- Sau mỗi mùa mưa bão các địa phương cần tổ chức đánh giá ưu khuyết điểm công tác chuẩn bị, cũng như kết quả thực hiện phòng chống lụt bão và
e) Giải pháp phòng chống lũ quét và sạt lở đất
1) Các biện pháp công trình:
- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét: Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.
- Phân dòng lũ: Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ. Phân lũ quét đi lệch sang các sông nhánh bằng cách tạo ra kênh hay đường dẫn lũ kéo lệch pha, lệch đỉnh, hạn chế khả năng tập trung lũ tàn phá khu vực cần bảo vệ.
- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước: Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố cho các hồ này đồng thời với việc xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa nước, bố trí đủ vật tư, phương tiện và lực lượng cần thiết để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.
Các biện pháp công trình thường tác động trực tiếp vào dòng lũ quét nhằm chống lại những tác động phá hoại của chúng. Để áp dụng các biện pháp công trình nêu trên cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của lưu vực sinh ra lũ quét và khu vực cần bảo vệ. Việc phối hợp hệ thống các biện pháp công trình từ khu sinh lũ đến khu vực chịu lũ cho phép làm giảm, hạn chế các tác hại do lũ quét gây ra, thậm chí có thể loại trừ được lũ quét cho vùng chịu lũ. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải quyết bài toán quy hoạch trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về lũ quét.
2) Các biện pháp phi công trình:
Các biện pháp phi công trình không tác động trực tiếp vào dòng chảy lũ nhưng lại tác động vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét nên cũng có thể hạn chế được những tác hại của lũ quét, thậm chí còn có thể triệt tiêu lũ quét. Những biện pháp phi công trình không làm biến đổi đột ngột điều kiện môi trường trên lưu vực, đồng thời đảm bảo sự phát triển lâu bền và mang tính xã hội cao.
Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:
- Lập bản đồ những nơi xảy ra lũ quét và những nơi nguy hiểm: Việc lập bản đồ vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét được kết hợp với các bản đồ theo dõi các loại thiên tai khác tạo ra một bức tranh đầy đủ về vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các đầu vào bao gồm: Phân tích tần suất, các bản đồ vùng bị ảnh hưởng, tần suất lũ, các báo cáo thiệt hại, các bản đồ độ dốc và các bản đồ liên quan khác như bản đồ sử dụng đất, thảm phủ thực vật, mật độ dân số và các bản đồ cơ sở hạ tầng.
- Dự báo và Cảnh báo lũ quét: Căn cứ vào tài liệu thống kê các trận lũ quét đã xảy ra trong quá khứ, khoanh vùng có khả năng xảy ra lũ quét để đề phòng, đặc biệt quan tâm các khu vực dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất làm tích tụ nước, tạo ra lũ quét
nghẽn dòng. Căn cứ các vết lũ hoặc các tàn tích do lũ quét gây ra thiệt hại dùng làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phòng ngừa lâu dài hoặc xây dựng phương án phòng, chống lũ quét hàng năm.
3.3.9 Di dân và đền bù thiệt hại