Các hình thế thời tiết bất lợi gây lũ lớn

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 59 - 61)

- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.

a) Các hình thế thời tiết bất lợi gây lũ lớn

Mưa cường độ lớn kéo dài nhiều ngày là nguyên nhân chính gây nên lũ trên các hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh. Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ. Mưa sinh lũ trên lưu vực các sông suối chảy qua tỉnh được hình thành do các nguyên

nhân sau: từ tháng 5 đến tháng 6 áp thấp nóng Ấn Miến di chuyển dần từ phía Tây sang phía Đông và xâm nhập vào lưu vực gây nên những trận mưa giông có cường độ lớn nhưng chỉ kéo dài vài ba ngày tạo ra những cơn lũ nhỏ lên xuống nhanh. Sang tháng 7 và tháng 8 dải hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam là vùng ranh giới giữa khối không khí xích đạo dọc đường hội tụ phát sinh ra những trận xoáy thuận có khi phát triển lên thành bão. Những xoáy này gây ra những đợt mưa lớn, kéo dài khoảng 5 ÷ 10 ngày liền trên diện rộng.

Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tháng 6 và tháng 10 là những tháng giao thời ngắn giữa hai mùa, vào lúc gió mùa cực đới đã suy yếu và gió Tây Nam bắt đầu hoạt động vào tháng 6 và tháng 10 gió Tây Nam rút khỏi hẳn phạm vi lưu vực, hệ thống phía Đông do lưỡi áp cao Thái Bình Dương phát huy còn mạnh mẽ, nhiều biến động thời tiết ít hơn (như hội tụ và bão). Vì thế hai tháng chuyển tiếp mang nhiều tính chất mùa hè hơn mùa đông, và là hai tháng của mùa mưa. Bức xạ mặt trời phát huy tích cực tạo nên các cơn mưa dông trong ngày tuy diện không rộng nhưng lượng mưa cũng rất đáng kể.

Thời tiết trong rãnh nội chí tuyến: mát, ổn định, gió mùa mùa hạ vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 khi rãnh nội chí tuyến (hội tụ nhiệt đới) phát triển đã lên tới Bắc Bộ, mang lại nguồn không khí gió mùa có nguồn gốc từ biển phía Nam qua biển ít biến tính, có nhiễu động mạnh mẽ của rãnh hội tụ nhiệt đới đã gây ra lượng mưa lớn nhiều ngày, tổng lượng mưa chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm trong lưu vực. Hướng gió Tây Nam ở vùng Đông Bắc, có hướng gió Tây Bắc ở vùng núi phía Bắc, Đông Nam ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc - Tây Bắc ở vùng Tây Bắc. Thời kỳ này trời nhiều mây, nhiệt độ tương đối thấp hơn thời kỳ đầu hè, độ ẩm cao gây ra mưa rào và giông rất phổ biến.

- Thời tiết bão: Khi trận bão còn cách xa lưu vực 500 ÷ 600 km đã thấy mưa xuất hiện, tuy bão không đổ bộ trực tiếp vào vùng nghiên cứu nhưng khi bão tan biến thành áp thấp đi vào nội địa gây mưa lớn đáng kể, mưa kéo dài đến 4 ÷ 5 ngày với tổng lượng mưa rất lớn, có khi bằng lượng mưa của cả tháng trong mùa hạ.

- Áp thấp nhiệt đới, tương tự như bão nhưng chênh lệch khí áp nhỏ nên tốc độ gió nhỏ 60km/giờ. Nhiều trường hợp áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão và ngược lại bão có thể chuyển thành áp thấp nhiệt đới. Hoạt động của áp thấp nhiệt đới giống như bão nhưng quy mô và cường độ thấp hơn.

- Rãnh thấp Tây Nam hình thành từ khối khí ẩm nhiệt đới Bắc ấn Độ Dươngvà hoạt động ở phía Tây lưu vực hoặc lấn sâu vào lưu vực sông Đà thành lưỡi áp thấp. Nếu gặp không khí lạnh trên cao sẽ gây mưa lớn.

- Vùng áp thấp gây mưa lớn và kéo dài, trên một vùng rộng, có thể gây lũ lớn. - Không khí lạnh hình thành từ vùng cao áp phía Bắc hoặc cao áp Thái Bình Dương. Không khí di chuyển xuống phía Nam nếu gặp áp thấp hoặc rãnh thấp sẽ gây mưa lớn.

- Gió Nam - Đông Nam của hệ thống rãnh hình thành hướng phía Tây tạo nên sự hội tụ gió ở Bắc Bộ. Hội tụ gió Đông Nam - Tây Nam cũng là nhiễu động thời tiết cũng có thể gây mưa lớn ở trung và hạ du các lưu vực sông Đà, Thao, Lô.

Thời tiết mưa ngâu trong hội tụ nội chí tuyến: Dải hội tụ nhiệt đới giữa mùa hạ đã vắt ngang qua lưu vực sông Hồng, gây ra thời tiết mưa không lớn lắm nhưng kéo dài từng đợt. Do không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao, hình thành một vùng mây dày đặc, chứa lượng nước lớn. Khi nó đi qua hay dừng lại ở đâu sẽ gây ra thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ hạ thấp. Trời u ám, nắng yếu, khi mưa tạnh, cũng có khi xảy ra mưa lớn tới hàng trăm mm. Loại hình này thường có chu kỳ, một đợt dăm ngày, cách nhau 5 ÷ 7 ngày có mưa rào và giông. Những năm không có mưa ngâu là những năm có lượng mưa bị giảm sút khá nhiều, khô hạn tăng lên. Như vậy loại hình thời tiết mưa ngâu cũng tham gia đáng kể vào quá trình gây lũ ở lưu vực sông Hồng.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w