7. Kết cấu của luận văn
3.2.8. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng về chuyên
chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu
Trong tình hình hiện nay, đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ cần phát triển, nâng cao cả về kiến thức, kĩ năng quản quản lý nhà nƣớc lẫn
95
nghiệp vụ, chuyên môn sâu. Vì thế, để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức của Tổng cục, cần tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu.
Thực hiện cơ chế cạnh tranh, thu hút hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chuyên ngành có chất lƣợng cao vào quá trình bồi dƣỡng công chức của Tổng cục. Tạo điều kiện để đội ngũ công chức Tổng cục không chỉ đƣợc bồi dƣỡng ở hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, Tổng cục mà có thể hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu uy
tín khác đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của công chức. Ví dụ nhƣ các Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng các kĩ năng mềm, các trung tâm đào tạo quốc tế với chuyên gia là ngƣời nƣớc ngoài,...
3.2.9. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động bồi dưỡng công chức
Một là, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho ứng dụng và
phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm phù hợp cho quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức
Trong đầu tƣ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tránh tình
trạng chỉ chú trọng đến đầu tƣ các trang thiết bị, xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng mà quan tâm không đúng mức đến đào tạo, bồi dƣỡngnhân lực sử dụng những thiết bị này.
Khi xây dựng phần mềm ứng dụng cần chú ý đến tính năng, hiệu quả, khả năng phát triển và tính thân thiện của phần mềm đối với ngƣời sử dụng.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đào tạo, bồi dƣỡng tại Tổng cục
Đây là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông trong hoạt động của mỗi
96
đơn vị. Do vậy, cần xây dựng nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và bảo đảm về chất lƣợng.
Ba là, đổi mới chƣơng trình bồi dƣỡng công chứctheo hƣớng khoa học
và thực tiễn. Phải tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phƣơng, giữa Tổng cục với các cơ sở đào tạo bồi dƣỡngchuyên ngành trong
việc xác định một cách đúng đắn mục tiêu, nội dung của việc ứng dụng khoa
học công nghệ vào ngành đƣờng bộ.
3.2.10. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng công chức
Hoạt động thanh tra, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cƣơng, nâng cao chất lƣợng các khóa bồi dƣỡng công chức. Chính vì vậy, cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng công chức, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam.
Một là: Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Thực hiện thanh
tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định.
Hai là:Các trƣờng, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm về kinh phí, vật chất, phƣơng tiện cho hoạt động thanh tra; tăng cƣờng phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra và xử lý sau thanh tra về bồi dƣỡng công chức theo quy định pháp luật.
Ba là: Gắn kết quả thanh tra, kiểm tra với công tác khen thƣởng, kỉ luật nhằm nâng cao tính nghiêm minh cũng nhƣ khuyến khích những tấm gƣơng tiêu biểu. Với kết quả thanh, kiểm tra, có thể biểu dƣơng, khen thƣởng những
97
đơn vị, cá nhân có thành tích tốt; Ngƣợc lại, có thể phê bình, xử lý kỉ luật đối với những thiếu sót, sai phạm. Điều này cần đƣợc thực hiện để công tác thanh, kiểm tra phát huy đƣợc sức mạnh của mình trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức của Tổng cục.
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1. Với Chính phủ
Chính phủ cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lýthống nhất, đồng bộ, hiệu quả cho công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức Việt Nam.
3.3.2. VớiBộNội vụ
- Hoàn thiện, bổ sung hệ thống thể chế quản lý về bồidƣỡng công chức, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động bồi dƣỡng công chức; Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo Chính phủ về thực trạng hoạt động đặc thù của các cơ sở bồi dƣỡng của các Bộ, Ngành để có cơsở kiến nghị việc đổi mới cơ chế tài chính cho công tác bồi dƣỡng, cơ chế
tài chính của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ giảng viên phù hợp.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn biên soạn lại chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng có
cập nhật, bổ sung những kiến thức, nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn
và điều kiện thực tế của bộ, ngành, địa phƣơng, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chƣơng trình do Bộ Nội vụ
ban hành.
- Đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng internet và công nghệ thông tin tiên tiến trong quản lý bồi dƣỡng.
- Xây dựng chế độ hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức tham gia
98
cấp cho học viên đi học xa; kết quả học tập là điều kiện xem xét thi đua
khen thƣởng hàng năm,..
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, có chính sách thu hút giảng viên có trình độ, thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy tại các trung tâm đào tạo bồi dƣỡng công chức của Bộ Nội vụ nhƣ Học viện Hành chính Quốc gia; Đại học Nội vụ, Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức- Bộ Nội vụ,...; tạo
điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu chƣơng trình, tài liệu, đi
công tác thực tế để bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ
cho công tác giảng dạy, tăng mức thù lao giảng dạy, tổ chức thi nâng ngạch, có các chế độ đãi ngộ hợp lý,...
- Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đổi mới nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng công chức theo hƣớng tiệm cận với tiêu
chuẩn và xu hƣớng của các quốc gia có nền công vụ tiên tiến trên thế giới;
3.3.3. VớiBộ Giáo dục và Đào tạo
- Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên
- Chuẩn hóa các quy trình thanh tra, kiểm tra đào tạo, bồi dƣỡng, đảm bảo tính khoa học, gọn nhẹ, dễ thực hiện.
