Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức tổng cục đường bộ việt nam (Trang 97 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ

đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

3.2.5.1. Về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở tổng kết tình hình bồi dƣỡng trong thời gian qua, Tổng cục Đƣờng bộ cần có những đánh giá toàn diện về chất lƣợng của các khóa bồi dƣỡng, qua đó có những nhận định xác thực về chất lƣợng của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đã phối hợp mở lớp. Đây là căn cứ quan trọng để Tổng cục xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, hợp tác với những cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng có uy tín, đảm bảo chất lƣợng. Vì chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng là quan trọng

91

nhất, cho nên, Tổng cục cũng sẽ phải cân nhắc phối hợp với các cơ sở đảm bảo chất lƣợng, với đội ngũ giảng viên giỏi và cơ chế quản lý phù hợp.

3.2.5.2. Về đội ngũ giảng viên

Chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức phụ thuộc phần nhiều vào chất lƣợng của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên này đóng vai trò quan trọng bởi vì họ vừa là lực lƣợng quyết định chƣơng trình, nội dung ĐTBD vừa là ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học viên. Do đó, muốn nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức ở Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam cần nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục.

Một là, về năng lực: Đội ngũ giảng viên đƣợc lựa chọn tham gia bồi

dƣỡng công chức phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đối tƣợng công chức của Tổng cục. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm cần đƣợc bảo đảm đối với đối tƣợng giảng viên đƣợc mời/ lựa chọn.

Hai là, về thành phần: Từng bƣớc kiện toàn đội ngũ giảng viên cơ hữu

và giảng viên kiêm chức của ngành, bổ sung đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Đó là những nhà quản lý giỏi, những cán bộ, công chức có tài năng, giỏi về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực làm việc của họ. Có thể lựa chọn ngay những cán bộ, công chức trong Tổng cục nói riêng, Bộ Giao thông Vận tải nói chung để gia tăng chất liệu thực tiễn trong các khóa bồi dƣỡng của cơ quan.

Ba là, định kỳ tổ chức bồi dƣỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng

và phƣơng pháp giảng dạy; Tổ chức hội thi giảng dạy để tạo ra phong trào thi đua, học hỏi để nâng cao chất lƣợng và phƣơng pháp giảng dạy; Có chủ

92

trƣơng định kỳ luân chuyển cán bộ quản lý giữa các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và các bộ phận trong từng cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng để học tập trao dồi phƣơng pháp, kinh nghiệm công tác trong các môi trƣờng khác nhau.

Bốn là, đổi mới cơ chế tài chính, thu hút đội ngũ giảng viên chất lƣợng

cao. Một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lƣợng giảng viên

các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục tổ chức là phải có cơ chế về tài chính phù hợp. Nguồn tài chính dồi dào cho các khóa bồi dƣỡng sẽ giúp đơn vị tổ chức mời đƣợc những giảng viên giỏi, đảm bảo chất lƣợng khóa học, thu hút đối tƣợng học viên.

3.2.6. Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng công chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Một là, xây dựng và phát triển hoạt động của các trƣờng, các trung tâm trực

thuộc Tổng cục. Đó là Trƣờng Trung cấp giao thông vận tải miền Bắc, Trƣờng Trung cấp giao thông vận tải miền Nam, Trƣờng Trung cấp nghề cơ giới đƣờng bộ, Trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long, Trung tâm Kỹ thuật đƣờng bộ.

Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng này này, cần quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng tránh chồng chéo, đảm bảo phát huy năng lực hoạt động, nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng một cách thực chất, đồng thời gắn với đầu mối quản lý cơ sở vật chất phục vụ bồi dƣỡng thống nhất. Cần sắp xếp lại về cơ cấu và vị trí tổ chức cho thích hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng trƣờng. Xây dựng quy định về việc mở lớp, lên lớp; đồng thời có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các cơ sở về hoạt động bồi dƣỡng công chức.

Hai là, cần đầu tƣ trang thiết bị, vật chất cho hoạt động bồi dƣỡng, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phƣơng pháp mới. Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng

cần phát huy vai trò tham mƣu với cấp trên ban hành các quy định về tài chính, chuẩn cơ sở vật chất theo đặc thù của công tác đào tạo, bồi dƣỡng;

93 khai thác tối đa cơ sở vật chất, thiết bị đi đôi với xây mới, cải tạo, bảo

dƣỡng, mua sắm trang thiết bị... Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đáp ứng đƣợc việc áp dụng, sử dụng các phƣơng pháp trao đổi tích cực. Cần giới hạn số lƣợng học viên cho từng lớp học cho phù hợp với việc áp dụng các phƣơng pháp bồi dƣỡng.

Ba là, tăngcƣờng đầu tƣ nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dƣỡng.

- Đầu tƣ trực tiếp từ ngân sách để củng cố cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị cho bồi dƣỡng công chức.

- Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác bồi dƣỡng cán bộ,

công chức. Khuyến khích công chức tự học, tự bồi dƣỡng (kinh phí tự túc).

Bốn là,đổi mới cơ chế tài chính cho bồi dƣỡng công chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan tâm xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên, cán bộ công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng; có cơ chế

khuyến khích, hỗ trợ vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn trong

đào tạo, bồi dƣỡng. Thƣờng xuyên tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực

hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào

tạo, bồi dƣỡng đặc biệt là bồi dƣỡng theo chức danh lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng công chức nói chung và bồi dƣỡng theo chức danh cho công chức nói riêng; gắn kết chặt chẽ giữa bồi dƣỡng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; đổi mới, tổ chức thực hiện tốt chính sách ƣu đãi khuyến khích ngƣời tài, có chế độ khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh.

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị. Đảm bảo cơ

94

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo cơ chế cạnh tranh cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức.

- Xây dựng cơ chế đề cao và khuyến khích cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý tự học; trao quyền và trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong việc

lựa chọn chƣơng trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao năng lực công tác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức tổng cục đường bộ việt nam (Trang 97 - 101)