7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy định về bồi dưỡng độ
dưỡng đội ngũ công chức
3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về bồi dưỡng làm cơ sở pháp lý
cho hoạt động bồi dưỡng công chức.
Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn nội bộ của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam về bồi dƣỡng công chức.
- Kiểm tra, rà soát lại các văn bản pháp luật về phân cấp, chƣơng trình, nội dung, phƣơng thức bồi dƣỡng công chức để đổi mới, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về bồi dƣỡng công chức còn quá nhiều. Ngoài các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Chính phủ, còn có Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam ban hành để cụ thể hóa các quy định của cấp trên. Thời điểm có hiệu lực thi hành giữa các văn bản luật, nghị định và thông tƣ khác nhau gây khó khăn cho việc thực hiện công tác bồi dƣỡng công chức trên thực tế.
Văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong công tác bồi dƣỡng công chức còn có sự đan xen giữa văn bản cũ và văn bản mới, không quy định rõ còn hiệu lực hay đã bịbãi bỏ, thay thế, do vậy có những nội dung mâu thuẫn, ảnh hƣởng đến công tác bồi dƣỡng công chức. Vì thế cần rà soát lại một cách tổng thể để sửa đổi, bãi bỏ, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bồi dƣỡng công chức, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động này trên thực tiễn.
76 - Tiếp tục nghiên cứu ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật vể đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, trƣớc hết là sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡngcông chức.
Nghiên cứu ban hành thông tƣ hƣớng dẫn báo cáo kết quả bồi dƣỡng hàng năm của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Trong đó, quy định cụ thể về các nội dung cần báo cáo: giáo trình giảng dạy, chất lƣợng học viên, chất lƣợng giảng dạy, đội ngũ, trình độ giảng viên, kết quả các lớp bồi dƣỡng về số lƣợng, chất lƣợng. (Hiện nay, Điều 16 của Nghị định số 18 quy định về đánh giá chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng chƣa đƣợc Thông tƣ số 03 hƣớng dẫn thực hiện cụ thể về tiêu chí, nội dung đánh giá, phƣơng thức tổ chức đánh giá, các công cụ đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức).
- Xây dựng các quy định về bồi dƣỡng công chức theo vị trí việc làm, xác định rõ yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp, tổ chức bồi dƣỡng tạo khung pháp lý cho các hoạt động bồi dƣỡng theo vị trí việc làm ở Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Nghị định số 18 quy định: "Đào tạo bồi dƣỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị". Tuy nhiên các văn bản quy định và hƣớng dẫn việc xác định vị trí việc làm ban hành chậm và còn nhiều nội dung chƣa rõ, còn ý kiến khác nhau. Thực tế Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã xây dựng vị trí việc làm, đã xây dựng đƣợc danh mục hệ thống vị trí việc làm, nhƣng do đây là nội dung mới mẻ, phức tạp do vậy việc nghiên cứu, biên soạn các chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng cập nhật theo vị trí việc làm và theo tiêu chuẩn chuyên ngành chƣa thể thực hiện đƣợc đầy đủ và khoa học. Hơn nữa, trong Tổng cục hiện có rất nhiều vị trí
77
việc làm, nên việc nghiên cứu, biên soạn các chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng cập nhật theo vị trí việc làm còn nhiều khó khăn.
- Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm học tập nâng cao năng lực đảm bảo thi hành công vụ của công chức và cơ chế bảo đảm thực hiện, nhƣ quy định về trách nhiệm của Tổng cục với tƣ cách là cơ quan quản lý, sử dụng công chức; cách thức xử lý nếu, công chức không thực hiện; trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong trƣờng hợp quyền học tập của công chức bị xâm phạm; đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thực hiện trách nhiệm học tập của công chức. Bên cạnh đó, trên cơ sở Luật, Nghị định và Thông tƣ của Bộ Nội vụ, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam cần cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm học tập trong các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nội bộ.
3.21.2. Hoàn thiện các chính sách đối với cơ sở đào tạo, giảng viên, học
viên các khóa bồi dưỡng công chức
- Đối với cơ sở đào tạo thuộc Tổng cục: Xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách phát triển các cơ sở đào tạo của Tổng Cục, phục vụ hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục.
- Đối với đội ngũ giảng viên: Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo chế độ phụ cấp, tiền lƣơng, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác). Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-
BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở ĐTBD của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, theo hƣớng quy định đầy đủ và cụ thể
78
điều kiện, tiêu chuẩn của giảng viên đƣợc tham gia giảng dạy chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch (có trình độ tiến sĩ hoặc trên 1 ngạch công chức/hạng viên chức) và chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý (có trình độ tiến sĩ hoặc có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý).
