- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.
2008-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
3.1.1 Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch phòng chống lũ phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, Phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất và không ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
- Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.
- Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê để làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất khu vực bãi sông, bãi nổi, cù lao), quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch khai thác cát sỏi,...
3.1.2 Mục tiêu quy hoạch
- Xác định mức độ đảm bảo chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.
- Xác định mức độ và quy mô xảy ra ngập lụt khi chậm lũ.
- Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng tuyến sông có đê.
3.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch
- Xác định đường mặt nước các tuyến sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy ứng với các tần xuất lũ thiết kế đê.
- Xác lập tuyến hành lang thoát lũ trên các sông Hồng, sông Lô. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành lang thoát lũ đến khả năng thoát lũ của lòng dẫn.
- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống công trình phòng chống lũ (đê sông, đê bối, khu chậm lũ Lập Thạch) khi xảy ra lũ 300 năm và 500 năm.
- Xác định cấp mực nước báo động I, II, III dọc theo các tuyến sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy. Làm cơ sở đó đề xuất xây dựng các cột thủy trí báo động mực nước tại: Đại Định, Liên Trì, Liên Châu, Trung Hà, Thạch Đà, Tráng Việt trên sông
Hồng; Then, Cao phong trên sông Lô; Đồng Tình, Hoàng Đan, Kim Xá, Bạch Hạc trên sông Phó Đáy.
- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng hợp lý lòng sông, bãi sông trên các tuyến sông Lô và sông Hồng.
- Đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch chuyên ngành khác như Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng, Công nghiệp, Du lịch dịch vụ,… đối với quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá tác động môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh, đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
3.1.4 Nguyên tắc lập qui hoạch
- Quy hoạch phòng chống lũ phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển ngành khác của Tỉnh đã được phê duyệt, đồng thời theo đúng các tiêu chuẩn và định hướng của các cấp, các ngành đã quy định.
- Quy hoạch phòng chống lũ phải dựa trên cơ sở phát huy tốt và đảm bảo an toàn cho các công trình phòng, chống lũ. Khai thác hợp lý và có hiệu quả kinh tế quỹ đất vùng bãi sông, nguồn tài nguyên khoáng sản (cát, sỏi,…) trong lòng sông, bảo vệ môi trường nước và môi trường sinh thái dòng sông.
- Quy hoạch phòng chống lũ theo hướng hiện đại trên cơ sở đầu tư có trọng điểm gắn liền với tu bổ, nâng cấp các công trình phòng chống lũ hiện có đồng thời định hướng, đề xuất đầu tư xây mới để đảm bảo nâng cao năng lực phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai.
- Tạo hành lang, cơ sở pháp lý thúc đẩy xã hội hoá công tác phòng chống lũ, khuyến kích sự tham gia của các nguồn lực xã hội trong công tác đầu tư các dự án kết hợp giữa phát triển kinh tế và phòng chống lũ.
3.2 CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG LŨ
3.2.1 Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các tuyến sông
Ngày 21 tháng 6 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình” với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Giai đoạn 2007 - 2010: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m3/s.
- Giai đoạn 2010 - 2015: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s.
* Tiêu chuẩn phòng lũ đối với hệ thống đê:
- Tại Hà Nội: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,4 m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 20.000 m3/s.
- Tại Phả Lại: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m.
- Đối với hệ thống đê điều các vùng khác: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m.
- Phần lưu lượng vượt quá khả năng trên sẽ được sử dụng các giải pháp khác như: Điều tiết hồ chứa, phân lũ, chậm lũ, cải tạo lòng sông thoát lũ,....
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 122-2002 “Tiêu chuẩn phòng, chống lũ đồng băng sông Hồng”. Ban hành theo quyết định số 60/2002/QĐ-BNN ngày 5 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tần suất phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng như sau:
Tiêu chuẩn chống lũ Thủ đô Hà Nội Các vùng khác
1. Giai đoạn 2007 – 2010
- Tần suất đảm bảo chống lũ,% 0,4 0,67
- Chu kỳ lặp lại, năm 250 150
3. Giai đoạn 2010 – 2015
a. Trường hợp dung tích phòng lũ các hồ xây dựng trên sông Đà 7 tỷ m3
- Tần suất đảm bảo chống lũ,% 0,2 0,33
- Chu kỳ lặp lại, năm 500 300
b. Trường hợp dung tích phòng lũ các hồ xây dựng trên sông Đà lớn hơn 7 tỷ m3
- Tần suất đảm bảo chống lũ,% < 0,2 < 0,33
- Chu kỳ lặp lại, năm > 500 > 300
Ghi chú: Tần suất phòng, chống lũ trong bảng trên được kể đến các biện pháp công trình phòng lũ như hồ chứa, phân chậm lũ, đê, thoát lũ của hệ thống sông theo quy hoạch phòng lũ.
3.2.2 Tiêu chuẩn phân cấp đê sông
Căn cứ Quy phạm phân cấp đê do Bộ Thuỷ lợi ban hành năm 1977 ”QP TL.A.6- 77”, việc quy hoạch phân cấp đê được căn cứ vào diện tích vùng bảo vệ, tầm quan trọng về chính trị, dân sinh, kinh tế trong khu vực đó và lưu lượng lũ thiết kế hoặc lũ lớn nhất đã xảy ra (nếu lưu lượng lớn hơn lưu lượng lũ thiết kế) ở sông để phân cấp các tuyến đê. Các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Bảng 3-1. Phân cấp đê chính của các tuyến sông.
Loại Đê
Lưu lượng thiết kế hoặc lớn nhất Diện tích đã xảy ra bảo vệ (m3/s) không ngập lũ (ha) Trên 7.000 7.000Từ đến trên 3.500 Từ 3.500 đến trên 1.000 Từ 1.000 đến trên 500 Dưới 500 Đê chính của đê sông, đê phân lũ Trên 150.000 I I II II - 150.000 đến trên 60.000 I II II III - 60.000 đến trên 15.000 II II III IV - 15.000 đến trên 1.000 II III IV IV V
Loại Đê
Lưu lượng thiết kế hoặc lớn nhất Diện tích đã xảy ra bảo vệ (m3/s) không ngập lũ (ha) Trên 7.000 Từ 7.000 đến trên 3.500 Từ 3.500 đến trên 1.000 Từ 1.000 đến trên 500 Dưới 500 Dưới 10.000 III IV V V V
3.2.3 Tiêu chuẩn lũ thiết kế cho các tuyến đê sông