Các dạng thiên tai điển hình

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 57 - 59)

- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.

a) Các dạng thiên tai điển hình

* Lũ sông:

Lũ trên các hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ lũ của các sông Đà, Thao, Lô, Cầu phía thượng lưu. Vì vậy việc kiểm soát lũ trên địa bàn tỉnh là hết sức khó khăn và phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống đê điều. Hiện nay sông Thao qua địa phận Việt Nam chưa có công trình hồ điều tiết, nên lũ sông Thao đặc biệt nguy hiểm và hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa trên lưu vực cũng như quá trình điều tiết các hồ của Trung Quốc. Sông Lô đã có thuỷ điện Tuyên Quang tham gia điều tiết lũ; Sông Đà có thuỷ điện Hoà Bình và sau này thuỷ điện Sơn La tham gia điều tiết lũ. Sông Chảy có thuỷ điện Thác Bà.

* Sạt lở bờ sông:

Do tác động điều tiết dòng chảy của các nhà máy thủy điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La tình hình sạt lở bờ vở các tuyến sông trên địa bàn tỉnh sẽ hết sức phức tạp và xảy ra nhiều hơn hiện nay, đặc biệt hai bờ sông Lô, sông Hồng. Loại hình thiên tai này tuy khó xác giá trị thiệt hại chính xác, xong mức độ thiệt hại do nó gây lên là rất lớn, rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến an toàn hệ thống đê điều và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng bãi. Do tác động điều tiết nước của các hồ phía thượng lưu nên nhiều năm qua, nhất là từ cuối năm 2007 Vĩnh Phúc thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, cụ thể là:

- Sông Hồng: Đoạn từ kè Đại Định ÷ khu vực Cam Giá; kè Tiến Thịnh; kè Văn Khê. - Sông Phó Đáy: kè Cao Phong; kè Đình Chu.

- Sông Lô: kè Đôn Nhân.

* Ngập úng nội đồng:

- Trong các ngày 18 và 25-5-2008 đã xảy ra mưa lớn và tố lốc tại một số xã thuộc các huyện ven đê sông Hồng làm tốc mái 39 căn phòng, đổ sập 04 cái, gẫy 02 cột điện, 50 ha lúa và 48 ha hoa mầu bị hư hại. Ước thiệt hại: 1,5 tỷ đồng.

- Từ ngày 5 ÷7-8 : Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 nên hầu khắp các địa phương trong tỉnh đều có mưa rào và dông với lượng mưa phổ biến từ 100 ÷ 250 mm. Mưa lớn gây ngập úng nội đồng và lũ lớn trên các triền sông. Tổ hợp mưa - bão - lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương về người và tài sản. cụ thể là: đổ sập 16 nhà dân, làm ngập 523 ngôi nhà, hơn 3.000 ha hoa mầu bị hư hại, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều bị hư hỏng . Ước thiệt hại: 50 tỷ đồng.

- Từ 22 ÷26 -9: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 nên đã gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Mưa lũ đã làm 01 người chết, ngập úng một số diện tích lúa, hoa mầu và một số công trình thuỷ lợi nhỏ bị hư hại. Ước thiệt hại 1 tỷ đồng.

- Từ 31-10 ÷ 9-11-2008: Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ phía Bắc tràn xuống kết hợp với giải áp thấp từ phía Nam dịch chuyển lên gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến từ 500 ÷ 700mm. Đây là đợt mưa lớn lịch sử trong nhiều năm qua gây lũ lớn, ngập úng trên diện rộng, làm chết: 10 người; 08 người bị thương; sập đổ 150 căn nhà; làm đổ 817 công trình phụ; làm ngập 5.373 nhà; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều bị hư hỏng nặng; ngập úng 27.947 ha. cây trồng vụ đông; 5.487 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập; gần 140.000 gia cầm và hơn 4.000 gia súc bị chết. Tổng thiệt hại ước tính trên 650 tỷ đồng.

* Lũ quét và sạt lở đất:

Những địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có thể xẩy ra lũ quét: Các xã nằm 2 bên sông Phó Đáy là: Yên Dương, đạo Trù, Hợp lý, Bồ Lý và Bắc Bình. Thị trấn Tam đảo và các xã Hồ Sơn, Đại Đình, Minh Quang. Xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thuộc thị xã Phúc Yên.