3.3.4. Các cơ sở đàotạo, bồi dưỡng
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và triển khai đồng bộ, có hiệu quả hƣớng vào các nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập. Chủ động triển khai thực hiện hợp tác với các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.
- Tập trung đi sâu bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành chuyên sâu, bồi dƣỡng lãnh đạo, ngạch công chức chuyên ngành; Hoàn thiện các văn bản quy định phục vụ quản lý công tác bồi dƣỡng.
- Xây dựng đội ngũgiảng viên đạt chuẩn; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức, đáp ứng đƣợc yêu cầu bồi dƣỡng công chức của Tổng cục.
99
3.3.5. VớiTổng cục Đường bộ Việt Nam
- Xây dựng chế độ, chính sách về bồi dƣỡng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của đội ngũ công chức toàn Tổng cục; Có quy chế và chế tài đối với thái độ học tập, kết quả bồi dƣỡng của đội ngũ công chức;
- Tiếp tục đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp bồi dƣỡng;
- Tổ chức một bộ phận (thuộc Ban Tổ chức Cán bộ) chịu trách nhiệm quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức. Phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.
- Tăng cƣờng sự quan tâm, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dƣỡng;
100
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Từ thực tiễn hoạt động bồi dƣỡng công chức tại Tổng cục Đƣờng bộ Việt Namvới những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cũng nhƣ trên cơ sở quan điểm về vấn đề này, nội dung chính của Chƣơng 3tập trung đƣa ra 9 giải pháp nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ
công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, bao gồm:
(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy định về bồi dƣỡng đội ngũ công chức, (2) Tăng cƣờngsự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam về công tác bồi dƣỡng công chức, (3) Đổi mới công tác tổ chức và quản lý bồi dƣỡng đội ngũ công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam (4) Đổi mới nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (5)
Nâng cao chất lƣợng cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và chất lƣợng đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (6)
Tăng cƣờng các nguồn lực cho hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (7) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng công chức, (8) Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu, (9) Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng công chức .
Những giải pháp trên bao gồm nhiều biện pháp cụ thể, đƣợc chi tiết hóa,
đảm bảo tính khả thi trên thực tế. Bên cạnh đó, Luận văn cũng có những đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các cơ sở đào tạo và với bản thân Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam.
Để có thể đạt đƣợc hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm
túc và thƣờng xuyên cả 9 giải pháp này. Trên cơ sở đó, từng giai đoạn, từng đối tƣợng học viên có thể có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có.
101
KẾT LUẬN
Bồi dƣỡng đội ngũ công chức đƣợc xác định là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong những năm qua, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chủ trƣơng tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức, làm thay đổi vƣợt bậc trong tƣ duy và thể chế hành chính. Qua thực tiễn thực hiện, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều kết quả tốt, tạo ra những chuyển biến tích cực trong bồi dƣỡng, nâng cao năng lực đội ngũ đội ngũ công chức Tổng cục. Có đƣợc điều này là nhờ Tổng cục đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, trong đó, đóng vai trò quan trọng là hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng các khóa bồi dƣỡng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam còn một số tồn tại, chƣa phát huy hết đƣợc vai trò của hoạt động này với yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ công chức của mình.
Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam trở thành một yêu cầu bức thiết, với một hệ thống giải pháp đồng bộ từ hệ thống thể chế chính sách, đổi mới công tác quản lý bồi dƣỡng, gắn đào tạo bồi dƣỡng với các khâu của quy trình quản lý, phát triển công chức,... Hy vọng hệ thống giải pháp này khi đi vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức của Tổng cục, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ, Dự án ADB (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức.
2. Bộ Nội vụ (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006 - 2010) thực hiện
Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định 1374/QĐ-
TTg v/v phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2011) Thông tƣ số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của BộNội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính
phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức.
4. Ngô Thành Can “Cải cách quy trình bồi dưỡng đội ngũ công chức nhằm
nâng cao năng lực thực thi công vụ” (Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc).
5. Ngô Thành Can (2007), Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 5.
6. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
trong khu vực công,NXB Lao động, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Quy định những người là công chức.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của
Chính phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.
9. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá,
103 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2007.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
13. Đại học Nội vụ (2011) Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo, bồi dưỡng theo
vị trí việc làm ngành Nội vụ, Hà Nội - 2011
14. Nguyễn Trọng Điều (1999), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ.
15. Nguyễn Thị Minh Hà (2009), Kinh nghiệm đánh giá khóa đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 11.
16. Lê Thị Vân Hạnh (2009), Trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động trong
việc đánh giá các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số
2/2009.
17. Nguyễn Hữu Hải (2008) Về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ,
công chức (Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc Số 9/2008)
18. Trần Quốc Hải (2008) “Hoàn thiện thể chế công vụ ở nước ta hiện nay”-
Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
19. Nguyễn Thu Hƣơng (2006), Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công
chức trong nền công vụ ở một số nước ASEAN, Tạp chí Tổ chức Nhà
nƣớc, số tháng 7/2006.
20. Nguyễn Khắc Hùng (2004), Cải cách công vụ trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Hành chính Quốc gia.