dƣỡng công chức hay không? Nội dung đánh giá giảng viên bao gồm những vấn đề nhƣ sau:
- Đánh giá về kiến thức của giảng viên, sự hiểu biết và kiến thức về chuyên đề mà ngƣời giảng viên đó giảng dạy cho khóa học có đáp ứng đƣợc mục tiêu, kế hoạch khóa học đặt ra hay không.
- Đánh giá về phƣơng pháp giảng dạy, khả năng, cách thức mà giảng viên truyền đạt kiến thức đến học viên: Những phƣơng pháp đó có phù hợp
với nội dung bài giảng và đối tƣợng học viên không? Giảng viên có linh
hoạt trong cách thức áp dụng phƣơng pháp và phƣơng tiện không? Giảng viên có khả năng tạo hứng thú cho học viên hay không?
- Đánh giá về tác phong, thái độ lao động của giảng viên: phẩm chất
chính trị, đạo đức, thái độ, sự nhiệt tình trong giảng dạy và tinh thần trách
nhiệmđối vớihọc viên.
Thông thƣờng, cách thức đánh giá giảng viên khóa đào tạo, bồi dƣỡng
bằng Phiếu đánh giá giảng viên của cán bộ quản lý đào tạo; sự phản hồi của học viên.
1.3.2.3. Đánh giá học viên tham gia khóa bồi dưỡng
Học viên là trung tâm của các khóa bồi dƣỡng, đó là nguyên tắc trong đổi mới đào tạo, bồi dƣỡng nói chung, bồi dƣỡng công chức nói riêng. Chính vì thế, đánh giá học viên cũng đƣợc đặt ra là một nội dung quan trọng trong đánh giá bồi dƣỡng công chức.
- Đánh giá về kiến thức: sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dƣỡng, học
viên thu nhận đƣợc những kiến thức gì? Những kiến thức đó có liên quan/ phục vụ cho công việc của công chức hay không? Những kiến thức đó có đảm bảo tính cần thiết, tính thời sự, tính chính xác, khoa học hay không?
- Đánh giá về kỹ năng: Sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, học viên đạt đƣợc kỹ năng gì? Mức độ vận dụng trong thực tế ra sao? Học viên có thể
30 áp dụng kỹ năng một cách tốt nhất trong thực tiễn không? Những kĩ năng mới có có giúp cải thiện kỹ năng làm việc của công chức hay không?
- Đánh giá về thái độ: Đánh giá thái độ, cảm xúc, tâm thế của ngƣời học trong quá trình học cũng nhƣ thái độ trong công việc của họ sau khóa học có thể cải thiện không?
Thƣờng cách thức đánh giá ngƣời học: thông qua bài kiểm tra, bản
thu hoạch cuối khóa; kế hoạch áp dụng và chuyển giao kiến thức để giải
quyết công việc tại nơi làm việc; thông qua trao đổi trực tiếp với học viên.
1.3.2.4. Đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng
- Đánh giá về thời gian, địa điểm tổ chức, thời lƣợng khóa học: (địa điểm tổ chức, thời điểm bắt đầu và kết thúc khóa học có phù hợp với điều kiện của ngƣời học không, có tạo thuận lợi cho ngƣời học không? Thời lƣợng cho
từng chuyên đề và cho cả khóa học có phù hợp không?)
- Đánh giá về mức độ đáp ứng và đảm bảo cơ sở vật chất: Lớp học, bàn ghế, phƣơng tiện giảng dạy, phƣơng tiện học tập, nơi ăn, nghỉ cho ngƣời học, tài liệu cho ngƣời học,.. đáp ứng nhƣ thế nào đối với quá trình tiến hành khóa bồi dƣỡng công chức.
- Đánh giá về khâu quản lý lớp: những ngƣời phụ trách quản lý lớp có sát sao với hoạt động của lớp hay không, có đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chính đáng của giảng viên và học viên hay không, có linh hoạt, nhanh chóng trong xử lý các tình huống phát sinh hay không, có tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và học viên hay không?...
Việc đánh giá này là cơ sở để cơ quan quản lý công chức quyết định có tiếp tục lựa chọn hợp tác với cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng này trong những khóa bồi dƣỡng tiếp theo. Đồng thời, đối với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng, nó cũng là căn cứ để họ nhìn nhận và tìm ra các giải pháp đổi mới phƣơng thức quản
31
lý, tăng cƣờng cơ sở vật chất và rút kinh nghiệm, phục vụ tốt nhất hoạt động đào tạo bồi dƣỡng của mình.