Giải pháp cụ thể về sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 137 - 138)

IV Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hồ chứa 664,000 2008-2015 VXây dựng, nâng cấp hệ thống công

b) Giải pháp cụ thể về sử dụng nguồn vốn

1) Đối với hệ thống công trình lớn:

Các công trình đê từ cấp I đến cấp III, kè, hồ điều tiết lớn sẽ trình Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các Bộ, Ngành ở trung ương quản lý.

Công trình cải tạo, nâng cấp: tranh thủ các nguồn vốn ODA.

2) Đối với công trình loại vừa và nhỏ:

Công trình vừa và nhỏ sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu.

Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi đầu tư xây dựng xong có thể cho phép các thành phần kinh tế này tự quản lý khai thác để thu hồi vốn nhằm xã hội hóa công tác phòng chống lũ kết hợp với khai thác kinh tế (đắp đê kết hợp đường giao thông, kè bờ kết hợp công viên ven sông,…) trên địa bàn tỉnh.

3.6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng chống lũ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chính sách đầu tư: Xây dựng, tu bổ và nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong tu bổ hệ thống đê kè phòng chống lũ và sạt lở bờ.

- Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác phòng chống thiên tai với các chính sách xã hội trong việc giải quyết vấn đề ngập lũ, ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất, nhất là ở các khu vực ngoài bãi sông, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân.

- Chính sách xã hội hóa về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Tạo cơ chế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và khuyến khích sự tham gia của tất cả các nguồn lực xã hội trong và ngoài tỉnh trong công tác xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ, nâng cao nhận thức cộng đồng về lũ lụt và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

- Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, lấn chiếm bãi sông, gây ô nhiễm nguồn nước,... Nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và đối tượng hưởng lợi trong công tác phòng chống lũ.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w