- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.
d) Lũ sông Hồng
1) Cơ chế hình thành:
Từ Việt Trì đến Hà Nội, lũ trên sông Hồng là tổ hợp lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô, vì vậy tốc độ dòng chảy lũ ở Sơn Tây rất mạnh, Đạt VmaxTB = 2,6 m/s, VmaxMax = 3,45 m/s. Chỉ thua lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô. Cường suất nước lên tới 1,88 m/ ngày ở Sơn Tây và lớn hơn cường suất nước lên ở Hoà Bình. Biên độ mực nước năm lớn nhất Đạt tới 12,72 m, biên độ mực nước lũ Đạt 11,41 m ở Sơn Tây và chỉ khoảng 2 ÷ 3 ngày là Đạt tới đỉnh lũ, thời gian ngắn hơn khi lũ xuống tới 3 ÷ 4 lần.
Lũ sông Hồng cũng giống như sông Thao, Đà, Lô mang tính chất của lũ núi rõ rệt thường xảy ra nhiều ngọn liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng IV ÷ V biên độ lũ trong tháng VI có thể lên tới 5 ÷ 6 m, sang tháng VII, VIII các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất chưa rút hết đã chồng tiếp con lũ thứ 2... làm đỉnh lũ lên cao dần và thường Đạt đỉnh lũ vào tháng VIII sau đó mực nước hạ xuống dần. Vì thế khi mực nước sông Hồng đã ở mức cao từ 11,5 ÷ 12,5 m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớn trên diện rộng hay gặp bão thì sẽ xảy ra lũ đặc biệt như lũ tháng 8 năm 1971, rất nguy hiểm cho hệ thống đê dọc sông.
Tùy thuộc vào những trận lũ nhỏ hay lũ lớn trên lưu vực sông Hồng, theo thống kê thì lũ trên sông Đà chiếm tỉ lệ 37 - 69%, sông Lô chiếm 17 - 41,5% và sông Thao 13 - 30%. Bảng 2.4 thống kê tỷ lệ thành phần lũ 8 ngày của một số trận lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Hồng:
Bảng 1-9. Thành phần lượng lũ 8 ngày lớn nhất của nhánh sông Đà, Thao, Lô so với sông Hồng tại Sơn Tây của một số trận lũ lớn.
Năm Sông Hồng (sơn tây) Sông Đà (hòa bình) Sông Lô (vụ quang) Sông Thao (yên bái) Hmax Hà Nội (m) W8 (tỷ m3) % W8 (tỷ m3) % W8 (tỷ m3) % W8 (tỷ m3) % 8/1945 18,80 100 10,14 54,0 4,65 24,70 4,22 22,50 13.90* 7/1964 11,72 100 8,06 68,8 2,04 17,40 1,90 16,30 11,38 8/1968 12,96 100 5,04 38,8 3,26 25,40 3,61 27,90 12,03 8/1969 16,50 100 8,92 54,4 4,90 29,70 2,67 16,20 13,46* 7/1970 12,82 100 7,07 55,2 2,82 22,00 2,81 21,50 11,85 8/1971 19,60 100 7,35 37,5 6,68 39,10 9,46 22,90 14,62* 8/1978 9,25 100 4,37 47,0 2,04 22,00 2,50 26,90 10,92 7/1980 9,01 100 2,97 33,0 2,34 26,00 1,89 21,00 11,61 8/1983 9,23 100 4,98 54,0 2,68 29,00 1,54 16,70 11,87 9/1985 9,32 100 4,14 44,4 3,87 41,50 2,29 24,60 11,76 7/1986 13,14 100 6,70 51,0 4,73 36,00 2,29 17,40 12,15 8/1995 13,00 100 7,15 55,0 3,68 28,30 2,95 22,70 13.15* 8/1996 15,40 100 9,41 61,1 3,49 22,60 2,41 15,60 13,26*
Lũ lớn thường xuất hiện vào trung tuần tháng VIII, những trận lũ có mực nước vượt hoặc bằng mực nước thiết kế đê 13,4 m tại Hà Nội thường là do lũ lớn của 2 hoặc 3 sông tạo nên.
