IV Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hồ chứa 664,000 2008-2015 VXây dựng, nâng cấp hệ thống công
b) Hiệu ích định tính
- Khi thực hiện quy hoạch phòng chống lũ sẽ góp phần hạn chế được những thiệt hại do ngập lụt trong mùa lũ, giảm ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh, cảnh báo các nguy cơ về sạt lở cho dân cư vùng bãi và vùng ven sông. Đây là những lợi ích khó có thể tính bằng tiền được.
- Dự án đã đề xuất các tiêu chí kỹ thuật về khai thác hiệu quả vùng bãi sông, tạo cơ sở phát triển bền vững và làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị, làm giảm sức ép về quỹ đất cho các hoạt động sản xuất và đề xuất cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý, cấp phép khai thác có liên quan đến dòng sông. Những lợi ích gián tiếp, lợi ích xã hội và môi trường này là rất lớn và hết sức quan trọng.
- Khi quy hoạch phòng chống lũ được duyệt sẽ là cơ sở để xây dựng và rà soát các quy hoạch ngành khác như quy hoạch đê điều, quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, …
3.6 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
3.6.1 Giải pháp huy động nguồn vốn
Vốn đầu tư để thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 ÷ 2020 là 7.900,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 790 tỷ đồng. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch, vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thể và có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thể huy động như:
a) Nguồn vốn
1) Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình, dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết, bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khả năng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng. Giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tập trung cho các dự án liên vùng. Thực hiện rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25 - 30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn sau 2015.
- Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ, nhưng có hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thủy lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC,.. khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.
- Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.
2) Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh):
Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình phòng chống lũ kết hợp với các mục đích khai thác kinh tế khác (đe kết hợp giao thông, hồ chứa kết
hợp thủy điện và nuôi trồng thủy sản,…). Huy động các nguồn lực từ dân và các doanh nghiệp, nhằm xã hội hóa công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.
3) Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư thành các cụm công trình hoặc công trình liên vùng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp giữa nhiệm vụ phòng chống lũ với các các mục tiêu phát triển kinh tế khác.