Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động thông qua hệ thống tiền lương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tầm quan trọng và phương pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Trang 89 - 90)

- Tiếp tục bồi dưỡng 08 quần chúng ưu tú đã học lớp bồ

a/ Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động thông qua hệ thống tiền lương

qua hệ thống tiền lương

Mặc dù hệ thống tiền lương, cách tính lương và cơ chế lương của Công yu TNHH MTV Thoát nước khá rõ ràng nhưng vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập. Đối với khối lao động trực tiếp, Công ty áp dụng tính lương theo điểm với bình quân điểm là sản lượng tương ứng và tính lương theo hệ số bình bầu A,B,C song song với kết quả hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao đối với khối văn phòng. Hai phương thức này đều có những yếu điểm cần khắc phục.

Đối với khối lao động trực tiếp, để đạt được 10 điểm ngoài ngày giờ công đi làm còn cân nhắc đến tính sáng tạo trong công việc, sự đóng góp cải tiến kỹ thuật và tạo hiệu quả năng suất nhưng không có bảng chi tiết như các quy chuẩn của từng loại đánh giá cụ thể. Trong tổ có nhiều người, số điểm càng cao, với cùng một khối lượng thì trung bình tiền lương sẽ phải chia đồng đều, nhưng liệu có đảm bảo được mức lương được chia xứng đáng với công sức của mỗi người lao động bỏ ra. Ngoài ra, khi phân chia đánh giá dựa trên các tiêu chi với quy chuẩn chưa rõ ràng dễ gây

bất đồng trong môi trường làm việc. Không những vậy, nếu như căn cứ vào tiêu chỉ làm đủ ngày công đi làm, giờ giấc đúng giờ, thay vì chú trọng đến hiệu quả năng suất cũng sẽ khiến cho người lao động cảm thấy thiếu động lực. Do đó, người quản lý trực tiếp, tổ trưởng phải có những biện pháp linh hoạt trong cách ứng xử cũng như chấm công người lao động vào cuối mỗi tháng để cho từng anh em công nhân đều hài lòng với số điểm tương ứng sự nỗ lực họ đã bỏ ra trong kỳ lao động đó.

Đối với khối lao động gián tiếp, tiền lương được chi trả căn cứ trên lương cơ bản nhân hệ số cộng với hệ số tham góp công việc theo bình bầu A, B, C với các quy định đã được nêu chi tiết ở phần trên của bài luận. Tuy nhiên cách tính này cũng gây khá nhiều quan điểm trái chiều. Trên thực tế, tiền lương chênh lệch giữa hệ số A, B, C tương đối cao, dao động từ 1-2 triệu đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ trên tổng thu nhập bình quân của mỗi người lao động trong tháng. Do vậy, mỗi khi họp xét bình bầu, bất kỳ ai cũng muốn được A, và căn cứ trên các tiêu chí chưa rõ ràng, giám đốc và các phòng ban luôn gặp trở ngại trong công tác đánh giá hệ số hoàn thành công việc của từng người. Mức độ hoàn thành công việc như thế nào thì đạt chuẩn ? Phải tạo ra năng suất bao nhiêu hay thời gian tiền độ thực hiện công việc đạt chỉ tiêu như mong muốn? Tất cả đều được đánh giá chung và khái quát, đôi lúc mọi người nhận thay nhau luân phiên A,B,C dẫn đến việc đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành , chất lượng công việc xảy ra sai sót. Hơn nữa, điều đó chứng tỏ, người lao động đã dừng lại sự nỗ lực của bản thân, có hành vi không đúng trong cách xử lý, bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Vì vậy, công tác tạo động lực thông qua tiền lương cần được Tổng công ty đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể hơn tránh gây sự bất đồng, bất hòa giữa các đồng nghiệp cũng như là công cụ chuẩn mực để kích thích cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội làm việc một cách hiệu quả nhất, mang đến lợi ích lợi nhuận tài chính cho Công ty, đóng góp xây dựng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tầm quan trọng và phương pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w