2) Các trận lũ lớn, điển hình:
Những trường hợp lũ lớn trên sông Hồng có thể xảy ra với trường hợp lũ đặc biệt lớn trên 1, 2 hoặc 3 sông hợp thành. Lũ trên lưu vực sông Hồng ngày càng gia tăng, chỉ trong vòng 30 năm từ 1969 - 1999 đã xuất hiện 3 trong 4 trận lũ lớn của thế kỷ 20. Riêng trên sông Đà trận lũ tháng 8/1996 là trận lũ lớn nhất trong thế kỷ với lưu lượng Qmax tại Hoà Bình 22.600 m3/s (trong khi đó trận lũ 8/1971 có Qmax = 16.200 m3/s, lũ 8/1945 có Qmax = 21.000 m3/s và lũ 8/1969 có Qmax = 15.800 m3/s). Thống kê các trận lũ lớn xảy ra trên hệ thống lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong vòng 100 năm nay như sau :
- Trận lũ tháng 8 /1971 (từ ngày 11 – 31/8/1971) là trận lũ lịch sử xảy ra trên lưu vực sông Hồng. Lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô xuất hiện đồng thời và lưu lượng đo được tại Sơn Tây là 34.200 m3/s (lưu lượng hoàn nguyên lũ là 37.800 m3/s). Trận lũ này có mực nước lớn nhất trong vòng từ 200 - 250 năm nay. có mực nước ở Hà Nội là 14,80 m và gây ra vỡ đê tại Kê Thượng, Lâm Thao, Nhất Trai và Cống Thôn. Lưu lượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sông như sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 16.100 m3/s vào ngày 18/8/1971. + Trên sông Thao, tại Yên Bái: 10.350 m3/s vào ngày 19/8/1971. + Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 15.850 m3/s vào ngày 19/8/1971.
- Trận lũ tháng 8/1996 (từ ngày 9 – 28/8/1996) là trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trên sông Đà. Lưu lượng đến hồ Hòa Bình là 22.650 m3/s, mực nước lũ lớn nhất ở Hà Nội là 12,47 m. Theo tính toán, nếu không có sự điều tiết của hồ Hoà Bình (cắt lũ) thì mực nước tại Hà Nội sẽ khoảng 13,46 m. Lưu lượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sông như sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 22.650 m3/s vào ngày 18/8/1996. + Trên sông Thao, tại Yên Bái: 4.410 m3/s vào ngày 24/8/1996. + Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 7.140 m3/s vào ngày 20/8/1996.
- Trận lũ tháng 8/1969 (từ ngày 12 – 26/8/1969), so với lũ năm 1971 thì đỉnh lũ năm 1969 không lớn bằng. Tuy nhiên trong trận lũ này lại xuất hiện 2 đỉnh lũ liên tiếp (lũ kép) trên cả 3 nhánh sông Đà, Thao, Lô và thời gian giữa hai đỉnh lũ chỉ cách nhau 3 – 3,5 ngày. Đây là trận lũ có dạng lũ nguy hiểm nhất, mực nước đo được tại Hà nội là 13,22 m và là trận lũ lớn thứ tư trên hệ thống sông Hồng. Lưu lượng đo được tại các nhánh sông như sau:
+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: đỉnh thứ 1 là 15.503 m3.s vào lúc 21h ngày 13/8/1969 và đỉnh lũ thứ 2 là 15.800 m3/s vào lũ 7h ngày 17/8/1969.
+ Trên sông Thao tại Yên Bái đỉnh thứ 1 là 5.650 m3/s vào ngày 13/8/1969 và đỉnh thứ 2 là 8.100 m3/s vào ngày 17/8/1969.
+ Trên sông Lô tại Vụ Quang đỉnh thứ 1 là 5.613 m3/s vào ngày 13/8/1969 và đỉnh thứ 2 là 6.280 m3/s vào ngày 17/8/1969.
- Trận lũ tháng 8/1945 có mực nước ở Hà Nội khoảng 13,90 - 14,10 m là trận lũ lớn thứ hai từ trước đến nay.
- Trận lũ tháng 7/1915 có mựcc nước tại Hà Nội là 12,60 m là trận lũ lớn thứ năm.
Ngoài ra còn có một số năm có mực nước ở Hà Nội vượt mức 12,0 m như các năm 1940, 1947, 1968, 1970, 1973 và 1986. Tính toán với liệt tài liệu 97 năm từ 1902 - 1998 tại Sơn Tây, lưu lượng lũ lớn nhất cùng với các chu kỳ tái diễn như sau (tài liệu phân tích đã đưa về trạng thái tự nhiên khi không vỡ đê và có hồ chứa trữ nước) :
Lũ 100 năm Qmax 1% = 37.600 m3/s Lũ 200 năm Qmax 0,5% = 41.300 m3/s - 41.500 m3/s Lũ 250 năm Qmax 0,4% = 42.000 m3/s - 42.600 m3/s Lũ 300 năm Qmax 0,33% = 44.200 m3/s - 45.000 m3/s Lũ 500 năm Qmax 0,2% = 48.000 m3/s - 48.500 m3/s Lũ 1000 năm Qmax 0,1% = 51.000 m3/s - 51.700 m3/s Lũ 10000 năm Qmax 0,01% = 66.200 m3/s - 66.800 m3/s
Trận lũ tháng 8/1971 có lưu lượng hoàn nguyên lớn nhất tại Sơn Tây 37.800 m3/s nay tính toán lại có tần suất 0,8% và chu kỳ tái diễn 125 năm (theo tính toán trước kia với liệt tài liệu khoảng 70 năm từ 1902 - 1972 thì trận lũ tháng 8/1971 có tần suất 0,4% và chu kỳ tái diễn 250 năm).