Hệ thống tràn xả lũ

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 26 - 30)

- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.

b) Hệ thống tràn xả lũ

- Tuyến đê tả Lô có 2 tràn làm nhiệm vụ phân chậm lũ là:

+ Tràn Tứ Yên: Tại K18+600 ngưỡng tràn dài 280m cao trình (+16,70), trên đỉnh tràn đắp trạch mặt rộng 2m; mái m1 = m2 = 1,5.

+ Tràn Cao Phong: Tại K26+600 bằng bê tông cốt thép, ngưỡng tràn dài 60m ở cao trình (+15,70) đỉnh tràn đắp trạch lên bằng cao trình mặt đê mặt rộng 2,0m; mái = 1,5 .

- Trên đê hữu sông Phó Đáy: Xây dựng 1 tràn cứu hộ Đồng Ích tại K5+300, ngưỡng tràn dài 185m, cao trình đỉnh (+18,70m ) trên đắp con trạch bằng cao trình đỉnh đê mái m= 1,5.

- Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạccó 3 tràn là:

+ Tràn Vĩnh Ninh thuộc huyện Vĩnh Tường tại K14+500 bằng bê tông cốt thép chiều dài ngưỡng tràn 45m ở cao trình (+14,0) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằng cao trình mặt đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn.

+ Tràn Liên Châu thuộc huyện Yên Lạc: Tại K18+896, chiều dài 135m có cao trình +13,6m, được đắp con trạch rộng 2m cao trình +15.35m.

+ Tràn Trung Kiên thuộc huyện Yên Lạc: Tại K24+800 bằng bê tông cốt thép chiều dài ngưỡng tràn 60m ở cao trình (+12,90) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằng cao trình đỉnh đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn.

1.2.6 Hệ thống công trình tiêu thoát nước

Theo tài liệu “Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 ~ 2010, định hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020” việc phân chia vùng tiêu thoát nước liên quan đến vùng dự án bao gồm 3 vùng:

+ Vùng lưu vực hệ thống thủy nông Liễn Sơn (40.279ha) + Vùng ven dãy Tam Đảo (48.112ha).

+ Một phần diện tích của vùng huyện Mê Linh, Hà Nội, phần diện tích này bao gồm lưu vực sông Đồng Đò, thị xã Phúc Yên, tính đến mặt cắt khống chế sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc- Cầu Xuân Phương, xã Phúc Thắng, Mê Linh Hà nội (12.920ha).

- Hiện trạng về công trình tiêu thoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy các công trình được xây dựng, hoạt động chỉ phục vụ cho tiêu thoát nước cục bộ trong hệ thống và với kịch bản tiêu tự chảy ra sông Cầu. Chưa có một giải pháp tiêu tổng thể cho toàn hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng công trình tiêu thoát nước trong hệ thống vùng dự án qui hoạch cho những đánh giá cơ bản sau:

+ Về công trình đầu mối tiêu thoát toàn lưu vực. Kịch bản truyền thống tiêu thoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc theo tự chảy, với trục sông tiêu thoát chính là sông Cà Lồ và hướng tiêu ra sông Cầu. Bởi vậy cho đến nay chưa có công trình đầu mối nào được xây dựng, khả năng tiêu thoát hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện lòng dẫn tự nhiên và nhất là phụ thuộc rất lớn vào lũ sông Cầu. Trong nhiều năm đã xảy ra hiện tượng ứ nước sông Cầu vào sông Cà Lồ, đến cầu Hương Canh, cống Sáu Vó làm giảm đáng kể khả năng thoát nước tự nhiên của sông Phan, sông Cà Lồ, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Về các công trình tiêu thoát nước nội đồng. Trong lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay đã được xây dựng nhiều công trình tiêu thoát nước nội đồng, với đủ loại phương thức vận hành cho tiêu thoát nước như kênh tiêu, bờ vùng, cống tiêu tự chảy, trạm bơm tiêu, các công trình đập tràn, cống điều tiết trên sông... với quy mô và năng lực rất đa dạng. Tất cả mới chỉ đảm nhiệm được phần nhiệm vụ tiêu thoát nước trong vùng canh tác bị ngập úng hàng năm với những mức độ khác nhau của lưu vực ra trục sông Phan, sông Cà Lồ. Theo tài liệu điều tra hiện trạng, cho những thống kê đánh giá về hiện trạng công trình tiêu thoát nước nội đồng trong lưu vực như sau:

* Trục kênh tiêu nội đồng: có 8 tuyến chính. - Kênh Bến Tre huyện Tam Dương

- Kênh Duy Xuyên – Vân Hội – Hợp Thịnh huyện Tam Dương - Kênh Chấn Hưng - Đại Đồng – Bình Dương huyện Vĩnh Tường

- Kênh Tuân Chính – Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường - Kênh Tam Phúc – Vũ Di huyện Vĩnh Tường

- Kênh Nam Yên Lạc huyện Yên Lạc

- Kênh Yên Đồng – Trung Nguyên - Đồng Cường huyện Yên Lạc - Kênh Tam Hồng – Minh Tâm – Sáu Vó huyện Yên Lạc

* Trạm bơm tiêu nội đồng: chủ yếu có 8 trạm, tổng công suất bơm 114.600m3h. - Trạm bơm Cao Đại (5 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan

- Trạm bơm Đầm Cả (8 x 4000m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ - Trạm bơm Kim Xá (2 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Phan - Trạm bơm Hòa Loan (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan - Trạm bơm Lũng Ngoại I, II (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan - Trạm bơm Đại Phùng (7 x 1.800m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ - Trạm bơm Đầm Láng (16 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ - Trạm bơm Sáu Vó (6 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan

