Nhóm các giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 115 - 117)

- Khai thác cát sỏi bừa bãi trên các đoạn sông:

b) Nhóm các giải pháp phi công trình

1) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn:

Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài trong công tác phòng, chống lũ cho hạ du, nhằm tăng độ che phủ, chống xói mòn, chống cạn kiệt, phòng, chống lũ quét. Chú trọng công tác bảo vệ rừng và khai thác một

cách hợp lý, bảo đảm duy trì độ che phủ và tiếp tục trồng rừng bổ sung ở những nơi có điều kiện để tăng thêm diện tích được che phủ.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu phương hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Quản lý và bảo vệ chặt chẽ hơn 28.343 ha rừng (trong đó có 11896 ha rừng tự nhiên) rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, để phát huy tốt hơn cho khu nghỉ mát Tam Đảo, đồng thời góp phần làm giảm hiện tượng lũ lụt hàng năm vẫn xảy ra góp phần làm tăng lượng nước vào mùa kiệt và giữ ổn định môi trường sinh thái trong lưu vực.

- Khoanh nuôi hồi phục rừng trên các loại đất trống có cây rải rác và một phần đất trống cây bụi có khả năng gieo giống tự nhiên. Tổng diện tích khoanh nuôi là: 1.262,5ha trong đó: rừng đặc dụng: 903,1ha, rừng phòng hộ: 327,9ha, rừng sản xuất: 31,5ha.

- Trồng rừng ở những diện tích đất không có rừng sinh thái, đất trống cây bụi mà khả năng tái sinh phục hồi tự nhiên kém. Đến năm 2010 diện tích trồng là 2.500ha.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng 8.026ha rừng trồng chưa có trữ lượng, chưa khép tán, diện tích trồng từ 1999 trở lại đây.

- Xây dựng 273ha vườn rừng, trại rừng tại những lô đất ở gần làng, bản tiện đường giao thông để dễ quản lý, bảo vệ; những lô đất còn tốt, độ dốc nhỏ, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Ngoài ra trồng cây phân tán, xây dựng vườn ươm cây giống.

2) Trồng tre chắn sóng và trồng cỏ mái đê:

Công tác trồng tre chắn sóng và trồng cỏ trên các mái đê cần được tiếp tục nhân rộng trên tất cả các tuyến đê, kể cả bờ bao. Việc trồng tre và cỏ làm giảm đáng kể các hiện tượng sạt lở bờ sông và mái đê, mặt khác khi được giao quản lý người dân có thể khai thác nguồn lợi từ cây măng góp phần cải thiện cuộc sống.

3) Công tác thông tin tuyên truyền:

Trong công tác phòng chống lũ hạ du công tác thông tin tuyên truyền góp phần giảm bớt tổn thất về người và của cho nhân dân. Cần thiết phải tiến hành các đợt diễn tập, phổ biến kiến thức về PCLB để mọi cấp mọi ngành và toàn thể nhân dân thấy được đây là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực rất cần thiết của toàn xã hội. Từ đó mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ công trình phòng chống lũ cũng như tham gia tuyên truyền vận động mọi người có các phương án phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến mức tối thiểu nếu có xảy ra lũ bão. Để Đạt được mục tiêu trên công tác thông tin tuyên truyền cần phải:

- Thường xuyên thông báo về dự báo thời tiết khi có mưa lũ xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, đài, báo để nhân dân kịp thời phòng tránh.

- Thường xuyên thông báo các mực nước lũ dự báo để nhân dân, cơ quan phòng chống lụt bão và chính quyền trong vùng lũ tìm biện pháp kê kích hoặc sơ tán khi cần thiết.

4) Công tác tổ chức quản lý và hộ đê:

- Quan trắc khí tượng thuỷ văn: tổ chức tốt mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn phục vụ việc điều hành phòng chống lũ. Đây là thông tin hết sức quan trọng bởi nhờ nó có thể dự báo trước được khả năng lũ lớn trên các hệ thống sông ngòi của tỉnh.

- Cảnh báo dự báo: Trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ngoài biện pháp chống lũ bằng công trình thì công tác dự báo là hết sức quan trọng từ công tác dự báo giúp cho các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp biết trước được tình hình lũ lụt, thiên tai cũng như mức độ của nó để có biện pháp phòng, chống nhằm giảm bớt thiệt hại tối đa cho nhân dân trong vùng.

- Chỉ đạo, điều hành: Để chuẩn bị đối phó trước mùa mưa, lũ cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến cho mọi người dân để họ có hiểu biết cần thiết. tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm, triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống xuống các cơ sở xã, phường, đơn vị sản xuất, cụm dân cư. Tại các địa bàn xung yếu tổ chức thành lập đội xung kích gồm những người trẻ, khoẻ có điều kiện cơ động để sẵn sàng huy động khi cần thiết. ở những trọng điểm thực hiện chế độ thường trực 24/24giờ trong ngày trong suốt mùa mưa lũ để theo dõi đảm bảo mưa lũ.

5) Công tác tổ chức cứu nạn cứu hộ:

Cứu nạn, cứu hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn. Mạng lưới cứu hộ cứu nạn phải được tổ chức chặt chẽ tại trung ương đến đến địa phương, đầy đủ phương tiện như: Phao cứu sinh, bao tải cát, ... Phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh, người và tải cứu thương giải quyết sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường và chuyển đến bệnh viện với thời gian nhanh nhất. Hiện nay đã có Uỷ ban Cứu hộ cứu nạn quốc gia, có quân đội tham gia và tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, nên công tác phòng chống lũ lụt có nhiều tiện lợi.

6) Công tác triển khai của chính quyền địa phương:

- Củng cố Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

- Chỉ đạo các xã tổ chức đội xung kích ứng cứu, tổ y tế cơ động. Lực lượng này được huấn luyện thường xuyên sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng nhân dân nêu cao tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cứu hộ kịp thời.

- Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lũ lụt, lũ quét, nâng cao nhận thức trách nhiệm, chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w