- Đối với công chức tham gia các lớp bồi dƣỡng: Bổ sung và hoàn thiện chế độ đãi ngộ cũng nhƣ trách nhiệm của công chức đi học phù hợp với tình hình mới để họ yên tâm, nghiêm túc, tích cực trong học tập nâng cao trình độ, góp phần phục vụ lâu dài sự nghiệp cách mạng.
Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam cũng nên xây dựng chế độ ƣu đãi hợp lý khuyến khích công chức tham gia các lớp bồi dƣỡng.
3.2.2. Tăng cường sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nâng cao
nhận thức của đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam về công
tác bồi dưỡng công chức
Để nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam , cần tăng cƣờng sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nâng cao
nhận thức của đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam về công tác
bồi dƣỡng công chức.Trong bối cảnh hiện nay, cần thống nhất nhận thức rằng,
nhiệm vụ cơ bản của hoạt động này là trang bị kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức trên nguyên tắc “ai làm việc gì thì học để làm việc đó cho tốt”. Bồi dƣỡng là quá trình phát triển năng lực cho công chức. Bồi dƣỡng phải hiện thực hoá mục tiêu nâng cao năng lực và các kỹ năng làm việc cho đội ngũ công chức. Các khoá bồi dƣỡng phải thực sự gắn với yêu cầu về khung năng lực đặt ra đối với mỗi chức danh, vị trí công việc thay vì dàn trải và cào bằng. Bên cạnh đó, cần phải tƣ duy lại việc xác định hệ thống chƣơng trình: trang bị những kiến thức, kỹ năng mà ngƣời học cần hay là những kiến thức, kỹ năng mà nhà quản lý cho rằng họ cần có. Việc thay đổi và
79
thống nhất đƣợc nhận thức nhƣ vậy là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lƣợng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam.
3.2.2.1. Tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các đơn
vị trong Tổng cục về công tác bồi dưỡng công chức.
Trong bối cảnh cải cách công vụ, công chức hiện nay có nhiều nội dung
mới mẻ, nhất là xác định vị trí việc làm và bồi dƣỡng theo vị trí việc làm, hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục nếu có đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các đơn vị trong Tổng cục sẽ là một thuận lợi lớn. Nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự quan tâm của các cấp ủy đảng, cơ quan về bồi dƣỡng công chức, phù hợp với mục tiêu, giải pháp cải cách công vụ công chức của Việt Nam trong Chƣơng trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Mặt khác, việc thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý theo hƣớng tổ chức các khoá bồi dƣỡng cần căn cứ vào nhu cầu thực tế, căn cứ vào từng vị trí việc làm cụ thể ở của Tổng cục thay cho việc mở các khoá bồi dƣỡng theo chỉ tiêu từ nguồn kinh phí đƣợc cấp cũng cần thiết.Với sự
quan tâm này, công chức của toàn Tổng cục sẽ đƣợc tạo những điều kiện thuận lợi nhất về cơ hội học tập, nguồn lực tài chính, thời gian,... để tham gia các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục.
3.2.2.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức Tổng cục Đường
bộ Việt Nam về công tác bồi dưỡng công chức.
Nhận thức đúng đắn về mục tiêu, sự cần thiết, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng công chức của đội ngũ công chức cũng cần đƣợc đổi mới và nâng cao. Bởi họ chính là đối tƣợng học tập trong các lớp bồi dƣỡng này; nhận
thức, thái độ và hành vi của họ ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng của hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Cần nâng cao nhận thức về mục đích, sự cần thiết của bồi dƣỡng công chức của Tổng cục là nhằm nâng cao kiến thức và tăng cƣờng các kỹ năng làm việc chứ không chỉ tập
80
trung vào hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ công chức. Đồng thời, cũng cần phổ biến cho công chức toàn cơ quan hiểu đƣợc những đổi mới trong nội dung bồi dƣỡng của cơ quan hiện nay đƣợc xây dựng trên cở sở phân tích nhu cầu bồi dƣỡng, dựa vào năng lực thực hiện công việc của đội ngũ công chức, đáp ứng cho công việc của chính họ hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp tạo động cơ học tập lành mạnh, tích cực cho đội ngũ công chức, để họ mong muốn và yên tâm trong tham gia các khóa bồi dƣỡng.
Điều này sẽ tạo động cơ học tập tích cực và thái độ, hành vi học tập nghiêm túc, tránh tình trạng tham gia chiếu lệ, hình thức, kém hiệu quả, tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc,...