- Sau mỗi mùa mưa bão các địa phương cần tổ chức đánh giá ưu khuyết điểm công tác chuẩn bị, cũng như kết quả thực hiện phòng chống lụt bão và
a) Nguồn gây tác động
1) Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
* Chất thải:
- Lượng chất thải rắn sinh ra do quá trình thi công: Khi tiến hành xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình phòng chống lũ sẽ tạo ra một khối lượng đất đào đắp lớn, khối lượng đất thừa đó sẽ làm thay đổi chất lượng đất ở các khu vực được chọn làm bãi thải. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu khi các công trình hoàn thành thì chất lượng đất tại các khu vực bãi thải đó sẽ bị xấu đi.
- Lượng vật liệu phế thải phát sinh do quá trình di dân khỏi tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch: Khi thực hiện phương án thiết lập chỉ giới HLTL cho các tuyến sông sẽ phải thu dọn, giải phóng các vật cản bao gồm: Cây cối, một số cơ sở hạ tầng trên bãi,… sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn lớn làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái vùng ven sông.
* Nước thải:
Quá trình thi công thường tiến hành vào mùa khô, khi mực nước các sông trên địa bàn xuống thấp, lưu lượng dòng chảy nhỏ nên dễ bị ảnh hưởng xấu của lượng nước thải, rác thải trong quá trình thi công gây ô nhiễm cục bộ.
- Nước thải từ các lán trại thi công: Nước thải, rác thải từ các lán trại công nhân cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước thải này thường chứa các chất gây ô nhiễm như các chất cặn bã, lơ lửng, chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (hợp chất của N, P) và các vi sinh vật gây bệnh (coliform, Fecal.coliform).
- Nước thải từ các máy móc thi công: Quá trình thi công sẽ sử dụng rất nhiều máy móc, quá trình bảo dưỡng, vệ sinh và làm mát máy sẽ tạo ra một lượng nước thải chứa nhiều dầu mỡ , bên cạnh đó cũng xảy ra hiện tượng thất thoát dầu máy trong quá trình vận hành máy móc sẽ tạo ra một lượng nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm đất và nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Nước mưa cuốn trôi vật chất bề mặt trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công nếu gặp trận mưa lớn thì vật chất bề mặt sẽ dễ bị cuốn trôi xuống dòng chảy gây ô nhiễm cục bộ. Mặt khác do bề mặt đất đã bị bê tông và cứng hóa nên dòng chảy mặt thường tập trung nhanh gây ô nhiễm cục bộ các điểm xả thải vào sông. Do vậy cần chú ý vận hành các cống lấy nước dọc sông cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như số lượng nước cấp.
- Quá trình khoan, phụt làm nền công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ngầm do các chất bề mặt có nguy cơ cuốn trôi theo các hố khoan, phụt.
* Nguồn gây ô nhiễm không khí:
- Khí thải từ các phương tiện thi công như máy xúc, ủi, máy lăn đê sẽ làm ô nhiễm cục bộ môi trường thi công và vùng xung quanh. Các loại khí thải thường gặp trong quá trình thi công là TPS, NO2-, SO42-, CO, VOC,….
- Khí thải đặc biệt là hàm lượng bụi cao trong quá trình phá dỡ cơ sở hạ tầng phải di dời, đào đắp bãi và thi công đê, bối. Lượng bụi cũng có nguy cơ phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công.
- Lượng khí thải do hoạt động giao thông trên các tuyến đê, bối mới trong giai đoạn vận hành cũng gây ô nhiễm môi trường sống.
- Tiếng ồn từ các máy móc thi công (máy ủi, san, lu, rải, đầm, cần cẩu, máy hàn, trộn bê tông, gầu ngược….), các hoạt động giao thông phục vụ thi công cũng như các hoạt động giao thông trên các tuyến đường đê mới. Tiếng ồn trong quá trình thi công phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các loại máy móc nên được coi là nguồn điểm.
2) Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
- Quá trình thi công, nạo vét bờ, bãi có nguy cơ gây sụt, trượt bờ sông gây bồi lắng lòng sông cũng như nguy hiểm cho công nhân thi công.
- Các khu vực cảng và khu khai thác cát dọc sông sẽ gây tổn thưởng hệ sinh thái nước, làm mất nơi cư trú và có nguy cơ làm biến đổi hệ sinh thái vùng nghiên cứu.
- Thay đổi chế độ thủy văn của sông khi thực hiện các biện pháp công trình. Tuy nhiên các phương án quy hoạch đã tạo ra tuyến thoát lũ tốt nhất cho tuyến đê đồng thời đã quan tâm đến việc hướng dòng, tạo các luồng, lạch đủ sâu để phục vụ giao thông thủy đặc biệt trong mùa kiệt
- Sự cố môi trường xảy ra do khả năng cháy, nổ từ các kho chứa nhiên liệu (sơn, xăng, dầu…), hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc, thiết bị và lán trại thi công, sự cố do các tàu thuyền va chạm chướng ngại vật trên sông, sự cố tràn dầu từ các tàu thuyền, sự cố hư hại các chân cầu bắc các các tuyến sông, sự cố về tai nạn lao động trong quá trình thi công…