7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức một số nước trên thế giới
1.4.1.1.Singapore
Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm vấn đề bồi dƣỡng nhằm phát huy cao độ tiềm lực của mỗi ngƣời.
Sự phát triển của công chức Singapore theo lộ trình nghề nghiệp, từ khi bắt đầu xác định chức nghiệp đến đỉnh cao nghề nghiệp của họ. Công chức đƣợc trải qua các chƣơng trình bồi dƣỡng ở các giai đoạn phát triển nghề nghiệp khác nhau để lĩnh hội đầy đủ các phẩm chất và năng lực lãnh đạo.
Quá trình bồi dƣỡng của Singapore thông qua 5 công đoạn chính:
Giai đoạn 1: là giai đoạn giới thiệu nhằm tổ chức cho nhân viên mới về
nhận việc hoặc dành cho những ngƣời mới chuyển công tác từ nơi khác đến. Giai đoạn này kéo dài từ 01 đến 03 tháng.
Giai đoạn 2: là giai đoạn cơ bản nhằm bồi dƣỡng các kiến thức, kỹ năng
để công chức có các kiến thức, kỹ năng thích ứng với công việc của mình.
Giai đoạn 3: là giai đoạn bồi dƣỡng nâng cao nhằm bổ sung các kiến
thức, kỹ năng giúp công chức làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Giai đoạn này thƣờng tiến hành trong vòng một đến ba năm đầu của công vụ.
Giai đoạn 4: là giai đoạn bồi dƣỡng mở rộng. Đây là giai đoạn bồi
dƣỡng nhằm trang bị cho công chức những kiến thức, kỹ năng không chỉ làm tốt công việc của mình, mà còn có thể làm tốt những công việc khác có
32
Giai đoạn 5: là giai đoạn bồi dƣỡngphát triển. Giai đoạn này không chỉ
liên quan đến những công việc hiện tại của công chức mà còn nâng cao khả năng làm việc của ngƣời đó trong tƣơng lai.
Ngoài Học viện Công vụ, Viện Quản lý Singapore; Singapore còn thành lập thêm Tổ chức tƣ vấn công vụ làm công tác tƣ vấn về chính sách và thực thi công tác đào tạo, tƣ vấn về các chƣơng trình giảng dạy. Chính phủ Singapore trao quyền tự quyết định cho các Bộ, ngành lựa chọn nơi bồi dƣỡng đội ngũ công chức, không nhất thiết phải vào trƣờng công vụ.
1.4.1.2. Nhật Bản
Điều 71 Luật Công vụ quốc gia quy định “Thực hiện các nỗ lực để phát triển và nâng cao hiệu quả làm việc của công chức” và “Cơ quan Nhân sự quốc gia tiến hành điều tra và nghiên cứu nhu cầu đào tạo của công chức để thực hiện từng bƣớc thích hợp đảm bảo đƣợc mục tiêu này”.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức đƣợc tiến hành ở tất cả các vị trí công việc, từ vị trí nhân viên cho tới vị trí Vụ trƣởng. Mục đích cơ bản của việc đào tạo là nâng cao ý thức của công chức về sứ mệnh phục vụ nhân dân và nâng cao năng lực trong thực thi công vụ.
trách nhiệm phục vụ nhân dân, nâng cao phẩm chất và năng lực thực thi công vụ của công chức, tạo sự hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau giữa các công chức trong hoạt động công vụ. Ở Nhật Bản các khóa đào tạo công chức cho tất cả các chức danh, vị trí chức nghiệp đều hƣớng tới việc đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm công chức, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công tốt nhất.
Sau khi đƣợc tuyển dụng vào cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng dƣới hai hình thức: đào tạo, bồi dƣỡng tại nơi làm việc
và đào tạo, bồi dƣỡng ngoài nơi làm việc. Việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức đƣợc chuyên biệt hóa gắn liền với vị trí việc làm, không có sự dập khuôn các
33
chƣơng trìnhđào tạo, bồi dƣỡng cho các nhóm công chức ở các vị trí việc làm
khác nhau.
* Hình thức đào tạo, bồi dưỡngtại nơi làm việc.
Đào tạo, bồi dƣỡng tại nơi làm việc đƣợc thực hiện thông qua: thuyên chuyển, thực hiện nhiều công việc khác nhau trong một đơn vị của cơ quan. Trong quá trình công tác, công chức đƣợc chuyển đổi tới các vị trí khác nhau của tổ chức theo định kỳ. Họ còn đƣợc cử đi biệt phái tại các Bộ, ngành khác hoặc các cơ quan của Chính phủ. Ngoài ra, một số công chức có thể đƣợc cử tới các doanh nghiệp tƣ nhân để nghiên cứu và học hỏi các phƣơng thức và kinh nghiệm quản lý của khu vực tƣ. Ý nghĩa của hình thức đào tạo thông qua thuyên chuyển là ở chỗ: thông qua thuyên chuyển nhiều vị trí công tác, công chức có thể phát hiện thấy lĩnh vực công tác nào phù hợp nhất với mình. Hàng năm, có khoảng 30 - 40% công chức của một vụ, ban đƣợc luân chuyển.
Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng tại nơi làm việc còn đƣợc thực hiện thông qua kinh nghiệm thực hiện nhiều công việc khác nhau và thay thế nhau khi cần thiết trong phạm vi một đơn vị của cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc tại các vị trí công việc khác nhau của nhiều cơ quan hành chính nhà nƣớc. Hình
thức đào tạo này giúp công chức đƣợc trải nghiệm nhiều công việc khác nhau và do đó tầm nhìn đƣợc nâng cao, giúp họ có khả năng phân tích, đánh giá sau khi cân nhắc nhiều mặt để ra quyết định.
