CHƯƠNG 2: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tầm quan trọng và phương pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Trang 26 - 29)

ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhà lãnh đạo luôn đặt ra bài toán làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất trong đó việc sử dụng nguồn lao động chất lượng là đóng vai trò chính trong quá trình cạnh tranh trên thị trường và phát triển của tổ chức. Mặc dù kỹ thuật công nghệ khoa học phát triển đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp đỡ nhà quản lý tăng hiệu quả kinh doanh nhưng yếu tố con người, cụ thể là người lao động luôn là điều kiện tiên quyết đặt lên hàng đầu.

Rất nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc trước vấn đề rằng: Mặc dù họ đã bỏ ra chi phí lớn tuyển dụng rất nhiều nhân viên có trình độ cao, kỹ năng làm việc thực tế tốt nhưng hiệu quả năng suất hoạt động của tổ chức lại không đạt được mục tiêu mong muốn.Bất kì cá nhân nào cũng sẽ có động lực nội tại để làm việc gì đó từ những thứ cơ bản như sinh tồn thuần túy đến mong muốn, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân ở cấp bậc cao hơn. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn đến năng suất, hiệu quả công việc cao hơn, tuy nhiên không nên cho rằng động lực tất yếu dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc không chỉ phụ thuộc vào

động lực mà còn phụ thuộc vào khả năng của người lao động, phương tiện và các nguồn lực thực hiện công việc. Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc, nhưng người lao động nếu mất động lực lao động hoặc suy giảm động lực lao động sẽ mất khả năng thực hiện công việc và có xu hướng rời khỏi tổ chức Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những giải pháp nhằm tạo được động lực làm việc cho người lao động để họ sẵn sàng đóng góp hết khả năng làm việc, tăng doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức .Tạo động lực lao động chính là biện pháp sử dụng người lao động hiệu quả nhất, tốn ít chi phí nhất nhằm tối đa hóa hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra việc tạo động lực lao động còn giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín, môi trường làm việc tích cực, mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ công nhân viên với nhau, giữa người lao động với tổ chức, từ đó góp phần tạo nên văn hóa làm việc lành mạnh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Tạo động lực lao động sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động. Nếu tăng năng suất lao động với một cấp độ nhanh và với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi giữa tích lũy và tiêu dùng.Hơn nữathông qua tạo động lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động và làm cho của cải vật chất trong

xã hội ngày càng nhiều dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế lại tác động lại khiến cho người lao động có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình ngày càng phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những học thuyết cơ sở lý luận về việc tạo động lực được tạo ra hay những bài phân tích về tầm quan trọng của việc tạo động lực lao động cũng như các phương pháp vận dụng thực tiễn nhưng không phải nhà quản lý nào cũng có thể thực hiện được. Đối với mỗi người lao động thì mục tiêu cá nhân, thái độ và khả năng làm việc của họ là khác nhau nên nhà lãnh đạo phải khéo léo lựa chọn những phương thức, biện pháp tạo động lực thích hợp. Nhà quản lý cần chú ý đến khả năng làm việc của người lao động để sử dụng đúng ngành nghề, chuyên môn, bố trí sắp xếp công việc phù hợp. Đây là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc tối cao trong công tác quản lý nhân sự. Ngoài ra, người lãnh đạo, hoặc người quản lý trực tiếp phải chú ý phát hiện, sử dụng và nuôi dưỡng năng lực, sở trường của người lao động để tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Phải tiến hành đào tạo nâng cao trình độ và năng lực bản thân người lao động, mục đích của việc đào tạo nghề ở đây không chỉ nâng cao năng lực nghề nghiệp, mà còn cả nhân cách , phẩm chất đạo đức của người lao động, tinh thần thái độ làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật giúp người lao động làm việc hăng say, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình làm việc và luôn tìm tòi các phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tầm quan trọng và phương pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w