Xác định các trọng điểm diễn biến sông trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 100 - 101)

- Lũ 300 năm và lũ 500 năm có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

c) Xác định các trọng điểm diễn biến sông trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc

Theo kết quả quan trắc và theo dõi biến hình lòng dẫn sông Hồng từ Việt Trì đến Tráng Việt của Chi cục PCLB & QLĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc. Các trọng điểm diễn biến trên đoạn sông này được xác định như sau:

1) Khu vực kè Đại Định:

Khu vực kè Đại Định từ K2 + 00 ÷ K4+300 có chiều rộng lòng dẫn bị thu hẹp. Về mùa kiệt chiều rộng lòng dẫn trung bình từ 50 ÷ 60m. Dòng chủ lưu có hướng song song với bờ cách mép bờ từ 25 ÷ 30m. Sau khi mỏ kè số 1, 2 được tu sửa năm 2002 bãi cát phía bờ hữu cuối hệ thống kè bị sạt nhẹ trong mùa lũ. Hiện tại bờ sông khu vực kè Đại Định ổn định.

2) Khu vực từ K4 + 300÷K19+00:

Đoạn sông này có chiều rộng mặt nước lũ rộng 80 ÷ 100m. Dòng chủ lưu chuyển sang phía bờ hữu có hướng song song với bờ. Đoạn sông này có hình thành 2 bãi ven bờ rất lớn.

- Bãi thứ nhất từ K5 ÷ K12 có chiều rộng lớn nhất từ 2000÷ 2200m phía bờ tả hình thành lạch phụ trong mùa lũ. Cao trình đỉnh bãi từ 13.00÷14.00. Về mùa kiệt lạch phụ trở thành đoạn sông chết. Trong mùa lũ năm 2003 tại vị trí K3 ÷ K3 + 400 đê Bối tương đương với K6 đê tả Hồng bờ sông bị sạt lở đến sát chân đê Bối. Nguyên nhân sạt lở do địa chất bờ sông khu vực này lớp đất pha cát dày cộng với xu hướng tạo lòng mở rộng lòng dẫn ở lạch phụ. Tuy nhiên dòng chủ lưu của cả kiệt và mùa lũ hiện tại vẫn đi phía bờ hữu đang có xu hướng bồi nhẹ về phía thượng lưu bãi giữa từ K5 ÷

K8 phía bờ tả.

- Bãi ven bờ lớn thứ 2 dài 4.0Km từ K14÷K18 đê Bối tương đương với K14+500÷K18+500 đê tả Hồng. Chiều rộng bãi ven bờ từ 300 ÷ 450m cao trình bãi từ 6.50÷7.50

3) Khu vực kè Trung Hà – Thanh Điềm K19+00 ÷K35:

Đoạn sông khu vực kè Trung Hà - Thanh Điềm, có dòng chủ lưu mùa kiệt và mùa lũ đi sát bờ tả từ năm 2003 khu vực này đã được xây dựng tuyến kè lát mái dài 8,5km đến nay công trình đã hoàn thành. Hiện tại dòng chủ lưu có hướng song song với bờ nhưng phía thượng lưu kè Trung Hà dòng chảy chủ lưu cục bộ có hướng với bờ 1 góc 600. Ảnh hưởng của dòng chủ lưu đối với công trình kè mới được xây dựng cần được theo dõi chặt chẽ. Phía hạ lưu kè Thanh Điềm dòng chủ lưu có hướng sang bờ hữu và đang gây sạt lở phía bờ hữu.

Khu vực kè Trung Hà - Thanh Điềm từ năm 2003 đã hình thành bãi cát nhỏ phía thượng lưu và gây sạt nhẹ bãi cát bờ hữu. Tuy nhiên, dòng chủ lưu chưa có xu hướng ra xa bờ tả mà chuyển hướng cục Bộ gây nguy hiểm cho công trình kè đã được xây dựng.

Hiện tượng xói lở diễn ra có thể lý giải bởi chế độ thuỷ văn, thuỷ lực trên đoạn sông này rất phức tạp do tổ hợp lũ không cùng pha trên các nhánh sông chính Đà, Thao, Lô. Ngoài ra tác động của quá trình điều tiết nước lũ và vận hành phát điện theo chu trình ngày-đêm tại các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và Sơn La sẽ làm thay đổi cán cân dòng bùn cát làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình pháttriển tự nhiên của hình thái lòng dẫn. Hiện tượng xói lở có nguy cơ đe doạ sự an toàn củacác tuyến đê ngăn lũ phía bờ tả sông Hồng và uy hiếp trực tiếp nhiều khu dân cư phía ngoài đê các xã thuộc 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w