Tốc độ tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 51 - 52)

- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.

a) Tốc độ tăng trưởng GDP

Để đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, dự kiến sẽ điều chỉnh tốc độ phát triển theo hai phương án tăng trưởng như sau:

* Phương án I: Là phương án được xây dựng trên các căn cứ sau đây:

- Vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc sau khi gia nhập Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ với những cơ hội và thời cơ phát triển mới, đòi hỏi tỉnh phải duy trì tốc độ phát triển cao để tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Phát triển kinh tế Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở lấy công nghiệp làm nền tảng, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn (hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục phát triển các khu cụm công nghiệp,...) để thu hút vốn FDI và đầu tư từ các tỉnh bạn; ưu tiên nâng đỡ các ngành công nghiệp nội địa, sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; Đảm bảo các ngành công nghiệp được phát triển liên tục và bền vững trên địa bàn.

- Duy trì mức tăng trưởng ngành nông nghiệp cao hơn với mức trung bình 3,5- 4%) của vùng KTTĐBB trong suốt thời kỳ dự báo.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thương mại-dịch vụ, làm tiền đề tăng tốc phát triển ngành vào sau năm 2010.

Theo phương án I: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tỉnh từ nay đến năm 2010 phải Đạt khoảng 14,4%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng Đạt 18,5-

20%; nông - lâm - ngư Đạt 4,5-5,0%/năm; và dịch vụ duy trì ở mức 13-14%/năm. Với mức tăng trưởng trên, tổng GDP của tỉnh đến 2010 sẽ Đạt khoảng 22.237 tỷ đồng (giá thực tế).

GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) vào năm 2010 sẽ bằng 127.2% mức GDP bình quân cả nước (gấp 1,2-1,5 lần) và bằng 85-90% của Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

* Phương án II: Là phương án có mức tăng trưởng thấp hơn PA I:

- Ý tưởng của phương án II là sau một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc (1997 - 2005), nền kinh tế Vĩnh Phúc khó có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như cũ. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực (AFTA/CEPT - 2006), WTO có thể tác động mạnh theo hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng của 1 tỉnh phụ thuộc nhiều vào FDI như Vĩnh Phúc, đó là: Nguồn thu từ dịch vụ xuất nhập khẩu bị giảm sút mạnh do thực hiện giảm thuế quan theo AFTA/CEPT; Tự do hoá thương mại sẽ giảm chi phí đầu vào của sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ bị giảm sút (tập trung chủ yếu vào sản phẩm ô tô, xe máy - là 2 sản phẩm chủ lực của tỉnh) và giá trị sản xuất (theo giá TT) sẽ giảm mạnh.

Trong điều kiện này, yếu tố nội lực cần được phát huy để duy trì mức tăng trưởng cao. Đó là Vĩnh Phúc sẽ phải tạo đột phá trong tăng trưởng lĩnh vực thương mại-dịch vụ và du lịch, là lĩnh vực đang có tiềm năng lớn nhưng hiện chưa được khai thác triệt để. Tốc độ tăng trưởng của ngành phải Đạt ít nhất 15-16%/năm;

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp được duy trì 4,5-5%/năm trên cơ sở tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. Theo phương án II, Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đạt 13,8%, trong đó, công nghiệp tăng 16,5%/năm, dịch vụ tăng 15,0%/năm và nông nghiệp 4,5%/năm, GDP đến 2010 (theo giá thực tế) Đạt 21.762,3 tỷ đồng.

Đạt được mục tiêu tăng trưởng theo phương án II, GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế vào năm 2010 sẽ bằng 124,5% của cả nước và 81,3% của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w