Trong lịch sử chống chống lại thiên tai, Vĩnh Phúc từng phải gánh chịu nhiều trận lũ quét, lũ ống. Kể từ khi tái lập tỉnh ( 1997) đến nay trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc đã xẩy ra 2 trận lũ ống, lũ quét như:

- Đêm 21 rạng sáng22 /7/2000 trên con Suối Cả thuộc xã Đạo Trù- Lập Thạch có mưa rất to, tập trung trong vòng 03 giờ đã gây ra lũ quét. Lũ quét đã làm chết 2 người, mất tích 2 người, làm trôi 33 hộ dân, nhiều tài sản hoa mầu bị hư hỏng. Ước thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.

- Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, trong các ngày 3 đến 4/7/2001 có mưa lớn tại các xã Quang Sơn, Bắc Bình, Bồ Lý, Đạo Trù và Liễn Sơn. Mưa lớn đã gây ra lũ quét với biên độ lũ từ 4-5 mét. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 10 h ngày 4/7 đến 4h ngày 5/7/2001 nước lũ làm vỡ 4 đoạn thuộc tuyến đê hữu Phó Đáy và làm sạt mái hạ lưu đập Núi Dầu. Trận lũ quét đã làm chết 06 người, trôi 129 nhà, ngập 5.267 nhà, nhiều công trình thuỷ lợi, giao thông bị phá huỷ. Ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

* Lốc xoáy:

- Hồi 3 giờ ngày 22/3/2008 đã xảy ra lốc xoáy trên địa bàn huyện Lập Thạch, Tam Dương. Lốc xoáy đã làm chết 01 người, bị thương 05 người, làm đổ sập 52 nhà dân, làm tốc mái hàng nghìn ngôi nhà và gây hư hại nhiều diện tích lúa và hoa mầu. Lốc xoáy gây thiệt hại. Ước tính khoảng: 50 tỷ đồng.

- Ngày 13,14/9/2008 xảy ra dông sét và lốc xoáy tại các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường , Bình Xuyên và Lập Thạch làm 04 người chết, 05 người bị thương nặng, làm đổ sập và tốc mái nhiều nhà dân, làm chết nhiều gia cầm và gây ngập úng, hư hỏng nhiều diện tích lúa, cây vụ đông. Ước thiệt hại khoảng 5,5 tỷ đồng.

* Rét đậm, rét hại và hạn hán:

Do không khí lạnh tăng cường từ Trung Quốc tràn sang nên từ trung tuần tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 2008 đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần 40 ngày. Đợt rét kỷ lục này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh, cụ

thể là: 9.132 ha lúa mầu bị hư hại; 1.098 ha mạ xuân bị chết; 568 tấn cá thương phẩm bị chết; 2.672 con gia súc và 274.073 con gia cầm bị chết rét.

b) Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh

* Năm 2008:

Theo báo cáo tổng kết của văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Những thiệt hại chính xảy ra trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Người chết : 16 người

+ Người bị thương : 18 người

+ Nhà bị đổ sập : 223 nhà

+ Nhà bị tốc mái : 5.357 nhà

+ Nhà bị ngập lụt : 11.253 nhà

+ Công trình phụ bị đổ : 13.479 cái

+ Cột điện bị đổ : 1.218 cột

+ Lúa, hoa mầu bị hư hại : 40.844 ha + Công trình thuỷ lợi bị sói trôi : 23.557 m3 + Đê điều bị sạt trượt : 746 m.

+ Đê điều bị tràn : 12.000 m.

+ Công trình giao thông bị sạt lở : 107.571 m3 + Diện tích lúa, hoa mầu bị hư hại : 40.844 ha. + Diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập : 5,576 ha. + Cá giống bị chết rét : 568.000 kg + Gia súc bị chết rét, lũ cuốn trôi : 7.012 con. + Gia cầm bị chết rét, ngập lũ : 289.483 con

* Năm 2009:

Năm 2009 trên phạm vi toàn tỉnh tình hình thiên tai xảy ra giảm giảm nhiều về loại hình và mức độ thiệt hại so với năm 2008. Toàn tỉnh chỉ chịu ảnh hưởng của hạn hán và 2 trận lốc xoáy với cường độ hoạt động yếu, phạm vi hoạt động hẹp và thời gian hoạt động không dài nên mức độ ảnh hưởng và thiệt hại không nhiều. Những thiệt hại chính trong năm 2009 là:

+ Người chết : 01 người. + Người bị thương : 01 người. + Nhà bị đổ sập : 01 nhà. + Nhà bị tốc mái : 565 nhà.

+ Tường rào bị đổ : 45 m dài. + Hoa, rau mầu bị hư hại: 1.174 ha. + Diện tích lúa bị ảnh hưởng nhẹ (do thời gian ngập úng ngắn): 1.500 ha.

2.2.2 Các hình thế thời tiết điển hình gây lũ lụt và ngập úng

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w