Các tiêu chí, kỹ thuật xác định

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 97 - 98)

- Lũ 300 năm và lũ 500 năm có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

a) Các tiêu chí, kỹ thuật xác định

1) Tuyến chỉnh trị:

Việc xác tuyến chỉnh trị và ổn định lòng dẫn nhằm mục đích giải quyết triệt để các hiện tượng sạt lở, kết hợp với khai thác hợp lý lòng sông, bãi sông và đảm bảo thoát lũ nhanh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho tuyến lòng sông ổn định phải dựa trên các tiêu chí như sau:

- Đảm bảo các yêu cầu của tuyến thoát lũ: Nhằm để tăng cường thoát lũ qua lòng dẫn cơ bản.

- Không áp sát chân đê: Nhằm hạn chế sạt lở và đe doạ an toàn của đê.

- Không tạo ra sự đột biến lớn tỉ lệ phân lưu vào các sông nhánh, duy trì dưới cấp tỉ lệ phân lưu hiện nay.

- Tuyến chỉnh trị phải trơn thuận bảo đảm cho giao thông thuỷ được thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho vùng ven sông.

- Không ảnh hưởng tới các công trình trên sông: Duy trì hoạt động bình thường của các công trình như cầu qua sông, bến cảng, cửa lấy nước, ...

- Phù hợp với quy luật vận động tự nhiên của đoạn sông.

2) Tuyến lòng sông ổn định:

Tuyến lòng sông ổn định (hoặc có thể gọi là tuyến bờ ổn định không bị ảnh hưởng bởi xói lở) cho bất kỳ 1 con sông hay đoạn sông nào được thể hiện qua 2 quan điểm sau:

- Được xác định bởi đường bao giới hạn vùng sạt lở bờ sông thực tế (hay còn gọi là vùng không gian biến động lòng dẫn) đã xảy ra từ trước tới nay, đường giới hạn này được xác định bằng cách so sánh biến động đường bờ trên mặt bằng và sẽ là đường bao hết toàn bộ vùng di chuyển của lòng dẫn trong khoảng thời gian xác định, thường là từ 1 thời điểm lịch sử trước đây cho đến hiện tại.

- Được xác định bởi đường bao của tuyến lòng sông ổn định, tuyến lòng sông ổn định này được xác định một cách lý luận bằng việc áp dụng các quan hệ hình thái ổn định. Thực chất đây là tuyến lòng sông ổn định quy hoạch và là tuyến lòng sông mà chúng ta mong muốn thiết lập được ngoài thực tế.

Tuy nhiên cả 2 quan điểm trên khi xác định tuyến lòng sông ổn định chỉ là rất tương đối

+ Với trường hợp tuyến lòng sông ổn định được xác định theo quan điểm (a) có thể thấy rằng trong quá trình diễn biến một cách tự nhiên hay diễn biến dưới các tác động của con người thì không có gì đảm bảo chắc chắn là tuyến lòng sông ổn định được xác định từ các số liệu thực tế cho đến nay sẽ vẫn là tuyến lòng dẫn ổn định trong các năm tới.

+ Với trường hợp tuyến lòng sông ổn định được xác định theo quan điểm (b), đây thực chất là tuyến lòng sông lý tưởng và là điều chúng ta mong muốn Đạt gần đến, tuy nhiên việc có thể Đạt tới tuyến lòng sông ổn định trong trường hợp này phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w