* Các cống tiêu nội đồng: có 9 cống chủ yếu

- Cống Sáu Vó: (2c x 2,5 x 3,5) lưu lượng tiêu thoát / 17,5m3/s ra sông Phan - Cống Quán Bò: (1c x 1,1 x 1,95) lưu lượng tiêu thoát / 2,1m3/s ra sông Phan - Cống Quán Hạnh: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan - Cống Thụy Yên: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan - Cống Đầm Hồn: (1c x 1,4 x 2,35) lưu lượng tiêu thoát /3,2m3/s

- Cống Đại Lợi: φ60

- Cống Đại Phùng I : φ80 tiêu thoát ra sông Cà Lồ

- Cống Đại Phùng II : (1c x 0,6 x 0,8) tiêu thoát ra sông Cà Lồ - Cống Đầm Láng : (3c x 1,0 x 2,0) tiêu thoát ra sông Cà Lồ

* Các công trình điều tiết trên sông:

- Cống 3 cửa An Hạ (3 x 1,8 x 2,0m)

- Cống điều tiết Thụy Yên (15 x 4,5m) lưu lượng tiêu thoát 80,0m3/s cắt lũ sông Phan vào kênh Bến Tre

- Cống điều tiết Lạc ý (6 cửa x 2,0 x 3,0), dâng nước cho tưới.

- Đập tràn hồ Đầm Vạc (dài 2,10m, cao trình ngưỡng +7,0m), điều tiết lũ kênh Bến Tre vào sông Phan.

1.2.7 Hệ thống công trình hồ đập

Vĩnh Phúc có 9 hồ, đập thuộc loại vừa do các Công ty KTCTTL quản lý, khai thác. Một số thông số cơ bản của hồ, đập như bảng thống kê dưới đây:

Số TT Tên hồ, đập Mực nước dâng BT Cao trình đỉnh đập Dung tích (106 m3) Cao trình đỉnh tràn QTràn m3/s B tràn (m) 1 Đại Lải 21,50 24 29,70 18,50 360 32 2 Xạ Hương 91,50 93 14,10 87,50 254 10

Số TT Tên hồ, đập Mực nước dâng BT Cao trình đỉnh đập Dung tích (106 m3) Cao trình đỉnh tràn QTràn m3/s B tràn (m) 3 Làng Hà 65,00 67 2,70 65,50 147 35 4 Vân Trục 40,15 43 8,20 40,15 53 12 5 Suối Sải 60,40 63 3,00 61,40 73 50 6 Bò Lạc 51,10 54 2,55 51,40 59 30 7 Vĩnh Thành 82,00 85 2,36 82,00 382 49 8 Thanh Lanh 76,60 78,1 10,621 71,6 272 10 9 Liễn Sơn 16,65 105 1) Hồ Đại Lải:

- Đập Đông, đập Tây, đập Thanh Cao, mặt đập đã đựơc rải nhựa, thân đập ổn định. - Đập đất mái thượng lưumột số đoạnđá lát mái bị sô, mái hạ lưu bị sói

- Cống số 1, số 2 thân cống ổn định tốt, máy đóng mở cánh cống vận hành tốt đảm bảo an toàn.- Tràn xả lũ: Cánh cửa tràn, tời vận hành, máy đóng mở được bảo dưỡng vận hành bình thường.

2) Hồ Xạ Hương:

- Đập đã được khoan phụt vữa xi măng đất xét từ năm 1991. - Tràn xả lũ: Máy đóng mở và cánh cửa vận hành ổn định. - Cống lấy nước đã thay thế cánh.

Hồ hoạt động bình thường. Đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

3) Hồ Vân trục:

- Tràn xả lũ: Đã được tu bổ, sửa chữa.

- Thân đập được khoan phụt vữa chống thấm và sử lý chống mối, mái thượng lưu được gia cố bằng BTCT từ cao trình +36 tới đỉnh đập.

- Công được thay máy đóng mở mới, sửa chữa những phần rò gỉ trong thân cống và gia cố lại phần hạ lưu cống.

4) Hồ Suối Sải, Bò Lạc:

- Thân đập bị thẩm lậu và có nhiều mối đã được xử lý bằng khoan phụt vữa xi măng đất sét cuối năm 2002 ÷ 2003, đập ổn định.

5) HồVĩnh Thành:

- Mái hạ lưu thân đập phụ I còn có hiện tượng bị rò gỉ

- Đã xử lý xong sự cố phần đuôi tràn. Tràn hoạt động bình thường .

6) Hồ Thanh Lanh:

- Đập đất ổn định tuy nhiên hồ mới được tích nước chưa qua thử thách cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ trong mùa lũ.

7) Hồ Làng Hà:

Toàn bộ hệ thống các công trình hồ chứa cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật chống lũ thiết kế, nhưng do quá trình khai thác sử dụng quản lý một số còn tiềm ẩn những ẩn hoạ không lường được cần có biện pháp đề phòng tình huống xấu xẩy ra. Đặc biệt chưa hồ chứa nào có tràn sự cố đề nghị tỉnh xem xét cho xây dựng để đảm bảo an toàn khi mực nước vượt quá tần suất thiết kế, hoặc xuất hiện lũ lịch sử.

1.3 PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ

1.3.1 Đặc tính lũ trên các hệ thống sông

Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc nằm ở trung lưu hệ thống sông Hồng, được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Vì vậy lũ trên các sông suối trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp diễn biến lũ của các sông lớn Đà, Thao, Lô, Cà Lồ, Phó Đáy và mang đặc tính lũ điển hình của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Mùa mưa lũ bình thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, song có những năm mùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn từ 15 đến 30 ngày. Tổng lượng mưa mùa lũ trên lưu vực chiếm khoảng 80% tổng lượng nước năm và số ngày mưa khoảng 70% số ngày mưa cả năm.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w