* Hình thức đào tạo, bồi dưỡngngoài nơi làm việc
Các Bộ đều có chƣơng trình bồi dƣỡng định kỳ hàng năm nhằm mục đích cập nhật các kiến thức quản lý hành chính, về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Nhật Bản cũng nhƣ trên thế giới, đặc biệt cho các công chức trẻ.
Đối với lãnh đạo cấp phòng, hàng năm Cục Tổng vụ, Cơ quan Nhân sự Quốc gia tổ chức các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chung. Mục đích của những khóa đào tạo, bồi dƣỡng này giúp cán bộ lãnh đạo cấp phòng nắm bắt
34
đƣợc những vấn đề mới trong kinh tế, chính trị của Nhật Bản và của thế giới để vận dụng vào việc hoạch định chính sách. Các khóa đào tạo, bồi dƣỡng cũng tạo cơ hội cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng có dịp mở rộng quan hệ với đồng nghiệp, tạo điều kiện để họ hợp tác với nhau trong việc xây dựng các
chính sách mang tính liên ngành.
1.4.1.3. Hoa Kỳ
Trong đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển năng lực cho công chức, Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc “chuyên tài”, nhấn mạnh tới việc cung cấp các kiến thức thực tiễn chuyên sâu, khả năng làm việc và các kỹ năng cho công chức trong thực thi công vụ. Luật Đào tạo công chức Hoa Kỳ (1958) nhấn mạnh nguyên tắc công bằng trong việc tiếp cận các cơ hội ĐTBD cho tất cả công chức nhà nƣớc. Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu của công chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu mỗi cơ quan nhà nƣớc phải xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng hoạt động và xác định các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng gắn với nhu cầu đó.
Học viện Quan chức hành chính Liên bang của Mỹ chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dƣỡng quan chức hành chính cao cấp của chính phủ và chính quyền các bang. Mục đích của đào tạo, bồi dƣỡng công chức ở Mỹ là tìm hiểu các chế độ, chính sách của nhà nƣớc, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm quản lý hiện đại, bồi dƣỡng năng lực lãnh đạo, quản lý. Thời hạn đào tạo, bồi dƣỡng mỗi khóa là 08 tuần. Mỗi năm tổ chức năm kỳ. Các bộ, ngành tổ chức các
khóa đào tạo, bồi dƣỡng quan chức hành chính trung cấp. Cục quản lý nhân sự địa phƣơng tổ chức các khóa bồi dƣỡng về kiến thức quản lý tổ chức nhân sự. Hiện nay, việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức của Chính phủ Mỹ phần lớn đều do các bộ, ngành tổ chức. Mỗi năm có khoảng 10 nghìn ngƣời tham gia các khóa khóa đào tạo, bồi dƣỡng [46, tr 364-365].
35
Tháng 7/1958, Chính phủ Mỹ chính thức ban bố “Luật đào tạo, bồi dƣỡng công chức chính phủ”, quy định mở rộng phạm vi đào tạo, bồi dƣỡng công chức và giao cho Hội đồng công chức quy hoạch, phối hợp việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức các bộ, ngành.
Theo Luật Đào tạo, bồi dƣỡng công chức Chính phủ của Mỹ năm 1958, tại Mỹ có bốn hình thức đào tạo, bồi dƣỡng công chức.
- Cơ quan tự đào tạo, bồi dƣỡng: Công tác đào tạo, bồi dƣỡng do các cơ quan tự tổ chức, tự biên soạn giáo trình.
- Đào tạo chính quy do Hội đồng công chức chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo công chức các bộ, ngành trong Chính phủ. Giáo trình bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý tài vụ, quản lý khoa học, quan hệ quốc tế….
- Đào tạo tại chức do Hội đồng công chức hoặc các bộ, ngành phối hợp với các trƣờng đại học thực hiện. Cơ quan lựa chọn công chức của mình gửi đến các trƣờng đại học để học tập, nghiên cứu. Thời gian bổ túc kiến thức từ 06 tháng hoặc 01 năm.
- Bồi dƣỡng tại chức: Là hình thức bồi dƣỡng tại chỗ, công chức vừa làm việc vừa học tập các kiến thức nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu của công việc.
Ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ lãnh đạo cao cấp. Hiện tại chính quyền liên bang có hơn 9.000 công chức loại này. Đội ngũ này đƣợc đào tạo định kỳ tại các cơ sở đào tạo danh tiếng ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng tập trung vào việc hình thành các năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực lãnh đạo con ngƣời, năng lực đạt đƣợc mục tiêu, năng lực nhạy bén trong kinh tế thị trƣờng, năng lực thiết lập liên minh và kênh giao tiếp.
Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu mỗi cơ quan phải có các quy trình xác định nhu cầu cải tiến chất lƣợng hoạt động và xác định chƣơng trình đào tạo gắn
36
với nhu cầu đó. Cùng với việc đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo nhân lực thì Mỹ còn huy động đƣợc nhiều nguồn lực khác từ trong xã hội vào công tác đào tạo nhân lực. Phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng công chức ở Hoa Kỳ
khá phong phú cùng với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại giúp ngƣời học dễ nắm bắt vấn đề và có thể dự báo đƣợc các vấn đề trong tƣơng lai. Các phƣơng pháp phổ biến đang áp dụng là gắn kết mô hình lý thuyết với việc nghiên cứu phân tích các tình huống thực tiễn.